KỂ CHUYỆN
Tiết 29 :Đôi cánh của ngựa trắng
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: phải mạnh dạn đi đây đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
Các câu hỏi tìm hiểu truyện viết sẵn vào phiếu
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2007 Kể chuyện Tiết 29 :Đôi cánh của ngựa trắng I. Mục tiêu - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng. - Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn truyện. - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: phải mạnh dạn đi đây đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. II. đồ dùng dạy - học Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. Các câu hỏi tìm hiểu truyện viết sẵn vào phiếu III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (4') Hoạt động học Gọi 1 HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm. 1 HS kể chuyện trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. Nhận xét. Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1') GV giới thiệu. HS lắng nghe. 2.2. GV kể chuyện (8') Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài học. GV kể lần 1: Giọng kể chậm rãi, rõ ràng, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhẫn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi. GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng. GV có thể kể lần 3 hoặc đặt các câu hỏi giúp HS tái hiện lại câu chuyện, nếu thấy HS chưa nắm vững nội dung truyện. 2.3. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (22') Tái hiện chi tiết chính của truyện GV treo tranh minh hoạ câu chuyện (nếu có tranh to) và nêu yêu cầu: Mỗi tranh minh hoạ cho 1 chi tiết chính của truyện, các em hãy cùng trao đổi và kể lại chi tiết đó bằng 1 đến 2 câu. HS làm việc theo cặp, cùng trao đổi, quan sát tranh để kể lại chi tiết được minh hoạ. GV gọi HS nêu ý kiến. 6 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình về 6 bức tranh. Cả lớp theo dõi để bổ sung ý kiến. GV kết luận và thống nhất nội dung của từng tranh như sau: Tranh 1: Mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau. Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh để bay được như Đại Bàng Núi. Đại Bàng Núi bảo Ngựa Trắng muốn có cánh thì phải đi tìm, đừng quấn quýt bên mẹ cả ngày. Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ đi tìm cánh. Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói Xám và bị Sói Xám doạ ăn thịt. Tranh 5: Đại Bàng Núi cứu Ngựa Trắng. Tranh 6: Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thất sự bay như Đại Bàng. Kể theo nhóm GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3 đến 4 HS. HS chia thành các nhóm. GV nêu yêu cầu: Hãy nối tiếp nhau kể lại từng đoạn truyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. HS tập kể theo trình tự: Kể lại từng đoạn truyện (HS trung bình) Kể lại cả câu chuyện (HS khá, giỏi). Kể trước lớp Tổ chức cho 2 nhóm thi kể trước lớp theo hình thức tiếp nối. 2 nhóm thi kể tiếp nối, mỗi nhóm có 3 HS, mỗi HS kể 2 tranh sau đó nêu ý nghĩa câu chuyện Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Khi HS kể GV khuyến khích các HS dưới lớp đặt câu hỏi về nội dung truyện cho bạn trả lời. Trao đổi với nhau trước lớp về nội dung câu chuyện. 3. Củng cố - dặn dò (4') GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động. Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và tìm những câu chuyện được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
Tài liệu đính kèm: