Chính tả.
TUẦN 11
I. MỤC TIÊU:
1. Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bàyđúng 4 khổ thơ đầu của bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” .
2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s / x ; dấu ?, dấu ngã
II. CHUẨN BỊ : Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a ; 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết :
- 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” trong SGK, lớp theo dõi
- 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ trên. Lớp theo dõi SGK
- HS lưu ý những từ dễ viết sai : chớp mắt, đáy biển, triệu . Cách trình bày từng khổ thơ
- HS viết bài.
- GV chấm từ 7 đến 10 bài . Nêu nhận xét chung.
3. Luyện tập :
Chính tả. Tuần 11 I. Mục tiêu: 1. Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bàyđúng 4 khổ thơ đầu của bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” . 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s / x ; dấu ?, dấu ngã II. Chuẩn bị : Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a ; 2b. III. Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết : - 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” trong SGK, lớp theo dõi - 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ trên. Lớp theo dõi SGK - HS lưu ý những từ dễ viết sai : chớp mắt, đáy biển, triệu . Cách trình bày từng khổ thơ - HS viết bài. - GV chấm từ 7 đến 10 bài . Nêu nhận xét chung. 3. Luyện tập : Bài 2a : Điền vào chỗ trống s / x ? - HS đọc nội dung , yêu cầu BT - HS suy nghĩ làm bài vào vở nháp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em - GV gắn 2 tờ phiếu ghi sẵn nội dung BT 2a lên bảng - GV phổ biến cách chơi , luật chơi - Các nhóm thi chơi, lớp cổ vũ . - Lớp nhận xét ,GV chốt kết quả: lối sang, nhỏ xíu,sức nóng, sức sống, thắp sáng - GV kết luận nhóm thắng cuộc. Bài 3: Viết lại các câu sau cho đúng chính tả. - HS đọc yêu cầu BT - Làm bài vào vở nháp , 3 HS làm bài vào phiếu khổ to , sau đó gắn bài lên bảng. - HS nhận xét , GV chốt kết quả đúng : sơn, xấu, sông, bể, tỏ, lở. IV. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tiết học – Dặn về làm BT trong VBT Luyện từ và câu Luyện tập về động từ I.Mục tiêu : 1. Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ 2. Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên II. Chuẩn bị : Phiếu viết nội dung BT2, 3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS làm BT: Bài1: Nêu ý nghĩa của các từ in đậm - GV gắn bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 - HS đọc yêu cầu BT - Lớp đọc thầm câu văn, tự gạch chân bằng bút chì mờ dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa. - 2 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng: + Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến . Nó cho biết sự việc diễn ra trong thời gian rất gần. + Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút . Nó cho biết sự việc được hoàn thành rồi Bài2 :Chọn từ cho trước để điền vào chỗ trống - GV gắn bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2 lên bảng - 1 HS đọc yêu cầu BT - HS làm bài vào vở nháp(HS yếu làm câu a) - 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng :đã, đã, đang, sắp Bài3 : Chữa lại cho đúng các từ chỉ thời gian - HS đọc yêu cầu BTvà đọc mẫu chuyện vui Đãng trí . - HS làm vào vở nháp. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét . - GV kết luận lời giải đúng: Các từ sửa lại:đang, người phục vụ bước vào, Nó đang... IV. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Kể lại truyện vui Đãng trí cho người thân nghe . Khoa học Ba thể của nước I.Mục tiêu: Sau bài học , HS biết : - Đưa ra những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên tồn tại ở ba thể : rắn , lỏng , khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể - Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại - Nêu cách chuyển nước từ thê lỏng thành thể rắn và ngược lại - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước II. Chuẩn bị : Chuẩn bị theo 3 nhóm : mỗi nhóm 1 chai, lọ thủy tinh để đựng nước, nến. Nước đá, khăn lau III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu tính chất của nước ? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV liên hệ từ bài trước 2. Nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại Bước1: Làm việc cả lớp - HS đọc thầm câu hỏi trong SGK, quan sát hình1, 2 SGK, thảo luận nhóm đôi để nêu được ví dụ về nước ở thể lỏng. Bước2: Tổ chức và HD làm thí nghiệm: - Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm như hình 3 SGK theo 3 nhóm Bước3: Báo cáo kết quả: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về sự chuyển thể của nước ( SGV ) trang 93 3. Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại. Bước1: GV giao nhiệm vụ: - HS quan sát khay nước đá thật, thảo luận theo 3 nhóm các câu hỏi cuả GV Bước2: HS quan sát và nhận xét, báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét , GV kết luận : Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và ngược lại . 4. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước Bước1: Làm việc chung: - GV yêu cầu HS nêu 3 thể của nước, so sánh tính chất của nước ở 3 thể . Bước2:Làm việc cá nhân - HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước và trình bày sơ đồ trước lớp. - GV bổ sung, hoàn thiện( nếu cần) IV. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tiết học – Dặn HS về làm BT trong VBT Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2007 Toán Nhân với số cótận cùng là chữ số 0 I-Mục tiêu Giúp HS : - Biết cách nhân với số có tận cùng kà chữ số 0 - Vận dung để tính nhanh tính nhẩm III - Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 1HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân B.Bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 2- Phép nhân với số tận cùng là chữ số 0 - GV ghi lên bảng phép tính: 1324 x 20 =? - GV hướng dẫn HS thực hiện như sau: 1324x2= 1324 x (2x10) = (1324 x 2) x 10 =2648 x 10 =26480 Vậy ta có: 1324 x 20 =26480 -Ta có cách đặt tính rồi tính như sau: 1324 x 20 26480 Vậy ta có: 1324 x 20 =26480 * Viết chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích, rồi viết tiếp kết quả vào bên trái số 0 - HS nêu lại cách nhân. 3- Nhân các có số tận cùng là chữ số 0 - GV ghi lên bảng phép tính: 230 x70 =? - GV hướng dẫn HS thực hiện : 230 x70 = (23x10) x(7 x10) = (23x7) x(10 x10) = (23x7) x 100 Ta viết thêm hai chữ số 0 vào bên phảitích của 23x7 (theo quy tắc nhân một số với 100) . Vậy ta có: 230 x70 = 16100 - Gv hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.HS làm vào vở nháp. - HS nêu cách nhân 230 x 70. 3. Thực hành Bài1: Đặt tính rồi tính: - HS đọc yêu cầu bài tập1. Làm bài cá nhân vào vở nháp. - HS nêu miệng kết quảvà cách làm. - Lớp nhận xét.Gv chốt kết quả đúng. Bài2: Tính: - HS đọc yêu cầu bài tập . HS làm bài vào vở ôli . 3 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét. GV kết luận. Bài3: Giải toán: - HS đọc yêu cầu bài tập. Làm bài cá nhân vào vởôli. - HS đổi vở kiểm tra kết quả chéo. - GV kết luận bài giải đúng: Bài giải: Ô tô chở số gạo là: 50 x 30 = 1500(kg) Ô tô chở số ngô là: 60 x 40 = 2400(kg) Ô tô chở tất cả số gạo và ngô là: 1500 + 2400 = 3900(kg) Đáp số: 3900kg gạo và ngô Bài 4: Tính diện tích tấm kínhcó chiều rộng30 cm chiều dài gấp đôi chiều rộng. - GV hướng dẫn HS về nhà làm. iV- Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài trong VBT Kể chuyện Bàn chân kì diệu I-Mục đích -yêu cầu 1-Rèn kỹ năng nói:- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh họa, kể lại được câu chuyện : “bàn chân kì diệu” , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. -Hiểu truyện . Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. 2-Rèn kỹ năng nghe:- Chăm chú nghe lời cô giáo kể, nhớ câu chuyện. - Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện SGK III-Các hoạt dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS kể câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe,được đọc. - GV nhận xét, ghi điểm . B-Dạy học bài mới 1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu câu truyệnvà ghi đề bài lên bảng - HS quan sát tranh minh họa,đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyên trong sgk 2-GVkể chuyện: - GV kể chuyện lần1:giọng thong thả, nhẹ nhàng: - GVkể lần 2 kết hợp tranh minh họa . 3- Hướng dẫn học sinh kể chuyện; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . HS tiếp nối nhau các yêu cầu của bài tập. a. Kể chuyện trong nhóm: -HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh, sau đó kể toàn chuyện. - HS trao đôỉ về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3- sgk b-Thi kể chuyện trước lớp - Hs tiếp nối nhau kể chuyện. - Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. HS kể xong trả lời 3 câu hỏi sgk - Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau Tập đọc Có chí thì nên I-Mục đích - yêu cầu tiêu 1-Đọc trôi chảy,rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình. 2- Bước đầu nắm đượcđặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ. 3- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc sgk. Bảng phụ III - Các hoạt động dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS đọc bài “ Ông Trang thả diều” - GV nhận xét, cho điểm B-Dạy bài mới 1- Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp 2-HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a-Luyện đọc: - 1HS khá đọc toàn bài. - HS đọc tiếp nối từng câu tục ngữ (2 lượt ) + Lượt1: GV chú ý sữa lổi phát âm, ngắt nghỉ hơi cho từng HS. + Lượt2: GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới ( HS (TB , yếu) đọc phần chú giải) - HS đọc trong nhóm đôi - 1HS đọc cả bài. - Gv đọc diễn cảm 7 câu tục ngữ. b- Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm cả 7 câu tục ngữ, thảo luận theo cặp câu hỏi 1để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho.Đại diện nhóm nêu kết quả. Lớp nhận xét. - GV bổ sung,chốt câu trả lời đúng(trên bảng phụ): a) Khẳng định rằng có chí thì nhất định sẽ thành công 1. Có công mài sắt, có ngày nên kim... 4. Người có chí thì nên b)Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn 2. Ai ơi đã quyết thì hành... 5. Hãy lo bền chí câu cua... c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn 3.Thua keo này ta này keo khác... 6. chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo 7. Thất bại là mẹ thành công... - 1HS đọc câu hỏi2. Lớp suy nghĩ và trả lời.GV chốt câu trả lời đúng nhất: c) Ngắn gọn có vần điệu , hình ảnh - HS đọc thầm câu hỏi3, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. - Gv nhận xét chốt lại : HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân khắc phục những thói quen xấu... c- Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - GV hướng dẫn HS luyện đọc toàn bài( bảng phụ) - HS thi đọc diễn cảm , Lớp bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay. - HS luyện đọc thuộc lòng theo nhóm đôi. - HS thi đọc thuộc lòng: (HS yếu, TB thuộc 3- 4 câu). GV nhận xét, tuyên dương HS có trí nhớ tốt. IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài, làm theo lời khuyên của bài. Lịch sử Nhà Lý dời đô ra Thăng Long I. Mục tiêu :Học xong bài này, HS nêu được: - Lí do Nhà Lí tiếp nối Nhà Lê và vai trò của Lí Công Uẩn - Lí do Lí Công Uẩn quyết định dời đô ... ) - GV treo bảng phụ, yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS họat động cá nhân, 3 HS ( TB - K - G ) lên bảng làm trên bảng phụ. - HS cả lớp phát biểu ý kiến nhận xét. GV nhận xét chung, ghi điểm cho 3 HS. Bài 3: ( Tr 98, SGK T4 ) - Yêu cầu HS 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. HS hoạt động cá nhân. HS phát biểu kết quả miệng. Cả lớp nghe nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 4: ( Tr 98, SGK T4 ) - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hớng dẫn cách làm cho HS ( đặc biệt là HS TB ) - HS làm bài tập vào vở, 2 HS K- G lên bảng làm. HS cả lớp quan sát nhận xét. GV nhận xét và ghi điểm. *Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT. Luyện từ và câu Ôn tập tiết 3 I-Mục tiêu: - Tiết tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL. - Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện. II-Chuẩn bị: 1-GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL, Bảng phụ viết sẳn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài, hai cách kết bài 2-HS: VBT TV4 III-Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1- Giới thiệu bài (1 phút) 2- KT TĐ và HTL: Thực hiện nh tiết 1. 3- Bài tập 2: Viết 1mở bài theo kiểu gián tiếp, một mở theo kiểu mở rộng cho đề tập làm văn “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền “ - Gọi 1HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều - Một HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, 2 cách kết bài trên bảng phụ. - HS làm việc cá nhân. - HS lần lợt tiếp nối nhau đọc các mở bài, kết bài. - Cả lớp và GV nhận xét. III-Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết ôn tập sau. Kể chuyện Ôn tập tiết 4 I-Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL ( nh tiết 1 ) - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan. II-Chuẩn bị - GV: Phiếu kiểm tra từng bài TĐ và HTL ( nh tiết 1 ) - HS : VBT TV 1 III-Các hoạt dạy học chủ yếu 1 - Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2 - KT TĐ và HTL: Thực hiện nh tiết 1 3 - Bài tập: Nghe - viết: Đôi que đan - GV đoc toàn bài thơ Đôi que đan. HS theo dõi SGK. - HS đọc thầm bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. GV hỏi HS về nội dung bài thơ. - HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS viết. - HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS soát bài. 4-Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiíep ) I-Mục tiêu -Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II-Chuẩn bị 1- GV: -Tranh quy trình của các bài đã học trong chơng, mẫu thêu, mẫu khâu đã học. III - Nội dung bài tự chọn Tiết 1: Ôn các bài đã học trong chơng. Tiết 2: HS cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn và đánh giá sản phẩm III-Các hoạt động dạy học (Tiết 1: Ôn các bài đã học ở chơng1) *GV giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. *Hoạt động 1: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV nêu yêu cầu thực hành và hớng dẫn HS lựa chọn sản phẩm để vận dụng các kĩ thuật cắt khâu, thêu đã học. - HS thực hành, GV quan sát nhắc nhở và giúp đỡ những HS còn lúng túng. * Hoạt động 2: Đánh giá. - GV đánh giá HS theo 2 mức : HT và CHT. VI-Tổng kết,dặn dò -Nhận xét tiết học , dặn chuẩn bị bài sau. Khoa học Không khí cần cho sự sống I - Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu dẫn chứng để chứng minh ngời, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. - Xác định vai trò của ô - xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II - Chuẩn bị: 1. GV: Hình vẽ trang 72, 73 SGK; Su tầm các hình ảnh về ngời bệnh đợc thở bằng ô xi; hình ảnh dụng cụ dùng để bơm không khí vào bể cá. 2. HS : SGK Khoa học III- Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con ngời Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con ngời cần không khí để thở. - Xác định vai trò của không khí ô- xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS cả lớp làm theo nh hớng dẫn ở mục thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. HS dễ nhận thấy luồng không khí ấm chạm chạm vào tay do các em thở ra. Tiếp theo yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở. - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh để nói lên vai trò của không khí đối với đời sống con ngời và những ứng dụng của những kiến thức này trong y học và đời sống ( HS K - G nêu, HS TB nhắc lại ) * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và thực vật Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát H 3 - 4 và trả lời các câu hỏi trang 72, SGK: Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết ? ( HS K - G TL, HS TB nhắc lại ) - Về vai trò của không khí đối với động vật: - Về vai trò của không khí đối với thực vật. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số trờng hợp phải dùng bình ô - xy Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô - xy đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. Cách tiến hành: Bớc 1: - YC HS quan sát H5, 6 trang 73 SGK theo cặp. - Hai HS quay lại chỉ và nói: + Tên dụng cụ giúp ngời thợ lặn có thể lặn lâu dới nớc ( bình ô xy ngời thợ lặn đeo ở lng ) ( HS TB trả lời, HS K, G nhận xét ) + Tên dụng cụ giúp nớc trong bể cá có nhiều không khí hoà tan ( máy bơmkhông khí vào nớc ) Bớc 2: - Gọi vài HS trình bày KQ quan sát H 5, 6 tr 73 SGK. - Tiếp theo, GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu ví dụ chúng tỏ không khí cần cho sự sống của ngời và động vật, thực vật. + Thành phần nào trong không khí cần cho sự thở ? + Trờng hợp nào ngời ta phải thở bằng ô xy ? HS trả lời các câu hỏi ( Chủ yếu là HS K, G trả lời. HS TB nhắc lại ) GV kết luận: Nh SGK. * Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các BT trong VBT KH Thứ năm ngày 4 tháng1 năm 2007 Tập đọc Ôn tập tiết 5 I-Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL ( yêu cầu nh tiết 1 ) - Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. II - Chuẩn bị - GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL ( nh tiết 1 ), một số tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm bài tập 2. - HS: VBT III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 1 - Giới thiệu bài:(1 phút) GV giới thiệu trực tiếp bằng lời. 2 - KT TĐ và HTL: Thực hiện nh tiết 1 3 - Bài tập ( Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm ) - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài tập. GV phát phiếu cho một số HS. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét. GV mời những HS làm trên phiếu có lời giải đúng, trình bày kết quả, GV chốt lại lời giải đúng. 3-Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà học bài Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. - Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán. II-Chuẩn bị: -GV: SGK T4, bảng phụ viết bài sẳn bài 3. -HS: SGK T 4 III-Các hoạt động dạy học chủ yếu * Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3; 5; 9. - Lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 2: Thực hành. Bài1 ( Tr 99, SGK T4 ) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. YC HS tự làm bài vào VBT. Sau đó gọi 4 HS TB nêu kết quả miệng, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng, cho điểm. Bài 2 ( Tr 99, SGK T4 ) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, 3HS ( TB, K, G ) lên bảng chữa bài ( mỗi em 1 bài) - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 3 ( Tr 99, SGK T4 ) - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị. Gọi 1 HS đọc bài tập. - HS cả lớp tự làm bài vào vở, 3 HS TB lên bảng làm bài. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. Bài 4 ( Tr 99, SGK T4) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. GV hớng dẫn cách làm. HS làm bài vào vở. - 4 HS TB yếu, TB, K , G lên chữa bài. - HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Bài 5 ( Tr99, SGK T4 ) - HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu làm gì ? - HS K - G nêu cách giải bài toán. HS TB nhắc lại cách giải. - HS tự làm bài tập vào vở, 1 HS G lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. 4-Củng cố.dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn7 HS về nhà làm các bài tập trong VBT. Tập làm văn Ôn tập tiết 6 I-Mục tiêu - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: Quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kiểu mở rộng cho bài văn. đồ vật. II-Chuẩn bị GV: VBT TV 4 HS: VBT TV4 III-Các hoạt động dạy học 1 - Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2 - Hớng dẫn HS làm bài tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. GV HD HS thực hiện từng yêu cầu. a) Quan sát một đồ dùng học tập - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu một HS đọc ghi nhớ về bài văn miêu tả trong SGK. - HS chọn một đồ vật để quan sát và ghi lại kết quả quan sát của mình. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV cùng nhận xét. b ) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kiểu trực tiếp. - HS đọc thầm yêu cầu của bài và tự làm bài tập vào VBT - HS đọc bài của mình, HS khác nghe và nhận xét. GV nhận xét chung. 5-Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học Địa lí kiểm tra học kì I Thứ 6 ngày 5 tháng 1 năm 2006. Toán KTHKI Tiếng việt Kiểm tra định kì học kì i ( Theo đề kiểm tra của Sở giáo dục ) Tiếng việ Kiểm tra định kì học kì i ( tiếp theo ) ( Theo đề kiểm tra của Sở giáo dục ) Âm nhạc Tập biễu diễn I-Mục tiêu: - Kiểm tra từng HS về cách đọc nhạc hoặc cách trình bày bài hát. - Giúp HS kĩ năng trình bày bài hát trớc đông ngời. II-Chuẩn bị: 1-GV: Phiếu ghi tên các bài hát đã học yêu cầu biểu diễn của bài hát. 2-HS : Một số nhạc cụ gõ. III-Các PP dạy học: Đàm thoại, luyện tập. IV-Hình tổ chức dạy học - Cá nhân. V-Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: Phần mở đầu -GV giới thiệu nội dung bài học * Hoạt động 2: Phần hoạt động - Yêu cầu HS lên bốc thăm và thực hiện nội dung yêu cầu trong thăm. Thời gian chuẩn bị của mỗi HS là 2 phút. - GV nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 3:Phần kết thúc - GV nhận xét và dặn HS về nhà thực hiện. Sinh hoạt lớp - Nhận xét nền nếp của HS - Nhận xét về đạo đức và kết quả học tập trong tuần.
Tài liệu đính kèm: