Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

TOÁN

Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Hiểu & phát biểu thành lời tính chất một tổng chia cho một số. Thông qua bài tập phát hiện ra tính chất một hiệu chia cho một số.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất

- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu.

 

docx 51 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 25/ 10 / 2021 đến ngày 30/10 / 2021
Thứ 2 ngày 25/10/2021
TOÁN
Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Hiểu & phát biểu thành lời tính chất một tổng chia cho một số. Thông qua bài tập phát hiện ra tính chất một hiệu chia cho một số.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng?
- 2 HS thi đua trên bảng giải hai bài tập áp dụng tính chất nhân một tổng hay một hiệu với một số theo cách thứ hai:
 (20 + 3) x 132 (30 – 6) x 141 
- GV chữa bài, nhận xét HS.
- 2 HS nêu lại cách nhân một tổng hoặc một hiệu với một số.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- GV viết bảng: (35 + 21) : 7
 35 : 7 + 21 : 7
- Yêu cầu HS tính và so sánh hai kết quả
- GV viết bảng (bằng phấn màu):
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6
- GV gợi ý để HS nêu: 
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
- Khi chia một tổng cho một số ta có thể làm thế nào?
- Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:	
Bài 1:
- Cách thứ hai ta tính thế nào?
- GV nhấn C2 ta áp dụng tính chất chia một tổng cho một số
- HS làm câu a vào phiếu bài tập – 2 HS làm bảng phụ.
- GV quan sát, nhận xét bài làm của HS.
- Câu b HS tính vào vở.
Bài 2: (HS không cần thuộc tính chất)
- HS nhận xét biểu thức mẫu: Biểu thức (35 – 21) : 7 = ? có dạng gì?
- HS nêu cách tính 1 rồi cách 2 tương tự như chia một tổng cho một số.
- HS làm cách 2 vào bảng con – 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm.
- HS nêu cách chia một hiệu cho một số.
Bài 3:	
- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- GV hướng dẫn HS 2 cách giải của bài toán thể hiện tính chất của một tổng chia cho một số.
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm theo tổ vào bảng phụ: 
+ Tổ 1, 2 làm cách 1.
+ Tổ 3, 4 làm cách 2. 
- Các nhóm trình bày bài làm, GV nhận xét, chốt.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV đưa ra một số phép tính tương tự.
- Yêu cầu HS thực hiện và trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau“Chia cho số có một chữ số”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TẬP ĐỌC
TIẾT 22: CÓ CHÍ THÌ NÊN
	Tục ngữ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngư,õ hiểu lời khuyên: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên không nản lòng khi gặp khó khăn.
2. Năng lực
- Ðọc trôi chảy, rõ ràng từng câu tục ngữ, đọc giọng khuyên bảo nhẹ nhàng.
- Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 4 học sinh đọc truyện: “Ông Trạng thả diều” và trả lời câu hỏi SGK.
- HS nhận xét - Tuyên dương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nhớ kĩ nội dung cảu bài tập đọc trước.
* Bài mới
Giới thiệu bài: Bức tranh vẽ cảnh một người phụ nữ đang chèo thuyền giữa bốn về sông nước, gió to, sóng lớn. Trong cuộc sống, muốn đạt được nhiều mình mong muốn chúng ta phải có ý chí, nghị lực, không được nản lòng. Những câu tục ngữ học hôm nay muốn khuyên chúng ta điều đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- 7 học sinh đọc nối tiếp các câu tục ngữ ở sgk, giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu các từ (nên, hành, lận, keo, củ, rã).
Chú ý các câu tục ngữ:
Ai ơi đã quyết thì hành,
Đã đan / thì lận tròn vành mới thôi!
Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 2 học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc bài một cách trôi chảy, chính xác.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- HS thảo luận nhóm 4
Câu 1: Dựa vào nội dung các câu tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào ba nhóm sau:
+ Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.(Tục ngữ 1, 4)
+ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. (Tục ngữ 2, 5)
+ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. (Tục ngữ 3, 6, 7)
- HS làm vào phiếu bài tập nhóm.
- Nhóm trình bày – Nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét.
Câu 2: - HS suy nghĩ, trao đổi và 2 HS phát biểu, GV chốt ý. (Chọn ý C)
+ Ngắn gọn, ít chữ là chỉ bằng một chữ
+ Có vần, có nhịp cân đối: 
Có công mài sắt,/ có ngày nên kim.
Ai ơi đã quyết thì hành,/
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
+ Có hình ảnh:
Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim.
Người đan lát quyết làm cho sản phẩm tròn vành.
Người kiên trì câu cua.
Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn.
Câu 3: - HS phát biểu, GV chốt ý, liên hệ thực tế lớp học.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được nội dung bài tập đọc và rút kinh nghiệm cho bản thân.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài - thi đọc trước lớp.
- HS nhẩm học thuộc lòng và đọc.
- Lớp bình chọn người đọc hay nhất.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS thuộc lòng bài ngay tại lớp.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 21: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
2. Năng lực
- Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ lựa chọn, sử dụng từ ghép, từ láy đúng trong giao tiếp.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- Tập thể:
+ Cho ví dụ về động từ.
- Cá nhân:
+ Gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau:
Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh.
- HS lên bảng gạch chân.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nhận biết được đâu là động từ.
* Bài mới 
Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các con sẽ luyện tập về bổ sung ý nghĩa cho động từ và biết cách dùng những từ đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Bài 1:
- 1 HS đọc đề.
- Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân dưới các động từ chỉ bổ sung ý nghĩa.
- 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét
+ Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì? (Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra).
+ Từ “đã” bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút ? Nó cho biết điều gì? (Từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến những sự việc được hoàn thành rồi).
- GV kết luận: Từ sắp và từ đã là những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ nó cho biết sự việc đó sắp di n ra hay đã hoàn thành rồi 
- HS đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ 
- Nhận xét, tuyên dương
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết dùng các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ vào câu một cách phù hợp.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 2: 
- 2 HS tiếp nối đọc đề.
- HS đọc thầm và làm vào VBT.
- HS di chuyển theo kĩ thuật Ổ bi để trao đổi kết quả bài làm của mình với các bạn.
- GV và HS nhận xét, chốt ý.	
+ Tại sao chỗ trống này em lại điền từ “đã, sắp, sang”?
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ qua sự việc trong đoạn văn đoạn thơ.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS suy nghĩ làm VBT, GV gọi 2HS lên làm bảng phụ.
- HS đọc bài của mình và giải thích.
- HS sửa bài.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS điền đúng các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ vào câu một cách phù hợp.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV gọi lần lượt từng HS đặt 1 câu có sử dụng một trong các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Nhận xét, chỉnh sửa nếu chưa phù hợp.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận dụng đặt câu hay.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	Thứ 3 ngày 26/10/2021
TOÁN
Tiết 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng tính bằng hai cách:
 ( 60 + 9) : 3 (18 + 24) : 6
- 1 HS nêu lại cách chia một tổng cho một số.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1 Hướng dẫn thực hiện phép chia.
- HS chia vào nháp, một HS làm bảng 
- HS trình bày cách chia: Chia theo thứ tự từ trái sang phải, hạ từng chữ số để chia
- GV kết luận: Đây là phép chia hết
Thử lại:
- Lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. 
2.2 Hướng dẫn trường hợp chia có dư: 230 859 : 5 = ?
- HS chia trên nháp, 2 HS tính trên bảng lớn
- HS trình bày cách chia: Chia theo thứ tự từ trái sang phải
- GV kết: Đây là phép chia có dư
Thử lại:
- Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS thực hiện 3 phép tính của câu a vào bảng con, 3 HS làm trên bảng lớp. 
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc đề và nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ.
- GV chấm nhanh một số bài làm trong vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét.
Bài 3:	
- HS đọc đề, phân tích đề: đây là một phép tính có dư.
- GV cho HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn:
+ HS làm bài vào phiếu bài tập cá nhân. 
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm trên bảng phụ.
- Các nhóm trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV đưa ra một số phép tính tương tự.
- Yêu cầu HS ... h?
a)Vì ông là người tài giỏi.
b) Vì ông lãnh đạo nhân dân dẹp loạn, mang lại hòa bình cho đất nước.
c) Vì ông là người thích đánh trận.
5) Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh làm gì?
a) Trở về Hoa Lư làm dân thường. 
b) Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
c) Đưa con của Ngô Quyền lên ngôi vua.
- Y/c Hs dựa vào nội dung trắc nghiệm, có thể kể lại chiến công dẹp lọan 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Ðinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968).
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- HS thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu thêm thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh.
- HS trình bày
- Nhận xét
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động : HS trình bày đúng về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	Hoạt động tập thể:
TUẦN 8
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Nắm được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
- HS biết tự sửa khuyết điểm và khuyến khích HS phát huy thế mạnh.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Khởi động
Cả lớp hát một bài.
*Hoạt động 2: (22-24’): Nhận xét tuần 8
- Thực hiện theo tổ: Các tổ tự đánh giá, nhận xét tổ mình.
- Tổ trưởng nêu kết quả xếp loại của từng thành viên trong tổ mình.
- Nêu lí do xếp loại từng thành viên.
- GV nhận xét, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của lớp cần sửa chữa khuyết điểm........................................................
- Những HS vi phạm nội quy của lớp cam kết không tái phạm trong tuần tới...........................................................
*Hoạt động 3: (3-5’): Kế hoạch tuần 9
- Dạy và học theo chương trình tuần 9.
- Tiếp tục ổn định các nền nếp: xếp hàng ra, vào lớp; sinh hoạt 15 phút đầu giờ; kỉ luật trật tự trong giờ học; cách xưng hô với thầy cô và bạn bè; ...
- Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra định kì lần 1.
- Phát động phong trào Nói lời hay, làm việc tốt.
- Hoàn thành các khoản thu nộp.
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong tuần 8.
*Hoạt động 4: (2-3’): Nhận xét giờ học
GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ.
	Thứ 7 ngày 30/10/2021
TOÁN
Tiết 76: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
Giúp HS:
- Thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào tính toán: tính bằng hai cách, tính nhanh.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
GV đưa ra 2 phép tính: 24357 : 42, 43190 : 65
- 2 HS lên bảng thực hiện phép chia.
- Lớp làm bảng con 
- Vài HS nêu cách thực hiện.
- GV nhận xét.
* Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số, giải toán có lời văn.
* Cách tiến hành: 
Bài 1
- HS đặt tính rồi tính: 
- Lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng làm bài 
Bài 2
- HS đọc đề
Tóm tắt: 25 viên gạch: 1m2.
 1050 viên gạch: ?m2.
- HS làm bài vào phiếu bài tập, sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
- GV mời vài HS trình bày bài giải của mình.
- GV nhận xét.
Bài 3 
- 1HS đọc đề. 
- GV lưu ý HS yếu, đề bài yêu cầu tìm ( mỗi người).
Tóm tắt
Tháng 1: 855 sản phẩm
 ? sản phẩm trung bình mỗi người
Tháng 2: 920 sản phẩm
Tháng 3: 1350 sản phẩm
Có : 25 người
- GV hướng dẫn HS giải theo các bước:
+ Tính tổng số sản phẩm của đội làm trong 3 tháng.
+ Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
- HS làm vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- GV chấm một số vở, nhận xét bài làm chung của cả lớp, kiểm tra bài làm trên bảng phụ.
Đáp số: 125 sản phẩm
Bài 4
- HS tự suy nghĩ cá nhân tìm chỗ sai, nêu cách làm đúng và sửa lại bài.
- GV tổ chức cho HS giải quyết bài tập theo kĩ thuật Ổ bi: 
+ GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
+ Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. 
+ Hết thời gian thảo luận, GV mời HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV đưa ra bài tập:
Kết quả của phép chia 35 136 : 18 là:
A.1952	B. 1953	C. 1925	D. 1295
- HS tính nháp nhanh, chọn đáp án.
- GV nhận xét và tuyên dương. 
- GV cho đề: Tìm x là số tròn chục có 2 chữ số sao cho: 240 : x < 4
A.60	 B. 70 C. 80	 D. 90
- Hoàn thành bài tập đưa ra.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	TOÁN
 Tiết 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
Giúp HS :
- Thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
2. Kĩ năng 
- Làm các bài tập 1, 2.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK. Bảng phụ .
- SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- 2HS làm bảng lớp, HS bảng con phép chia : 18408: 52 và 17826 : 48
- GV nhận xét.
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1 Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
* Mục tiêu: Biết chia trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị
* Cách tiến hành:
- GV nêu và viết 9450 : 35 = ?	 9450 35
- 1 HS lên bảng làm.	 245	 270
- Lớp làm bảng.	 000
- GV lưu ý ở lượt chia thứ ba. 
+ Ðặt tính
+ Tính từ trái sang phải 
2.2 Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục
- GV nêu: 2448 : 24 = ? - 1 HS lên bảng làm - Lớp làm nháp.
- GV lưu ý ở lần chia thứ 2:
 2448	 24
 04 102
 48	
 0
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1: Đặt tính và tính:
- Lớp làm vào bảng con - 3 HS lên bảng làm
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- HS phân tích đề. 
Tóm tắt: 1 giờ 12 phút : 97200 lít
	 1 phút : ? lít
- HS nêu cách giải: trước tiên phải đổi 1 giờ 12 phút bằng bao nhiêu phút.
- Cả lớp làm vở - GV quan sát bài làm của HS, chấm và nhận xét
- Đáp số: 1350 lít nước
Bài 3: 
- HS phân tích đề, tóm tắt:
?m
307mm
 	Chiều dài: 
97m
?m
Chiều rộng: 
- HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để hoàn thành bài toán: 
+ Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm.
- HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS làm một bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
- Các nhóm thảo luận tự ra đề toán lời văn tương tự bài toán trong SGK.
- Hoàn thành bài tập nhóm đưa ra.
- Nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	
TIẾT 24: TÍNH TỪ
(tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết được một số tính từ thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Biết cách dùng các tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
2. Năng lực
- Làm đúng các bài 1, 2, 3.
3. Phẩm chất 
- HS yêu thích sử dụng từ ngữ dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu. 
- SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu 
- HS lên bảng đặt 2 câu với 2 từ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- 2 học sinh dưới lớp đọc thuộc lòng từng câu tục ngữ và nói ý nghĩa của từng câu.
- Giáo viên nhận xét học sinh. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được nội dung của từng câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới	 
Bài 1
- HS đọc yêu cầu và nội dung. Sau đó thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời: + Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường.
+ Tờ giấy này trắng: Mức độ trắng ít.
+ Tờ giấy này trắng tinh: Mức độ trắng cao.
+ Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
Bài 2
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Gọi học sinh phát biểu.
- Giáo viên : Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất:
+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+ Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ.
+ Tạo ra phép so sánh.
+ Có những cách nào tạo ra mức độ của đặc điểm tính chất.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đặt được câu với một số tính từ chỉ mức độ của đặc điểm, tính chất.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1
- HS đọc yêu cầu và nội dung, sau đó tự làm.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
Bài 2
- Học sinh trao đổi tìm từ và ghi các từ tìm được vào phiếu bài tập.
- Gọi học sinh dán phiếu lên bảng và đọc kết quả bài 3. 
- Yêu cầu học sinh đặt câu và đọc câu của mình. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS sử dụng các tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất để làm tốt các bài tập.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Trò chơi Ai nhanh ai đúng	
- GV chiếu các câu. HS tham gia trả lời trên bảng con. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được kiến thức và xác định nhanh tính từ trong câu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Hiểu được nhận xét chung của cô giáo (thầy giáo) về kết quả viết bài văn KC của lớp. (tiết TLV tuần 12) để liên hệ với bài làm của mình.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích môn tập làm văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi số lỗi điển hình về chính tả.
- SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- HS hát và nhảy theo nhạc
- HS đọc lại đề bài của tiết trước.
- Ðề bài yêu cầu gì?
- GV nhận xét chung.
- GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu.
- GV trả bài cho HS.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập	
- HS đọc thầm bài viết của mình, đọc lời phê của cô giáo.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra sửa lỗi.
- GV đọc một vài đoạn văn làm tốt.
- HS trao đổi tìm ra cái hay.
- HS tự chọn đoạn văn cần viết lại.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	- HS trao đổi bài sửa của nhau và nhận xét.
- GV đọc một số đoạn văn sửa lại hay.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu một số đặc điểm của văn kể chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài “Ôn tập văn kể chuyện”
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.docx