Giao lưu học sinh giỏi lớp 4 – cấp trường - Năm học: 2011 - 2012 môn: Toán - Trường TH Vĩnh Tân

Giao lưu học sinh giỏi lớp 4 – cấp trường - Năm học: 2011 - 2012 môn: Toán - Trường TH Vĩnh Tân

Câu 1: Có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau từ các chữ số: 0, 3, 5, 6 ?

Câu 2: Tìm giá trị của y trong biểu thức sau:

(1 + 4 + 7 + . + + 100) : y = 17

Câu3: Cho hai số 24 và 18. Hỏi cùng phải bớt ở mỗi số bao nhiêu đơn vị để được hai số mới mà số lớn bằng ba lần số bé?

Câu4: Cha hiện nay 45 tuổi. Trước đây một năm, tuổi cha vừa gấp 4 lần tuổi con hiện nay. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tuổi cha sẽ gấp 3 lần tuổi con?

Câu 5: ở một lớp học, nếu xếp mỗi bàn 4 bạn thì 1 bạn chưa có chỗ ngồi, nếu xếp mỗi bàn 5 bạn thì thừa 2 bàn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh và bao nhiêu bàn?

Câu 6: Trong một buổi học nhóm, bạn trai tên là Hùng nhận thấy mình có số bạn trai bằng số bạn gái; một bạn gái tên Mai nhận thấy mình có số bạn gái chỉ bằng một nửa số bạn trai. Hỏi nhóm đó có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái?

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giao lưu học sinh giỏi lớp 4 – cấp trường - Năm học: 2011 - 2012 môn: Toán - Trường TH Vĩnh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT Vĩnh Lộc giao lưu Học Sinh Giỏi Lớp 4 – Cấp Trường
Trường TH Vĩnh Tân Năm học : 2011 - 2012
Môn : Toán
Thời gian làm bài : 40 phút(Không kể thời gian giao đề)
Phần A(20 điểm): Học sinh chỉ điền đáp số có kèm theo tên đơn vị (nếu có)
Câu 1: Có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau từ các chữ số: 0, 3, 5, 6 ?
Đáp số:  .
Câu 2: Tìm giá trị của y trong biểu thức sau:
(1 + 4 + 7 +. + + 100) : y = 17
Đáp số:  .
Câu3: Cho hai số 24 và 18. Hỏi cùng phải bớt ở mỗi số bao nhiêu đơn vị để được hai số mới mà số lớn bằng ba lần số bé?
Đáp số:  .
Câu4: Cha hiện nay 45 tuổi. Trước đây một năm, tuổi cha vừa gấp 4 lần tuổi con hiện nay. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tuổi cha sẽ gấp 3 lần tuổi con?
Đáp số:  .
.
Câu 5: ở một lớp học, nếu xếp mỗi bàn 4 bạn thì 1 bạn chưa có chỗ ngồi, nếu xếp mỗi bàn 5 bạn thì thừa 2 bàn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh và bao nhiêu bàn?
Đáp số:  .
.
Câu 6: Trong một buổi học nhóm, bạn trai tên là Hùng nhận thấy mình có số bạn trai bằng số bạn gái; một bạn gái tên Mai nhận thấy mình có số bạn gái chỉ bằng một nửa số bạn trai. Hỏi nhóm đó có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái?
Đáp số:  .
. .
Câu 7: Để đánh số trang của một cuốn sách, trung bình mỗi trang phải dùng 2 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?
Đáp số:  .
Câu 8: An hỏi Bình: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bình đáp : “Thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ gấp 3 lần từ bây giờ đến nửa đêm”. Vậy bây giờ là mấy giờ?
Đáp số:  .
Câu 9: Tìm số tự nhiên a45b, biết số này chia hết cho 2 và chia hết cho 9 nhưng khi chia cho 5 thì dư 4.
Đáp số:  
Câu 10: Trong một tháng nào đó có 3 ngày thứ năm trùng vào ngày chẵn. Hỏi ngày 26 tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
Đáp số:  .
Phần B: Giải bài toán sau:
Một thửa đất hình chữ nhật có chu vi là 180 m. Nếu tăng chiều rộng 8 m, giảm chiều dài 8 m thì diện tích thửa đất không thay đổi. Tính diện tích thửa đất đó.
Hướng dẫn chấm môn Toán lớp 4
Phần A(20 điểm): Mỗi câu học sinh điền đúng đáp số cho 2 điểm
Câu1
18 số
Câu 6
4 bạn trai, 3 bạn gái
Câu2
101
Câu 7
108 trang
Câu 3 
15
Câu 8
18 giờ
Câu 4
6 năm
Câu 9
5454
Câu 5
45 học sinh và 11 bàn
Câu 10
Chủ nhật
Phần B
Câu 11(5 điểm)
 Học sinh vẽ hình cho 0,5 điểm
A
8m
B
8m
Để diện tích không đổi thì diện tích hình A phải bằng diện tích hình B. (0,5 điểm) 
Mà hình A và hình B là hai hình chữ nhật có cùng chiều rộng là 8 m nên chiều dài của chúng phải bằng nhau và bằng chiều rộng của thửa đất. 
 (0,75 điểm)
Vậy chiều dài thửa đất hơn chiều rộng thửa đất 8 m. (0,75 điểm)
Nửa chu vi thửa đất là:
 180 : 2 = 90 (m) (0,5 điểm)
Chiều rộng thửa đất là:
 (90 – 8) : 2 = 41 (m) (0,5 điểm) 
Chiều dài thửa đất là:
 41 + 8 = 49 (m) (0,5 điểm)
Diện tích thửa đất là:
 41 x 49 = 2009 (m2) (0,5 điểm)
 Đáp số : 2009 m2 (0,25 điểm)
Lưu ý: Phần A: mỗi câu đúng đáp số và đơn vị (nếu có) cho tối đa 2,0 điểm. Nếu thiếu đơn vị trừ 1,0 điểm.
 Phần B: Học sinh trình bày bài giải sai ở đâu thì dừng lại tại đó, không cho điểm phần tiếp theo.
 Tổng điểm toàn bài: 25,0 điểm. Điểm toàn bài không làm tròn
( Câu 11: học sinh có thể giải bằng cách khác đúng, hợp lí vẫn cho điểm tối đa)
PGD&ĐT Vĩnh Lộc giao lưu Học Sinh Giỏi Lớp 4 – Cấp Trường
Trường TH Vĩnh Tân Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Thời gian làm bài : 40 phút(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm)
a) Với mỗi từ sau đây hãy tìm 1 từ ghép, 1 từ láy : 
Tiếng
Từ ghép
Từ láy
chăm
ngoan
thật
b- Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau:
" Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày."
Câu2 (4 điểm):
 a) Các câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì?
 1. Có phá hết vòng vây đi không?
 2. Các cậu có biết khi nào thì đi lao động không?
 3. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?
b) Viết vào chỗ trống 1 câu hỏi để đáp ứng mỗi tình huống sau:
Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn:
............................................................................................................................................
Muốn bạn giúp mình một việc nào đó:
............................................................................................................................................
Câu 3: (4 điểm)
a) Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của các câu sau:
1) Đằng xa, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.
2) Mùa xuân, một thế giới ban trắng trời, trắng núi.
b) Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:
 Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm. Từ đó, có người gọi Bắc là Tối dạ. Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm. 
Câu4 (4 điểm):
 a) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp :
 (xanh ngắt, xanh rờn, xanh lơ, xanh rì)
Trời thu .
Tường quét vôi
Cỏ mọc .
Lúa con gái.
 b) Em hiểu câu thành ngữ " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như thế nào?
Câu5 (9 điểm): Em hãy tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.( bài viết khỏang 15-20 dòng)
Hướng dẫn chấm Môn tiếng việt- lớp 4
Câu 1(4 điểm)
 a) (2 điểm) Tìm đúng các từ theo yêu cầu thì cho điểm tối đa. Ví dụ:
Tiếng
Từ ghép
Từ láy
chăm
chăm học, chăm làm,...
chăm chỉ, chăm bẵm,
ngoan
ngoan hiền, khôn ngoan,...
ngoan ngoãn, 
thật
thật lòng, thật tâm,...
chân thật, thật thà,
 (Nếu tìm sai hoặc thiếu mỗi từ trừ 0,3 điểm)
 b)(2 điểm)
 - Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày
 - Động từ: hót, kêu
 - Tính từ: hay
 - Đúng cả danh từ, động từ, tính từ cho 2 điểm. Sai hoặc thiếu mỗi từ trừ 0,2 điểm.
Câu 2: (4 điểm)
 a) (2 điểm)
 - Mục đích ở câu1 là để yêu cầu, đề nghị; câu 2 là để hỏi; câu 3 là để khẳng định.
 Xác định đúng cả 3 câu cho 2 điểm. Sai hoặc thiếu 1 câu trừ 0,5 điểm. Sai hoặc thiếu 2 câu trừ 1,25 điểm.
 b) (2 điểm): Đặt đúng mỗi câu theo yêu cầu của mỗi tình huống cho 1 điểm. Ví dụ:
 1. Hà học môn Toán cũng tốt đấy chứ nhỉ? 
 2. Cậu có thể xin phép nghỉ học giúp mình được không?
Câu 3 (4 điểm)
 a) (2 điểm)
 1. Đằng xa, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong// đã hiện ra.
 CN VN
 Mùa xuân, một thế giới ban //trắng trời, trắng núi.
 CN VN
 Xác định đúng mỗi bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 0,5 điểm
 b) (2 điểm) Điền đúng mỗi dấu ngoặc kép cho 1 điểm, sai hoặc thiếu mỗi dấu ngoặc kép trừ 1 điểm
 Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: “Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm”. Từ đó, có người gọi Bắc là “Tối dạ”. Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm.
Câu 4 (4 điểm)
(2 điểm) Điền đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
 (xanh ngắt, xanh rờn, xanh lơ, xanh rì)
Trời thu xanh ngắt.
Tường quét vôi xanh lơ.
Cỏ mọc xanh rì.
Lúa con gái xanh rờn.
HS nêu được ý chính : Được sống và học tập gần những người tốt thì mình cũng tiến bộ và tốt như họ. Ngược lại sống, học tập gần gũi với những người có nhiều tính xấu thì mình cũng dễ bị nhiễm những tính nết xấu của họ. – cho 2 điểm
Câu 5: (9 điểm)
 - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, phù hợp với bài văn miêu tả cây cối (2 điểm)
 - HS viết được bài văn đúng thể loại miêu tả cây cối, cụ thể tả một loài cây. Bài viết sinh động, diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, dùng từ, dùng câu đúng, viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp(4 điểm). 
 - Bài viết có trọng tâm, tả về cây bóng mát bằng những hình ảnh chân thực, gần gũi, gợi được cảm xúc, tình cảm đối với cây cối, thiên nhiên, .... từ đó thể hiện được việc làm cụ thể để giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ cây. (3 điểm) 
Tổng điểm toàn bài: 25,0 điểm. Điểm toàn bài không làm tròn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe giao luu L4 2011-2012.doc