Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết rút gọn phân số một cách thành thạo.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Giới thiệu bài , ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1. Rút gọn phân số.
a) = b) = c) =
- GV viết đề bài lên bảng.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh tự làm bài vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV chữa bài.
TUẦN 21 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010 Toán RÚT GỌN PHÂN SỐ I.MỤC TIÊU: - Giúp HS biết rút gọn phân số một cách thành thạo. - Gây hứng thú học toán cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giới thiệu bài , ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài tập 1. Rút gọn phân số. a) = b) = c) = - GV viết đề bài lên bảng. HS nêu yêu cầu bài tập GV cho học sinh tự làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu. Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét. GV chữa bài. a) = = b) = = c) = = Vậy = Vậy = Vậy = Bài tập 2 : Rút gọn phân số. a) = b) = c) = HS nêu yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Lưu ý HS kết quả cuối cùng phải là phân số tối giản. HS làm bài, 3 HS lên bảng chữa. GV chấm một số bài dưới lớp. Nhận xét chữa chung. Kết quả : a) = b) = c) = Bài tập 3 : Nối với phân số bằng GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3. HS nêu yêu cầu bài tập. Cho HS trao đổi nhóm đôi làm bài. Đại diện một số nhóm phát biểu. HS nhận xét, GV chữa bài. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt. Dặn HS về xem lại bài. ********************************************************************** Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010 Âm nhạc Ôn tập bài hát: CHÚC MỪNG và GIẤC MƠ CỦA BÉ I.MỤC TIÊU: - Học sinh thuộc lời bài hát “ Chúc mừng” và bài “ Giấc mơ của bé”. - Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa. - Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Chúc mừng” và bài “ Giấc mơ của bé”. . Một số động tác phụ họa hai bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Giới thiệu bài, ghi bảng. 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập từng bài hát. Hoạt động 1. -Giáo viên cho cả lớp hát bài “Chúc mừng” và vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Học sinh hát và thực hiện sửa sai. - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp động tác phụ họa. -Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa. -Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh. Hoạt động 2. - Cả lớp hát bài “ Giấc mơ của bé” và vỗ tay theo nhịp. - GV giúp HS hát và thực hiện sửa sai. - HS xung phong lên bảng hát và kết hợp động tác phụ họa. - GV nhận xét, giúp HS thực hiện động tác phù hợp nội dung bài. 3.Củng cố, dặn dò: Học sinh xung phong lên bảng hát và tập biểu diễn từng bài hát. Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt. Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn. ********************************************************************* Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010 Luyện từ và câu CÂU KỂ AI THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: - HS nắm được dấu hiệu về câu kể Ai thế nào? - Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong các văn cảnh cụ thể. - Biết đặt câu kể ai thế nào? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Giới thiệu bài, ghi bảng: - Bắt đầu từ giờ học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về loại câu kể Ai thế nào? 2, Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong các đoạn trích dưới đây. Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ, vị ngữ của câu vừa tìm được. Hoa mai/ cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai/ to hơn cánh hoa đào một chút. Nụ mai/ không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai/ mới phô vàng. Khi nở, cánh mai/ xòe ra mịn màng như lụa. Hoa mai /trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Cành mai/ uyển chuyển hơn cành đào. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung: (Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai thế nào?) - Cho từng HS lên bảng xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu . Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau miêu tả con búp bê theo mẫu câu kể Ai thế nào? a, Gương mặt búp bê bầu bĩnh, trông rất xinh. b, Mái tóc của búp bê hơi xoăn, vàng óng. c, Đôi mắt búp bê đen láy như hai hạt nhãn. d, Những ngón tay mũm mĩm, trắng hồng. e, Đôi bàn chân béo lẳn, chắc nịch. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm miệng, khuyến khích những HS có câu văn hay, phù hợp. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh vật (hoặc đồ vật, loài vật, cây cối) mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào? . Gạch dưới các câu kể Ai thế nào?có trong đoạn văn. - GV nêu yêu cầu của bài. - HS nêu lựa chọn của mình: Tả cái gì? tả như thế nào? - HS làm bài, GV thu chấm. 3, Củng cố, dặn dò: _ GV nhận xét giờ học. - Dặn những HS chưa hoàn thành về nhà làm cho xong. ****************************************** Hoạt dộng ngoài giờ Giáo dục môi trường : MÀU XANH QUÊ HƯƠNG EM I.MỤC TIÊU: - HS hiểu được ích lợi của việc trồng cây xanh đối với cuộc sống con người ; ý nghĩa của việc giữ gìn và phát triển cây xanh làm cho môi trường luôn trong lành. - Có ý thức bảo vệ cây xanh ở quê hương và thực hiện hoạt động vì màu xanh quê hương. - Luôn yêu quí cây xanh, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên : - Tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. - Một số câu hỏi cho hoạt động hái hoa dân chủ, một số bài hát, bài thơ về cây xanh, một số câu ca dao tục ngữ có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường. Học sinh : - Các tổ phân công công việc cụ thể như : Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên, lựa chọn bài hát, chuẩn bị phương án trả lời trong cuộc thi hái hoa dân chủ. - Tập hát những bài hát liên khúc. - Chuẩn bị cây hoa, cử ban giám khảo, người dẫn chương trình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Giới thiệu bài. Tổ chức hoạt động : Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ - Cả lớp hát bài Chim sáo - Người điều khiển mời ban giám khảo vào vị trí, nêu yêu cầu , cách chơi hái hoa. - Lần lượt từng tổ lên hái hoa và trả lời, nếu không trả lời được mất quyền chơi. Ban giám khảo theo dõi điểm số. - Kết thúc, ban giám khảo công bố điểm số của từng tổ. Tổ có số điểm cao nhất sẽ được tham gia đầu tiên vào hoạt động liên khúc các bài hát về cây xanh. Kết luận : Cây xanh rất cần cho đời sống con người. Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường luôn luôn xanh – sạch – đẹp. Hoạt động 2 : Liên khúc các bài hát về cây xanh. - Người dẫn chương trình phổ biến cách chơi : Hai tổ có số điểm cao nhất ở hoạt động 1 sẽ hát một bài hát có từ xanh , các tổ khác phải nhanh chóng tìm bài hát có từ xanh để hát nối. Tổ nào tìm được nhanh hơn sẽ được cộng thêm một điểm. Các tổ khác phải tiếp tục hát những bài hát có nội dung tương tự. Nếu không tiếp sức thì tổ đó bị tước quyền chơi. - Hoạt động được tiếp diễn cho đến khi kết thúc bằng bài hát “ Điều đó phụ thuộc vào hành động của bạn” ( Nhạc và lời của Vũ Thị Kim Dung ) Kết luận : Bảo vệ môi trường đã trở thành tình cảm, thể hiện hành động cụ thể trong việc giữ gìn và phát triển môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Bằng lời ca điệu múa hãy thể hiện ý thức, thái độ, tình cảm và trách nhiệm đối với môi trường. ******************************************************************** Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010 Toán QUI ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ I.MỤC TIÊU: - Giúp HS nắm vững cách qui đồng mẫu số các phân số. - Gây hứng thú học toán cho HS. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1. - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. 1 HS nêu yêu cầu bài tập. GV cho HS làm bài tập 1 vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét, GV chữa bài. a) và Ta có : = = ; = = Vậy qui đồng mẫu số các phân số và được và b) và Ta có : = = ; = = Vậy qui đồng mẫu số các phân số và được và Bài 2 : Qui đồng mẫu số các phân số rồi điền kết quả vào ô trống. Gv treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. Một HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự tính ra nháp rồi điền kết quả vào ô trống. - Gọi một số HS nêu miệng kết quả, một HS lên điền vào bảng . - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Cho các phân số và và và và Qui đồng mẫu số các phân số và và và và 3.Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt. Nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại các bài tập. ********************************** Hướng dẫn thực hành Tập đọc diễn cảm bài : BÈ XUÔI SÔNG LA I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc diễn cảm bài Bè xuôi sông La. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi bài thơ Bè xuôi sông La. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ: - GV gọi một HS đọc toàn bộ bài thơ Bè xuôi sông La. Hỏi : Bài thơ giúp em cảm nhận được điều gì ? ( Vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.) GV chia nhóm bốn, yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. GV quan sát hướng dẫn thêm cho những nhóm đọc chưa tốt. Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm. HS cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có giọng đọc hay, diễn cảm. Một số HS xung phong đọc thuộc lòng một khổ thơ, đọc cả bài. Lớp nhận xét, GV tuyên dương HS học thuộc bài thơ, đọc hay, diễn cảm bài. 3, Củng cố, dặn dò : - GV nêu câu hỏi : + Qua bài em thấy sông La đẹp như thế nào? + Để dòng sông La cũng như những dòng sông khác của đất nước luôn đẹp chúng ta phải làm gì? ( yêu quí và bảo vệ dòng sông, không vứt rác xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước. - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc diễn cảm bài thơ. ********************************************************************* Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 Mĩ thuật Vẽ trang trí : TRANG TRÍ HÌNH TRÒN I,MỤC TIÊU: - HS biết lựa chọn họa tiết và trang trí được hình tròn. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn. II.CHUẨN BỊ: GV : + Một số bài trang trí hình tròn. + Một số đồ vật có trang trí hình tròn. HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy, com pa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Bài mới : Hoạt động 1: Quan , nhận xét - GV cho HS quan sát một số bài trang trí hình tròn để HS nhận xét, tìm ra cách trang trí. - Gợi ý cho HS so sánh nhận xét, tìm ra sự giống và khác nhau của các cách trang trí về bố cục, hình vẽ và cách trang trí hình tròn. Hoạt động 2 : Cách trang trí GV nhắc lại cách trang trí hình tròn. Hoạt động 3 : Thực hành HS thực hành trang trí hình tròn trên giấy GV quan sát chung. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài vẽ của HS dính lên bảng. HS nhận xét, xếp loại. GV nhận xét, tuyên dương những HS có bài trang trí đẹp. 3. Dặn dò : Về nhà quan sát đồ vật có trang trí hình tròn ở gia đình. Ban giám hiệu kí duyệt Ngày/ ./ 2010 .
Tài liệu đính kèm: