Kế hoạch dạy học môn tiếng Việt phân môn Tập Đọc - Tuần: 27

Kế hoạch dạy học môn tiếng Việt phân môn Tập Đọc - Tuần: 27

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Phân môn Tập đọc

 Tiết: . Tuần: 27

Bài: Tranh làng Hồ

I. Mục đích, yêu cầu:

1.Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lành mạnh , lề phố, tranh lợn ráy

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

 

doc 7 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn tiếng Việt phân môn Tập Đọc - Tuần: 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Quan Hoa 	Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Người soạn: Đặng Thị Hoa
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Phân môn Tập đọc
	Tiết: .. 	Tuần: 27
Bài: Tranh làng Hồ
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lành mạnh , lề phố, tranh lợn ráy
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK
- Phấn màu
- Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học
Các HĐ chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- GV: Hôm trước, chúng ta đã học bài tập đọc nào?
- HS: Bài tập đọc “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
- Yêu cầu 1 HS tìm và đọc đoạn văn tả “công đoạn thổi cơm”.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS tìm, đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS nhận xét
- 1 HS trả lời
- 1 HS nhận xét
2. Dạy bài mới: (32’)
a. Giới thiệu bài: (2’)
- Bản sắc văn hoá của dân tộc ta không chỉ thê hiện ở các lễ hội văn hóa mà còn ở cả những làng nghề truyền thống. Hôm nay cô và các con sẽ cùng đến với làng tranh Đông Hồ - một sản phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt ta. 
- Yêu cầu HS mở vở ghi tên bài: “Tranh làng Hồ” – Nguyễn Tuân
- HS ghi tên bài vào vở
b. Luyện đọc (12’)
- Bây giờ chúng ta sẽ luyện đọc, các con mở SGK trang 88. Cô mời 1 bạn đọc, cả lớp theo dõi vào SGK.
- GV yêu cầu HS chia đoạn
- Gọi 2 dãy HS đọc chia nhóm theo đoạn.
- Để giúp các con đọc tốt hơn, bây giờ chúng ta suy nghĩ ngắt nghỉ một số câu khó:
+ “Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm / mới khắc được những tranh lợn ráy / có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con / tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
*) Kết hợp giải nghĩa từ: Tranh lợn ráy + Khoáy âm dương (kết hợp hình ảnh)
Luyện đọc ngắt nghỉ
+ Cái màu trắng điệp / cũng là một sự sáng tạo / góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
- Yêu cầu 1 nhóm đứng lên đọc nối tiếp ngắt nghỉ đúng chỗ.
- GV lắng nghe và sửa lỗi
+ Kết hợp giải nghĩa từ màu trắng điệp
- Luyện đọc nhóm ba trong 3’.
- GV yêu cầu 1 nhóm lên đọc lại toàn bài. GV nhận xét.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui tươi, rành mạch, cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui, có duyên, tưng bừng, tinh tế, thiết tha, thâm thúy, sống động
HS gạch chân chỗ nhấn, ngắt.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Mở SGK trang 88 theo dõi bạn đọc.
- Chia bài thành 3 đoạn.
- 2 nhóm HS đọc.
- HS nêu cách ngắt nghỉ đúng
- HS trả lời: Tranh lợn ráy: tranh vẽ nhưng con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống câu khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn.
+ Khoáy âm dương: khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong hình chữ S chia hình tròn làm hai mảng – một mảng màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm)
- Nêu cách ngắt
- 1 nhóm HS đứng lên đọc
- 1 HS trả lời: màu trắng điệp là màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
- 1 nhóm đọc nối tiếp toàn bài.
- HS lắng nghe và theo dõi trong SGK.
c. Tìm hiểu bài (15’)
Các con hãy quan sát tranh trên màn hình. Đây là một số bức tranh làng Hồ. 
+ Ai biết làng Hồ ở đâu không?
+ Tranh này có tên là gì? 
- Tại sao lại gọi là tranh tố nữ ?
1. Ngoài các bức tranh cô vừa cho các con xem, ai có thể kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Giải nghĩa từ: thuần phác
2. Tranh làng Hồ rất đặc biệt về cả cách vẽ và cách tạo màu. Hãy đọc thầm đoạn 3 và tìm điểm đặc biệt của kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ?
Trong câu đầu tiên của đoạn 3, nền đen lĩnh thì lĩnh có nghĩa là gì? 
(Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ)
3. Trong bài tập đọc có rất nhiều câu văn thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. Ai có thể tìm được giúp cô và các bạn?
4. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu giải tranh làng Hồ, tác giả lại thấm thía một nỗi biết ơn đối với các nghệ sĩ nhân dân. Vì sao tác giả lại biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
* Chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh rất sinh động và vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức rất tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên những bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. 
Giải nghĩa: nghệ sĩ tạo hình: người chuyên vẽ tranh, tạc tượng
*) Qua việc giới thiệu về những bức tranh làng Hồ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
GV chốt lại: Tác giả muốn “Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.”
à Đó cũng là nội dung chính của bài.
- Chiếu nội dung
- HS giải nghĩa từ làng Hồ
Làng Hồ: làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người ưa thích.
- Nêu tên tranh và giải nghĩa từ: tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp.
- 1 HS trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- thuần phác là chất phác, mộc mạc
- 1 HS trả lời: kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ rất đặc biệt: màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”.
Lĩnh là một thứ lụa đen bóng.
- 1 HS trả lời: 
+ Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
+ Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+ Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
+ Màu trắng điệp là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
- HS trả lời: “Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.”
“Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.”
“Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.”
- HS: Tác giả muốn nói đến những nghệ sĩ của làng tranh Đông Hồ, nhắn nhủ mọi người.
- HS viết vào vở
d. Luyện đọc diễn cảm (8’)
- Chúng ta vừa tìm hiểu xong bài, vậy bây giờ có thể đọc tốt hơn rồi chứ? Vậy bạn nào có thể nêu lên giọng đọc toàn bài.
- Đưa ra đoạn 1 để HS luyện đọc diễn cảm. Chúng ta cần ngắt giọng thế nào?
 “Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ/ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.”
- HS luyện đọc theo nhóm đôi đoạn 1. 
- Gọi HS lên đọc lại đoạn vừa ngắt chú ý nhấn giọng.
- Nhận xét, cho điểm.
- 1 HS nêu giọng đọc toàn bài: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ.
HS nêu cách ngắt nghỉ, các từ cần nhấn.
- HS đọc trong nhóm đôi
- Gọi 2, 3 HS lên đọc.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài. 
- Lớp mình đã có bạn nào từng tới thăm làng tranh Đông Hồ chưa? Cô mong rằng lớp mình sẽ có dịp tới thăm làng tranh Đông Hồ, tận mắt chứng kiến quá trình làm ra một bức tranh để thấy yêu mến hơn nghề truyền thống này.
- 1 HS nhắc lại nội dung chính.
*) Nhận xét, rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctranh lang ho.doc