Giáo án Tuần 12 - Khối 4

Giáo án Tuần 12 - Khối 4

TẬP ĐỌC “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI

I/ Mục tiêu:

 Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ( trả lời được câu hỏi 1,2,4 sgk ).

II/ Đồ dùng dạy học :

 + Tranh minh hoạ.

III / Hoạt động dạy và học :

 

doc 16 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 12 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 9 tháng11 năm 2009
TẬP ĐỌC “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I/ Mục tiêu:
 Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ( trả lời được câu hỏi 1,2,4 sgk ).
II/ Đồ dùng dạy học :
 + Tranh minh hoạ.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên
+Nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ?
 Bài mới:
Hoạt động 1 .Luyện đọc:
Chia đoạn
Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau. 
Hướng dẫn đọc từ khó, câu khó, giải nghĩa từ khó.
Gọi HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu.(chú ý toàn bài đọc chậm rãi)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+Trước khi chạy tàu thuỷ, ông đã làm những công việc gì?
+ Thành công của ông trong cuộc cạnh tranh với chủ tàu người nứoc ngoài là gì?
+Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế?( dành cho học sinh khá, giỏi)
Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Nội dung chính của bài là gì?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 
 HS thi đọc diễn cảm.
 Củng cố, dặn dò:
 Qua bài em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
Nhận xét tiết học.Dặn về nhà học bài .
3 HS đọc
1 vài HS trả lời.
+ HS đọc nối tiếp nhau
Đoạn 1 :Bưởi mồ côi.cho ăn học
Đoạn 2: Năm 21 tuổi.nản chí..
Đoạn 3:Bạch Thái Bưởi Trưng Nhị.
Đoạn 3 :Chỉ trong .người cùng thời.
+... làm thư ký cho một hãng buôn , sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in ,khai thác mỏ.
+Thành công là khách đi tàu của ông ngày càng đông..Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán tàu cho ông.Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu kĩ sư giỏi trông nom.
+ Là người giành được thắng lợi to lớn,lập những thành tích phi thường, mang lại lợi ích cho quốc gia.
+ Nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh.
+Ca ngợi Bạch Thái bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ.
+ HS luyện đọc.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I Mục tiêu :
 + Biết thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.
II/ Đồ dùng dạy học:
 + Bảng phụ. Vở bài tập, bảng con
III/ Hoạt động dạy và học :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS lên bảng chữa bài về nhà
 GV chấm một số vở. Nhận xét
 Bài mới:
Hoạt dộng 1 .HD tính và SS g/trị hai biểu thức
-viết lên bảng hai biểu thức:
4 x (3+5) và 4 x 3+4 x 5.
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
-Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?
-Vậy ta có: 4 x (3+5) = 4 x 3 +4 x 5.
Hoạt động 2. QT nhân một số với một tổng
-Nêu: 4 là một số.(3+5)là một tổng.Vậy biểu thức4 x (3+5) có dạng tích của một số(4) nhân với một tổng(3+5)
GV yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng (=):
 4 x 3+4 x 5
 Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào?
- Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thức 
a nhân với tổng (b+c).
 Hãy viết biểu thức thể hiện cách khác.
Vậy ta có: a x (b+c) = a x b + a x c
yêu cầu HS nêu lại quy tắc 
Hoạt động 3 : Luyện tập:
Bài 1: -HS tự làm bài.
Bài 2a ( 1 ý ) 2b. ( 1 ý )
-HS tự làm bài
- Trong hai cách trên , cách nào thuận tiện hơn? 
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tự làm.
Hướng dẫn HS tính nhanh một số nhân với 11.
Củng cố, dặn dò:Học bài, làm bài tập còn lại, chuẩn bị tiết sau.
-2 hs lên bảng.
1 HS lên làm cả lớp làm bảng con.
4 x (3+5) =4 x8 = 32.
4 x3 + 4x 5= 12+20 =32
-... bằng nhau.
+ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
 a x (b + c)
 a x b + a x c.
+ HS viết và đọc lại công thức trên
+ HS nêu như phần bài học trong SGK
+Giá trị của hai biểu thức luôn bằng nhau.
+ Tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
-Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh
**********************************
CHÍNH TẢ NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I/ Mục tiêu:
 + Nghe - viết đúng bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn.
 +Làm đúng bài tập 2a.
II/ Đồ dùng dạy học :
+ Bảng phụ.vở bài tập, bảng con.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS viết lại 4 câu tục ngữ
 Bài mới:
Hoạt động 1: .Hướng dẫn viết chính tả:
GV đọc đoạn văn trong SGK.
 Đoạn văn viết về ai?
+Câu chuyện kể về Lê Duy Ứng có gì cảm động?
Trong bài có những từ nào khó viết dễ sai?
Hoạt động 2 : Viết chính tả :
+GV đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết.
Đọc cho học sinh viết .
Hướng dẫn chấm bài chữa lỗi.
Hoạt động 3. Luyện tập:
Bài 2a.
Yêu cầu HS thi tiếp sức, mỗi HS điền 1 từ.
GV nhận xét, kết lời giải đúng.
Củng cố, dặn dò:
Nhận xét chữ viết của HS.
Dặn về nhà kể lại truyện Ngu Công dời núi cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng viết.
Lớp nhận xét.
Viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng.
+ Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
+quệt máu,triển lãm, mĩ thuật.,bảo tàng.
+HS viết bảng con.
+HS viết vào vở.
+HS trao đổi vở chấm. 
+ Các nhóm thi tiếp sức.
+Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười ,chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời , trái núi.
************************************************
LUYỆN TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
dm2; m2
I. MUC TIÊU:
- HS luyện tập nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Luyện tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích
II. ĐDDH:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG HS
* Hoạt động 1:
BT 1: Đặt tính rồi tính
96 x 50
280 x 30
12850 x 400
4200 x 200
* Hoạt động 2:
BT 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
6 m2 = dm2
500 dm2 = m 2
990 m2 = .dm2
2500 dm2 = m2
11 m 2 = .cm2
15dm2 2 cm2 = .cm2
* Hoạt động 3:
BT 3: Giải bài toán:
Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 150 m và chiều rộng 120 m. Tính chu vi và diện tích của sân vận động.
* Hoạt động cá nhân, lớp
- HS làm bài vào tập
- 4 HS lên bảng sửa bài, nêu cách nhân
* Hoạt động cá nhân
- HS nêu yêu cầu , làm bài vào VBT trang 65
- 1 em làm bảng phụ
- HS nêu lại mối quan hệ giữa m2, dm2, cm2.
* Hoạt động cá nhân, lớp
- HS đọc bài tập 
- Làm bài cá nhân, 1 em làm bảng phụ
- Nhận xét bài bạn, sửa bài
Nhận xét tiết học:
 *******************************************
 Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
I/ Mục tiêu:
 Biết thêm một số từ ngữ( kể cả tục ngữ , từ Hàn Việt) nói về ý chí , nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng chí theo 2 nhóm nghĩa )( BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực( BT2); điền đúng một số từ ( nói về ý chí , nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn vcăn ( BT3) ; hiểu ý nghiã chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học ( BT4)
II/ Đồ dùng dạy học 
 +Phiếu học tập. vở bài tập, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là tính từ ?cho ví dụ.
 Gọi HS đặt câu có tính từ.
Bài mới: 
Hoạt động 1: Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
Gọi HS lên bảng.
GV kết từ đúng: 
Chí có nghĩa là rất , hết sức(biểu thị mức độ cao nhất )chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Hoạt động 2 . Bài 2:
HS thảo luận nhóm đôi
Làm việc liên tục bền bỉ là nghĩa của từ nào?
+ Chắc chắn, bền vững khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? 
+ Có tình cảm rất chân tình , sâu sắc là nghĩa của từ nào?
Hoạt động 3. Bài 3:
Yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét kết từ đúng:nghị lực,nản chí, quyết tâm. Kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng,.
Hoạt động 4. Bài 4:
HDHS trao đổi , thảo luận ý nghĩa của 3 câu tục ngữ,
GV nhận xét chốt ý đúng
Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết họcDặn về nhà 
3 HS lên bảng.
1 HS lên bảng làm . cả lớp làm vở nháp.
Lớp nhận xét
+Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực.
+Là nghĩa của từ kiên trì.
+Là nghĩa của từ kiên cố.
+Là nghĩa của từ chí tình , chí nghĩa.
( nếu có thể cho hs đặt câu với các từ trên).
HS đọc lại toàn đoạn văn.
a-Vàng phải thử trong lửa mới biết thật hay giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực tài năng.
b- Từ nước lã mà làm thành hồ . Từ tay không mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài ba giỏi giang.
C -Phải vất vả lao độngmới gặt hái được thành công, không phải tự dưng mà thành đạt, được người hầu hạ cho.
 *************************************
TOÁN MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU 
I Mục tiêu : Giúp HS 
 Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với một số 
 Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu vơi smột số.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ để viết sẵn nội dung bài tập 1 trang 67 SGK 
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Bài cũ:
-Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất: 159 x 54 + 159 x 46
 12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 
 Bài mới: 
Hoạt động 1: Tính và SS giá trị của 2 b/thức 
GV yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức 
-Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so sánh với nhau ? 
Vậy ta có : 3 x ( 7- 5 ) = 3 x 7 +3 x 5 
Hoạt động 2. QT một số nhân với một hiệu 
(Giảng như SGV)
Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu , ta có thể làm thế nào? 
- Gọi số đó là a , hiệu là ( b-c) hãy viết biểu thức a nhân với hiệu ( b-c) 
Hãy viết biểu thức thể hiện cách khác. 
 vậy ta có : a x (b-c) = a x b – a x c 
yêu cầu HS nêu lại quy tắc
 Hoạt động 3: Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài 
hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một hiệu 
Bài 3:
 -Gọi HS đọc đề
- Bài toán yêu cầu gì?
-Y/c hs làm bài vào vở
 Củng cố , dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại tính chất nhân một số với một hiệu
-Nhận xét giờ học.
-Dặn hs về nhà làm bài 4 – CBB: Luyện tập 
-2HS lên bảng làm bài ,HS dưới lớp làm vở nháp
3 x ( 7-5) =3 x 2 = 6 
3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6 
Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau 
-Chúng ta có thể lần lượt nhân số đó với một số bị trừ , rồi trừ 2 kết quả cho nhau 
 a x (b-c ) ; a x b – a x c 
HS viết và đọc lại công thức bên 
HS nêu như phần bài học trong SGK
1HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở 
 Bài giải:
 Số giá để trứng còn lại sau khi bán là:
 40 –10 = 30 (giá)
 Số quả trứng còn lại là:
 175 x 30 = 5250 (quả)
 Đáp số: 5250 quả 
***************************************
TẬP LÀM VĂN KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I/ Mục tiêu :
 N ... g của trò
Hoạt động 1 : Bài 1 :
 - Động từ là gì ? Cho ví dụ .
Hoạt động 2: Bài 2.
 - Tính từ là gì ? Cho ví dụ.
Hoạt động 3: Bài 3.
 - Tìm 2 động từ chỉ hoạt động, 2 động từ chỉ trạng thái.rồi đặt câu với động từ đó.
Hoạt động 4: Bài 4.
 - Tìm 2 tính từ chỉ màu sắc, 2 tính từ chỉ tính chất, 2 tính từ chỉ đặc điểm con người, 2 tính từ chỉ trạng thái rồi đặt câu với tính từ đó.
Dặn dò : Về nhà xem lại bài tập , chuẩn bị tiết sau.
Học sinh trả lời miệng.
Tiến hành tương tự bài 1
Học sinh làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
Tiến hành tương tự bài 3
 **************************************************
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ (tt)
I .Mục tiêu :
 + Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.( ND ghi nhớ )
Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất ( BT1, mục III ); bước đầu tìm được một só từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được ( BT2,BT3, mục III)
 II. Đồ dùng dạy học :
 + Bảng phụ. Vở bài tập, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Kiểm tra bài cũ:
Đặt câu với từ:quyết tâm, quyết chí.
Nói ý nghĩa của câu tục ngữ: Lửa thử vàng gian nan thử sức.
 Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1 :
Gọi HS đọc 
+Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
Kết luận:Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất
Bài 2:
-Gọi HS đọc
Hướng dẫn tự làm bài .
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Cho HS nêu ví dụ
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1 : 
-Y/c gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
Bài 2:
--Cho hs trao đổi nhóm đôi và tìm từ
-Nhận xét - chốt lại ý đúng
Bài 3:
-Gọi hs đọc y/c
-Y/c hs đặt câu và đọc câu của mình
Nhận xét và sửa câu cho hs.
 Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét giờ học -Dặn hs CBB sau
2 HS đặt câu.
1 HS trả lời
1 HS đọc
HS thảo luận nhóm đôi.
a-Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường.
b- Tờ giấy này trăng trắng:mức độ trắng ít.
c-Tờ giấy này trắng tinh:mức độ trắng cao.
+mức độ trắng TB thì dùng tính từ trắng, ở mức độ ít trắng thì dùng TL trăng trắng, ở mức độ trắng cao thì dùng TG trắng tinh.
-HS trao đổi nhóm đôi.
+Thêm từ rất vào trước TT trắng = rất trắng.
+Tạo ra phép SS bằng cách ghép từ hơn ,nhất với TT trắng=trắng hơn, trắng nhất.
-3 hs đọc.
-VD: Tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao quá, cao hơn, cao nhất, to hơn
 thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, lẫy hơn, tinh khiết hơn.
-Cho đại diện nhóm lên trình bày.
+ Đỏ : đo đỏ, đỏ rực, đỏ chon chót, đỏ tím,... 
. Rất đỏ, đỏ lắm, 
+Cao: cao cao, cao vút, ... 
+Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng,... 
-Lần lượt đọc câu mình đặt:
*****************************************
TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
 I / Mục tiêu :
 Biết cách nhân với số có hai chữ số.
 Biết giải bài toán liên quan đến phếp nhân với số có hai chữ số.
II /Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ.vở bài tập, bảng con.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
-Treo bảng phụ ghi đề toán: Một bếp ăn có 45 bao gạo , mỗi bao đựng 50 kg gạo .Bếp đã nấu hết 15 bao. Hỏi bếp ăn còn lại mấy tạ gạo?
-GV nhận xét ghi điểm
 Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép nhân 36 x 23
viết: 36 x 23
Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính
-Để tránh thực hiện nhiều bước ta tiến hành đặt tính nhân theo cột dọc. Em nào có thể đặt tính 
 36 x 23?
- Nêu cách đặt tính theo cột dọc và hướng dẫn thực hiện
-Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
Hoạt động 2:Luyện tập:
Bài 1( a,b,c):
-Bài tập yêu cầu làm gì?
-HS làm vào vở
Bài 3:
Gọi HS đọc đề 
Lớp tự làm 
GV chữa bài.
Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét giờ học - Dặn hs CBB: Luyện tập
-1hs lên bảng làm, lớp làm vở nháp
 Giải:
Số tạ gạo còn lại là:
(45 – 15) x 50 =1500( kg )= 15 (tạ)
 Đáp số: 15 tạ
-HS nhắc lại đề.
-HS tính: 36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
1 HS lên bảng đặt tính . Cả lớp làm vở nháp
+ HS theo dõi
1 HS lên bảng lớp làm bảng con.
-HS nêu như SGK
+ Đặt tính rồi tính.
Lớp làm vào vở
86 x 53 =4558, 33x 44 = 1452
157 x 24 = 3768 , 1122 x 19 = 21318
1 HS lên bảng cả lớp làm vở.
 Giải:
Số trang của 25 vở cùng loại là:
 48 x 25 = 1200 (trang )
 Đáp số: 1200 trang
 ***********************************
LUYỆN TIẾNG VIỆT : ( TLV) MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI 
 TRONG VĂN KỂ CHUYỆN
I/Mục tiêu : 
Giúp học sinh củng cố về cách mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
Biết vận dụng vào viết một bài văn kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học :
Vở bài tập, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
 Nêu các cách mở bài trong văn kể chuyện.
Hoạt động 2: 
 Nêu các cách kết bài trong văn kể chuyện.
Hoạt động 3 :
 Hãy viết kết bài mở rộng cho câu chuyện : “Những hạt thóc giống”
Hoạt động 4: 
 Hãy viết kết bài mở rộng cho câu chuyện : Vẽ trứng
Hoạt động 5 :
 Thực hành làm miệng mở bài trực tiếp và gián tiếp câu chuyện Thỏ và Rùa.
Hoạt động nhóm 2 trả lời
Hoạt động cá nhân, trả lời.
Học sinh làm vào vở, 1 em làm vào bảng phụ
Tương tự baì 3
Hoạt động nhóm 2 trình bày miệng.
************************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
 CỦA TRẺ EM
I/ Mục tiêu : 
Giúp học sinh biết quyền và bổn phận của trẻ em.
Giaó dục cho học sinh biết những bổn phận của mình và có những quyền của bản thân.
II/ /Đồ dùng dạy học :
Tài liệu về Quyền và bổn phận của trẻ em .
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về Quyền của trẻ em.
 Đọc cho học sinh nghe tài liệu về Quyền của trẻ em .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bổn phận của trẻ em.
 Đọc cho học sinh nghe tài liệu về bổn phận của trẻ em.
Hoạt động 3 : Xử lí tính huống:
 Nêu tình huống , học sinh giải quyết tình huống.
 Ví dụ : Một bà ở cạnh xóm em có một đứa con gái 11 tuổi nhưng bà không cho con đi học, vì bà nói rằng: Con gái học làm chi, lớn rồi cũng có chồng thôi. Em sẽ nói gì với bà mẹ ấy ?
Học sinh lắng nghe
Học sinh lắng nghe
Học sinh thảo luận nhóm 2 , giải quyết tình huống
Có thể đóng vai thể hiện tình huống đó .
***********************************
 Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN ( kiểm tra viết ) 
I/ Mục tiêu :
 +Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài , có nhân vật, sự việc, cốt truyện
 ( mở bài, diễn biến, kết thúc).
Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) 
II/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện 
III/Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra giấy bút HS 
Thực hành viết: 
sử dụng 3 đề gợi ý trang 124 SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS 
Lưu ý ra đề 
 + Ra 3 đề để HS tự chọn khi viết bài 
 + Đề 1 là đề mở 
 + Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học 
-Cho HS viết bài 
Thu chấm 1 số bài 
Nêu nhận xét chung 
Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau.
-Tổ trưởng kiểm tra
-Đọc thầm 3 đề bài GV ghi trên bảng, chọn đề để làm.
-Làm bài vào vở
*************************************
TOÁN LUYỆN TẬP
 I / Mục tiêu : 
 + Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
 + Vận dụng được giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
II / Đồ daùng dạy học :
 Bảng phụ. Vở bài tập, bảng con.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng
-GV nhận xét
Bài mới:
HDHS Luyện tập:
Hoạt động 1: Bài 1:
-Gọi hs đọc y/c bài
-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi làm
-Chữa bài - Y/c 3 hs lần lượt nêu cách tính của mình
 Hoạt động 2 : Bài 2(cột 1,2)
GV kẻ bảng như SGK
-Y/c hs nêu nội dung từng dòng trong bảng
- Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng
Hoạt động 3 :Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề.
Yêu cầu HS tự làm
C1 Bài giải: C2 Bài giải:
 Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là: 24 giờ có số phút là: 
 75 x 60 = 4500 (lần) 60 x 24 = 1440 (phút) 
 Số lần tim người đó đập trong 24giờ là: Số lần tim người đó đập trong 24giờ là:
 4500 x 24 = 108 000 (lần) 75 x 1440 = 108 000 (lần) 
 Đáp số: 108 000 (lần) Đáp số: 108 000 (lần)
Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn hs làm cấ bài còn lại chuẩn bị bài :Giới thiệu nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
HS thực hiện phép nhân
89 x 16 , 78x 32
-HS nhắc lại đề.
- Đặt tính rồi tính
3 HS lên bảng.lớp làm vào vở
17 x 86 = 1462, 428 x 39 = 16692
2057 x 23 = 47311
-Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới cho biết giá trị của biểu thức m x 78
+ Thay giá trị của m vào biểu thức m x 78 để tính.
HS tự làm vào vở
-1hs đọc
HS làm vào vở.
**************************************
LUYỆN TẬP TOÁN: ÔN TẬP
I/ Mục tiêu :
 Giúp học sinh ôn tập củng cố về nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, nhân với số có 2 chữ số, giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học :
Vở bài tập, bảng con, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Bài 1.
Tính bằng 2 cách :
15 x ( 12 + 4 ) 
60 x ( 28 + 3 )
72 x ( 48 + 6 )
85 x ( 15 + 8 )
69 x 45 – 3 )
66 x ( 72 – 8 )
Hoạt động 2 : Bài 2
Đặt tính rồi tính :
x 15 ; 138 x 26 ; 522 x 48 
Hoạt động 3 : Bài 3 :
Một lớp học có 35 học sinh, mỗi học sinh mua 19 quyển vở, Tính số vở của lớp đó.
Học sinh lần lượt lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
Học sinh làmvào vở, 1 em làm vào bảng phụ.
1 em lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập.
Giải :
 Số vở lớp đó có là :
x 19 = 665 ( quyển )
Đáp số : 665 quyển
*****************************************************
 SINH HOẠT LỚP - Tuần 12
I. Mục tiêu
Học sinh nắm được ưu điểm, tồn tại của các hoạt động trong tuần học 12
Biết kế hoạch tuần 13 để thực hiện tốt.
	II. Các hoạt động tập thể
*Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động tuần qua
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình đánh giá hoạt động của tổ: nói rõ ưu điểm, tồn tại về các mặt hoạt động: học tập, lao động, hoạt động tập thể.
- Đại diện từng tổ báo cáo về tổ mình.
- Lớp trưởng đánh giá chung về học tập, nề nếp, lao động- vệ sinh.
- GV nhận xét chung
* Lớp bình bầu tuyên dương hs chăm ngoan, tiến bộ 
Phê bình, nhắc nhở những em chậm tiến 
*Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 
GV phổ biến kế hoạch - HS lắng nghe để thực hiện tốt.
Dặn hs thực hiện tốt kế hoạch tuần 13
Tổng kết: Cả lớp hát một bài.
*************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc