TẬP ĐỌC
Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
- Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc giọng diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, chậm rái, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: Chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi trong sgk.
Tuần 19 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 tập đọc Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng I. Mục tiêu: - Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc giọng diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, chậm rái, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: Chú hề, nàng công chúa nhỏ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi trong sgk. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. Đ1: 8 dòng đầu, Đ2: tiếp theo đến tất nhiên là bằng vàng. Đ3: Phần còn lại. - Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lối phát âm cho học sinh, nhắc học sinh đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng. - Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. - Giáo viên đọc lại bài văn. b. Tìm hiểu bài: Câu 1: (Công chúa muốn có được mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi bệnh ngay nếu có được mặt trăng.) Câu 2 : (Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn lấy mặt trăng cho công chúa.) Câu 3: (Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hện được.) Câu 4: Tại sao họ cho rằng đó là đòii hỏi không thể thực hiện được? (Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng trăm nghìn lần đất nước của nhà vua.) Câu 5: (Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. Mặt trăng treo ngang ngọn cây. Mặt trăng được làm bằng vàng.) Câu 6: (Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây truyền vàng để công chúa đeo vào cổ.) - Học sinh rút ra đại ý của bài. c. Luyện đọc diễn cảm - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc một đoạn theo cách phân vai. (Từ: Thế là chú hề đến gặp công chúa..... Tất nhiên là bằng vàng rồi.) - HS luyện đọc theo nhóm - HS thi đọc diễn cảm. - GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. Toán Tiết 81: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng: + Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. + Giải bài toán có lời văn. - Giáo dục các em ý thức học tốt. `II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi một em lên làm bài số 3. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính - Giáo viên cho học sinh làm ra bảng con giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: a) 54 322 : 346 = 157 25 275 : 108 = 86679 : 214 = Bài 2: Cho học sinh tóm tắt vào vở rồi làm, đại diện một bạn làm ra bảng phụ trình bày bài: - Tóm tắt: 240 gói: 18 kg 1 gói : .....g ? 18 kg = 18000 g Số gam muối trong mỗi gói là: 18 000 : 240 = 75 (g) Đáp số: 75 g Bài 3: Tóm tắt Diện tích : 7140 m2 Chiều dài: 105 m Chiều rộng: ....m? Chu vi :.... m? - Cho học sinh làm vở , một em lên bảng làm giáo viên nhận xét chốt lại kết quả: Chiều rộng của sân vận động là: 7140 : 105 = 68(m) Chu vi của sân vận động là: (105 + 668 ) x 2 = 346(m) Đáp số: 68m; 346 m. 4.Củng cố - Dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập 4 vào vở. lịch sử Ôn tập I - Mục tiêu Giúp HS ôn tập , hệ thống các kiến thức lịch sử : - Bốn giai đoạn : Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý , nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê. - Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình II - Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập của từng HS . - Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19 III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê ?. - Em hãy nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu các tác giả của các công trình đó ở thời Hậu Lê ? GV nhận xét và cho điểm HS B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1 :Các giai đoan lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỷ XV - GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu - GV nêu câu hỏi : + Em hãy nêu các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 ? + Em hãy cho biết các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến thế kỷ thứ XV ( Thời gian , tên nước , kinh đô ) + Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ( Thời gian , tên sự kiện ) - GV gọi HS trình bày * Hoạt động 2 : Thi kể về các sự kiện, Nhân vật lịch sử đã học - GV giới thiệu chủ đề cuộc thi , sau đó cho HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử , các nhân vật lịch sử mà mình đã chọn . GV gợi ý : + Kể về sự kiện lịch sử : sự kiện đó là sự kiện gì ? Xảy ra lúc nào ? Diễn biến chính của sự kiện ? ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó ? + Kể về nhân vật lịch sử : Tên nhân vật đó là gì ? Nhân vật đó sống ở thời kỳ nào ? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà ? GV tổng kết cuộc thi , tuyên dương những HS kể tốt 3. Củng cố – Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Chiều Đạo đức Tiết 17: Yêu lao động (tiết 2) I. Mục tiêu: - Học sinh tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với bản thân. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. - Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học Sách đạo đức 4. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hoạt động khởi động a. Kiểm tra bài cũ: - Hai em nêu nội dung bài tiết 1. GV nhận xét và ghi điểm. b. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động1: Làm việc theo nhóm đôi bài tập 3. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm một số gương lao động. - Cách tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. + Học sinh thảo luận nhóm hai. + Vài nhóm trình bày trước lớp, nhận xét. - GVKL: Có nhiều gương trong mọi lĩnh vực mà chúng ta cần học tập 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân bài tập 4. Mục tiêu: Biết thêm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lao động. - Cách tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu. + Học sinh trình bày bài đã chuẩn bị. GVKL: Nhận xét khen những học sinh có bài hay tốt. 4. Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi bài tập 6. Muc tiệu: Học sinh nói về mơ ước và hướng phấn đấu đúng đắn để thực hiện ước mơ ấy. + Cách tiến hành: - Giáo viên nêu yêu cầu. Học sinh thảo luận nhóm 2, nói trước lớp, học sinh nhận xét. - Giáo viên kết luận: Em có ước mơ đẹp và có hướng phấn đấu đúng đắn. 4. Hoạt động 4: Trình bày bài viết, vẽ tranh. BT5. Mục tiêu: Trình bày bài viết, bài vẽ của mình. - Cách tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu. + Học sinh giới thiệu bài viết, bài vẽ của mình, lớp nhận xét. - GVKL: Khen học sinh có bài viết hay, vẽ đẹp có nội dung về bài học. 5. Hoạt động nối tiếp: Thực hiện mục thực hành SGK. - Nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài. Tin học GV chuyên soạn giảng. Thể dục Tiết 33: Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản - Trò chơi: Nhảy lướt sóng. I. Mục tiêu - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Trò chơi “ Nhảy lướt sóng”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình. - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao. II. Đồ dùng dạy học: - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung T.g Phương pháp 1. Phần mở đầu: a) ổn định b) Khởi động c) Trò chơi: Bỏ khăn 2. Phần cơ bản: a) ôn bài tập rèn luyện tư thế cơ bản c.Trò chơi: Nhảy lướt sóng 3. phần kết thúc: a) Thả lỏng b) Củng cố nội dung bài c) Dặn dò 6-10 2 2 2 8-22 14-16 5-6 4-6 - Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học: - Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân. - Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động. - Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng -HS tiến hành tập cả lớp khoảng 4 lần 8 nhịp. - HS quan sát và tập theo - GV chia tổ cho HS tập luyện - HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng. - GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS - HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ - GV nhận xét và đánh giá chung - Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi. - HS chơi thử một lần - HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát lớp - Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. - Giáo viên và học sinh hệ thống bài. - Giáo bài tập về nhà. Sáng Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2009 tập đọc Tiết 34: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể linh hoạt, phân biệt lời các nhân vật. - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài. - Nội dung: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn về thế giới xung quanh giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn. - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi trong sgk. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. Đ1: 6 dòng đầu, Đ2: 5 dòng tiếp; Đ3: 12 dòng cuối. - Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lối phát âm cho học sinh, nhắc học sinh đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng. - Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. b. Tìm hiểu bài: Câu 1: (Nhà vua lo lắng vì đêm có mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, nhận ra mặt trăng treo trên cổ là giả, sẽ ốm lại.) Câu 2 : (Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được.) -ý 1: Nhà vua lo công chúa sẽ ốm trrở lại. Câu 3: (Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.) ? Công chúa trả lời như thế nào? (Khi ta mất một trước răng, trước mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên... Mặt trăng cũng như vậy, mọi thức đều như vậy.) ? Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? (Chọn ý c.) - ý 2: Cách nhìn của trẻ em về t ... g lớp trưởng kiểm tra và đánh gía kết quả các tổ đã hoàn thành. - GV nhận xét chung và tuyên dương những tổ, cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao. - HS cất dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân. 3.Hoạt động kết thúc. - GV tập hợp lớp tổng kết giờ học. - Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau. Sáng Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2008 Toán Tiết 84 : Dấu hiệu chia hết cho 5 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5. - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5. - Giáo dục các em ý thức học tốt. `II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi 1 em lên làm bài 3. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài a) Hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5. - Giáo viên cho học sinh nêu ví dụ về các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5. 20 : 5 = 4 41 : 5 = 8 (dư 1) 30 : 5 = 6 32 : 5 = 6 (dư 2) 40 : 5 = 8 53 : 5 = 10 (dư 3) 15 : 5 = 3 44 : 5 = 8 (dư 4) 25 : 5 = 5 46 : 5 = 9 (dư 4) 35 : 5 = 7 19 : 5 = 3 (dư 4) b) Dấu hiệu chia hết cho 5 HS nhận xét các ví dụ trên những chữ số tận cùng của các số chia hết cho 2 có đặc điểm như thế nào? - Các số có chữ số tận cùng là o hoặc 5 thì chia hết cho 5. - Chú ý: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5. 3. Thực hành: Bài 1: Cho học sinh làm bài cá nhân giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: số chia hết cho 5: 35; 660; 3000; 945; Số không chia hết cho 5: 8; 57; 4674... Bài 2: Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm: 155. 3580; 350; 355; Bài 4: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: Số vừa chia hết 5 vừa chia hết 2: 660; 3000; Số nào vừa chia hết cho 5 nhưng không chia hết 2: 35; 945. 4.Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học. Chính tả ( nghe viết) Tiết 17: Mùa đông trên rẻo cao I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng chính tả bài: Mùa đông trên rẻo cao. - Viết đúng từ ngữ có âm đầu dễ lẫn l/n. - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (Gọi 2 em chữa bài tập 2a, b) B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết - Giáo viên đọc bài viết SGK học sinh theo dõi. ? Cảnh vật mùa đông trên rẻo cao như thế nào? (Có mưa bụi, hoa rau cải, suối cạn nước, lá vàng rụng hết) Cho học sinh viết bảng con từ khó: trườn xuống, chút bạc, khua lao xao. Giáo viên nhắc nhở các em cách trình bày bài viết chính tả. Giáo viên đọc, học sinh viết chính tả. Soát bài. Giáo viên chấm và chữa bài. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2: a) Cho học sinh làm vở bài tập, chữa và nhận xét bài viết của học sinh chốt lại kết quả đúng: - Loại nhạc cụ – lễ hội – nổi tiếng. Bài 3: Cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét : (giấc mộng, làm người, xuất hiện nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo.) 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn dò học sinh về nhà làm lại bài tập 2 vào vở. Kĩ thuật Ôn tập cắt , khâu ,thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1 ) i. mục tiêu - Đánh giá kiến thức khâu , thêu qua mức độ hoàn thành sảnn phẩm tự chọn của HS - - Đánh giá kĩ năng về khâu thêu của HS . - Yêu thích môn học . ii. Đồ dùng dạy họC - Tranh qui trình thêu của các bài trong chương . - Một số tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của các tiết học trước. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 - GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu , thêu đã học . - GV nêu câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu , khâu thường , khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường , khau đột thưa , khâu đột mau , khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột , thêu lướt vặn , thêu móc xích . - Các HS khác nhận xét , bổ sung . - GV nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức đã học về cắt , khâu thêu . 3.Hoạt động 2: Thực hành - GV yêu cầu HS tự lựa chọ một sản phẩm mình yêu thích để cắt khâu thêu - HS thực hành theo yêu cầu. - GV quan sát lớp và hướng dẫn thêm cho HS yếu. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV và cả lớp đánh giá sản phẩm 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Bài 13 ( tiếp theo ) Luyện từ và câu Tiết 34: Vị ngữ trong câu kể ai làm gì? I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu : 1. Trong câu kể Ai là gì? VN nêu hoạt động chả người hay vật. 2, Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết nội dung bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : Bài 3. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nhận xét - Học sinh đọc tiếp nối nhau nội dung của bài tập, cho học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu cầu bài tập. - Yêu cầu1: cho học sinh đọc thầm đoạn văn tìm câu kể. Giáo viên nhận xét và chốt lại. Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Câu 2: Người các thôn bản kéo về nườm nượp. Câu 3: Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng. - Yêu cầu 2, 3. Cho học sinh suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở, giáo viên chốt Kl: Câu Vị ngữ trong câu ý nghĩa của vị ngữ 1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. đang tiến về bãi. Nêu hoạt động của 2. người các buôn kéo về nườm mượp. kéo về nườm nượp người trong câu. 3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. khua chiêng rộn ràng - Yêu cầu 4: Học sinh suy nghĩ chọn ý đúng, phát biểu ý kiến. - ý b – VN của các câu trên do ĐT và các từ kèm theo nó (cụm ĐT) tạo thành. II. Ghi nhớ: Gọi vài em nhắc lại. III. Luyện tập: Bài 1: Cho học sinh làm nhóm, giáo viên trình bày bài, nhận xét chốt lại kết quả đúng: 3. Ba thanh niên đeo gùi vào đùi. 4. Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước. VN VN 5. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. 6. Các cụ chụm đầu bên những ché rượu cần. VN VN 7. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi. VN Bài 2: Cho học sinh làm bài cá nhân rồi trình bày bài. Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng. Bà em + kể chuyện cổ tích. Bộ đội + giúp dân gặt lúa. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị trước bài sau. Chiều Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Toán(LT) Luyện tập tiết 67 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh luyện tập củng cố về chia cho số cho một chữ số. - Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này. - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính 075 : 5 369 090 : 6 525945: 7 - Cho học sinh làm bảng con giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: 51215 61515 75135 Bài 2: Một kho chữa 305 080 kg thóc. Người ta lấy ra số thóc ở kho đó. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki – lô - gam – thóc? Cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm đôi và làm, đại diện nhóm trình bày giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: Bài giải: Số thóc trong kho lấy ra là: 305 080 : 8 = 38 135 (kg) Trong kho còn lại ki lô gam thóc là: 305 080 – 38 185 = 266 895(kg) Đáp số: 266 895 kg Bài 3: - Tìm x: a) x x 5 = 106 750 b) 450 906 : x = 6 - Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: a) x x 5 = 106 750 b) 450 906 : x = 6 x = 106 750 : 5 x = 450 906 : 6 x = 21 350 x = 75 151 3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Sinh hoạt Tiết 16: Kiểm điểm hoạt động tuần 16. I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương: Linh, Hùng, Phương Phê bình: Long, Nhật 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 17) Thể dục Tiết 34: Đi nhanh chuyển sang chạy – Trò chơi: Nhảy lướt sóng” I. Mục tiêu - Ôn hàng ngang dóng hàng.Yêu cầu tập động tác ở mức tương đối chính xác. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy.Yêu cầu tập động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “ Nhảy lướt sóng”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình. - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao. II. Đồ dùng dạy học: - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung T.g Phương pháp 1. Phần mở đầu: a) ổn định b) Khởi động c) Trò chơi: Kết bạn 2. Phần cơ bản: a) ôn hàng ngang, dóng hàng. Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. c.Trò chơi: Nhảy lướt sóng 3. phần kết thúc: a) Thả lỏng b) Củng cố nội dung bài c) Dặn dò 6-10 2 2 2 8-22 14-16 5-6 4-6 - Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học: - Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân. - Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động. - Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng -HS tiến hành tập cả lớp khoảng 4 lần 8 nhịp. - HS quan sát và tập theo - GV chia tổ cho HS tập luyện - HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng. - GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS - HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ - GV nhận xét và đánh giá chung - Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi. - HS chơi thử một lần - HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát lớp - Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. - Giáo viên và học sinh hệ thống bài. - Giáo bài tập về nhà.
Tài liệu đính kèm: