Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 21

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 21

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 19.

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 20.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 20.

- Phương hướng hoạt động tuần 21

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013.
Hoạt động tập thể
 sinh hoạt lớp
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 19.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 20.
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 20.
- Phương hướng hoạt động tuần 21
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+ tuyên dương: ..........................................................................................
+ Phê bình:...................................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 21 .
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
______________________________
Tập đọc
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba- dô- ca.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có cống hiến xuất sắc cho đất nước.
- Hiểu từ ngữ trong bài: Anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, cống hiến.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II- Đồ dùng dạy học: 
Anh chân dung Trần Đại Nghĩa SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra (3’):
- HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn. Nêu nội dung bài?
2- Dạy bài mới.
a- Giới thiệu bài (1-2’): Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.. Hôm nay, các em sẽ biết đến một trong những anh hùng ấy qua bài tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa ( cho HS quan sát chân dung Trần Đại Nghĩa)
b- Luyện đọc đúng: (10-12’)
* 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Gọi một HS chia đoạn.
* Cho HS đọc nối đoạn.
* Rèn đọc đoạn 
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng: Phạm Quang Lễ - >HS đọc 
- Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy - > HS đọc theo dãy 
+ Đoạn 2:
- Đọc đúng : năm 1946( n ); thiêng liêng (iêng), ba- dô- ca. ->HS đọc
- Giải nghĩa từ : tiện nghi , cương vị , cục Quân giới / SGK
- Hướng dẫn đọc cả đoạn: đọc đúng các tiếng khó, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy. - > HS đọc theo dãy 
+ Đoạn 3:
- Đọc đúng : xuất sắc (x , s ) ->HS đọc 
- Giải nghĩa từ : sự nghiệp/ SGK
- Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy-> HS đọc theo dãy
+ Đoạn 4:
- Đọc đúng câu dài: Ông còn được ... Hồ Chí Minh/ ... cao quý// -> H đọc
- Giải nghĩa từ : anh hùng lao động , huân chương./ SGK
- Cả đoạn đọc trôi chảy rõ ràng. - > HS đọc theo dãy
* HS đọc theo nhóm đôi 
* GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý phát âm đúng các từ đã hướng dẫn. (2 em đọc )
- GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
+ Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 
- Trần Đại Nghĩa đã theo học các ngành học gì?
-> Chuyển ý: Ngay từ khi đi học ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc...
+ Đọc thầm đoạn 2,3 và câu hỏi 1 , 2 ,3 
- Em hiểu” nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
- Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
+ Đọc thầm đoạn 4 và câu hỏi 4 , 5
- Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào?
- Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
- Bài văn ca ngợi ai, người đó như thế nào?
- > Nội dung bài.
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm. (10-12’)
* Đọc diễn cảm đoạn 1: Nhấn giọng những từ ngữ: cả ba ngành - > HS đọc 
* Đọc diễn cảm đoạn 2 : Nhấn giọng những từ ngữ: thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn - > HS đọc 
* Đọc diễn cảm đoạn 3: Nhấn giọng những từ ngữ: cống hiến xuất sắc, xây dựng -> HS đọc
* Đọc diễn cảm đoạn 4: Nhấn giọng những từ ngữ: đánh giá cao, xây dựng, thiếu tướng . -> HS đọc
 * Đọc diễn cảm cả bài: Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học có nhiều cống hiến xuất sắc cho tổ quốc Nhấn giọng những từ ngữ: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, xuất sắc...
* GV đọc mẫu.
* HS rèn đọc đoạn theo dãy; đọc đoạn theo dãy
* HS đọc cả bài
3 - Củng cố dặn dò. (2-3’)
- Nêu nội dung bài? Qua bài tập đọc em học tập được gì ở ông Trần Đại Nghĩa?
- Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
 Chính tả ( nhớ- viết)
Chuyện cổ tích về loài người.
I- Mục đích yêu cầu:
- HS nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích về loài người.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm, dấu thanh dễ lẫn(r/d/gi;dấu hỏi /dấu ngã). 
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Viết bảng con: truyền tin, dây chuyền, cuộc chơi, tuốt lúa.
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) ...Hôm nay cô hướng dẫn các em viết bài Chuyện cổ tích về loài người..
b- Hướng dẫn chính tả. (10-12’)
- GV đọc mẫu.
- GV hướng dẫn các từ khó: 
+ sáng( s+ ang+ thanh sắc)
+ lời ru ( l+ơi + thanh huyền)
+ trụi trần (tr + ui + thanh nặng )
+ dạy (d+ ay+ thanh nặng)
- Gọi HS đọc từ khó
- GV đọc từ khó cho HS viết bảng con.
c- Viết vở: (12-14’)
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- HS nhẩm trước khi viết bài 
- Hiệu lệnh viết và kết thúc - > HS viết bài 
d- Hướng dẫn chấm chữa. (3-5’)
- GV đọc cho HS sóat lỗi.
- Hướng dẫn chữa lỗi.
- GV thu chấm.
đ- Hướng dẫn HS luyện tập (8-10’)
* Bài 2/22. (7’)
- Cho HS làm vở 
- GV chữa trên bảng phụ.
* Cần phân biệt sự khác nhau giữa r, d, gi.
* Bài 3/22. (3’)
- Cho HS làm VBT.
- GV nhận xét, chữa.
3 - Củng cố dặn dò:(2-3’)
- Nhận xét tiết học .
- Về chữa lỗi còn lại.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
 Luyện từ và câu
Câu kể Ai thế nào?
I-Mục đích yêu cầu
- Nhận diện được câu kể Ai thế nào?. Xác định được bộ phận CN và VN trong câu.
- Biết được đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào?
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, 
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- GV chấm một số VBT.
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) Các em đã được học kiểu câu kể Ai làm gì, hôm nay chúng ta sẽ học một kiểu câu mới đó là kiểu câu kể Ai thế nào? 
b- Hình thành kiến thức: (12-15’)
* Bài 1(4’)
 - H đọc thầm đoạn văn -> 1H đọc to
*Bài 2 (2’)
- H nêu yêu cầu + mẫu
- H làm việc cá nhân: gạch chân vào SGK từ chỉ trạng thái, t/c
-> H nêu; nhận xét
=> Chốt: xanh um, thưa thớt, hiền lành, trẻ và khoẻ mạnh
 *Bài 3 (2’)
- H nêu yêu cầu + mẫu
- H nêu (miệng) câu hỏi cho các từ vừa tìm được -> nhận xét
- Các từ xanh um làm nhiệm vụ gì trong câu?(VN)
=> Chốt: VN trong các câu trên trả lời cho câu hỏi nào? (thế nào? )
 ? Muốn tìm VN trong câu kể Ai thế nào ? ta dùng câu hỏi gì? *Bài 4(2’) 
- H nêu yêu cầu -> nêu miệng; nhận xét	
? Các từ ngữ chỉ sự vật trong câu là bộ phận gì của câu? ( CN)
? Muốn tìm bộ phận CN của câu ta dùng câu hỏi gì.
* Chốt CN của câu kể Ai thế nào?
? câu kể Ai thế nào? có mấy bộ phận?
? CN trả lời cho câu hỏi gì?
? VN trả lời cho câu hỏi nào
-> Rút ra ghi nhớ /SGK24.
c- Hướng dẫn HS luyện tập. (17’ ) 
* Bài 1/24: (7’)
- GV nhận xét.
- Chốt các câu kể Ai thế nào? : Câu 1, 2, 4, 5, 6.
Tại sao câu 3 không phải là câu kể Ai thế nào?
-> Chốt: Câu kể Ai thế nào? gồm các bộ phận nào?
* Bài 2/24 (10’)
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV lưu ý HS sử dụng câu kể Ai thế nào? để nói đúng tính nết
- GV cho HS trình bày, nhận xét cho điểm.
? Để viết được câu kể Ai thế nào thì VN của câu phải là những từ ngữ chỉ gì.
3 - Củng cố dặn dò (2-3’)
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Đặt một câu kể Ai thế nào ? Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
__________________________________________________________________Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013
Kể chuyện
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.
I- Mục đích yêu cầu:
1- Rèn kĩ năng nói :
- HS chọn một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối hoặc chỉ kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật ( không cần kể thành chuyện)
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghiã câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ một cách tự nhiên.
2- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học.
- Truyện HS sưu tầm được. Bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài? 
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệ ... được sự so sánh của tác giả ...
+ Đoạn còn lại:
- Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những nụ ngói hồng?
- Hình ảnh” Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
- Bài thơ ca ngợi gì?
- Qua vẻ đẹp của sông La, tác giả muốn nói lên điều gì?
-> Nội dung bài
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm + học thuộc lòng: (10-12’)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: 
- Đoạn 1: Nhấn giọng: ở những từ chỉ tên các loại gỗ quí
- Đoạn 2: Nhấn giọng: trong veo, mươn mướt, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, long lanh, hót
- Đoạn 3: Nhấn giọng: ngây ngất, bừng tươi, nở xoà
* Đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, trìu mến, nhấn giọng ở những từg ngữ gợi cảm, gợi tả - > HS đọc
- GV đọc mẫu.
- HS đọc diễn cảm từng đoạn theo dãy; đoạn mình thích 
- HS nhẩm thầm từng đoạn -> đọc thuộc; H đọc thuộc lòng đoạn thích 
- H đọc thuộc cả bài
3 - Củng cố dặn dò. (2-3’)
- Nêu ý nghĩa bài thơ? (Ca ngợi vẻ đẹp sông La; tài năng, sức mạnh của con người VN) 	
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Đạo đức
lịch sự với mọi người
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này HS có khả năng:
Hiểu: 
- Thế nào là lịch sự vớ mọi người.
- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người
2. Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
3. Có thái độ:
 - Tự trọng, tôn trọng người khác , tôn trọng nếp sống văn minh.
 - Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. Đồ dùng dạy- học:
Một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1) Kiểm tra (3’): 
 -Kể lại truyện: Buổi học đầu tiên và nói ý nghĩa câu chuyện?
2) Bài mới:
*Hoạt động 1: Đọc truyện ở tiệm may (10-12’)
- HS đọc lần 1; 1 H đọc lại
- Lớp thảo luận nhóm đôi theo 2 câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trình bày.
=> Kết luận: - Trang là người lịch sự vì đã biết choà hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may
- Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
- Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
*Hoạt động2: Thảo luận theo nhóm (7-9’)
++Bài tập 1SGK:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: 
- Nêu YC bài tập.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
=> Kết luận: - Các hành vi, việc làm (b, d) là đúng 
 - Các hành vi, việc làm (a, c, đ ) là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (7-9’)
++Bài tập 3:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm .
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
=> Kết luận: Như SGV trang 43.
*Ghi nhớ SGK:2-3H đọc
*Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
- 2à3 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
__________________________________
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013
 Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả đồ vật.
I- Mục đích yêu cầu:
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
- Thấy được cái hay của bài được thầy (cô) khen.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, VBT của HS.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) ...ghi tên bài.
b- Nhận xét chung về kết quả làm bài của HS.(15’)
* Ưu điểm: - Viết đúng kiểu bài văn miêu tả.
- Trình bày tương đối sạch đẹp; bố cục rõ ràng
- Biết sáng tạo, biết viết câu văn hay.
* Nhược điểm: Còn một số bạn thiếu phần mở bài 
- Viết câu chưa hay, dùng từ chưa hợp lí. 
- Viết còn sai chính tả; Diễn đạt còn vụng
++GV trả bài.
c- Hướng dẫn chữa lỗi. (17’)
* G phát phiếu bài tập -> giaoviệc: đọc phần nhận xét của G rồi tự chữa bài; H đổi chéo bài-> kiểm tra
* G treo bảng phụ chữa một số lỗi điển hình 
\ Lỗi dùng từ: 
-đi kèm với mặt bàn là một ngăn kéo
- màu nhạt nổi
-> dưới mặt bàn 
-> màu vàng nhạt, nổi những vân gỗ mờ
\ Lỗi diễn đạt: 
- Mặt bàn bên trái em để 
- Chiếc bàn màu nâu, chiếc bàn làm bằng gỗ dán
-> Trên mặt bàn, bên trái em để
-> Chiếc bàn làm bằng gỗ dán, màu nâu
3 - Củng cố, dặn dò. (2-3’)
- Khi viết bài văn miêu tả đồ vật , các em cần chú ý gì? 
**G lưu ý: chú ý quan sát thật kĩ đồ vật ấy, tả đúng tình tự; dùng từ giản dị; viết câu ngắn gọn, trọn ý
- Về viết một trong các đề còn lại . 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 25 tháng1 năm 2013
 Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
I-Mục đích yêu cầu
- Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào?
- Xác định được bộp phận VN trong các câu kể Ai thế nào?; biết đặt câu đúng mẫu.
II- Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ, từ điển.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’): Đặt một câu kể Ai thế nào? Chỉ ra đâu là CN, VN?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) Các em đã biết trong câu kể Ai thế nào có hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về vị ngữ qua bài: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
b- Hình thành kiến thức (12-15’)
* Bài 1 (4’): HS đọc thầm đoạn văn -> 1-2H đọc to.
* Bài 2 (3’): Nêu yêu cầu? 
- H đánh dấu vào SGK các câu kể Ai thế nào? -> H nêu; nhận xét
=> Chốt: Các câu kể Ai thế nào?trong đoạn văn: Câu 1, 2, 4, 6, 7
* Bài 3 (3’): Nêu yêu cầu? 
- H làm vào SGK: xác định CN, VN của các câu kể Ai thế nào? -> H trao đổi nhóm đôi -> Nêu theo cặp; nhận xét
=> Chốt: VN trong các câu kể Ai thế nào?trả lời cho câu hỏi nào?
* Bài 4 (3’): Nêu yêu cầu? 
- H trao đổi nhóm đôi -> Nêu; nhận xét
=> Chốt: Vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào? biểu thị trạng thái, đặc điểm, tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do động từ, tính từ tạo thành.
** Rút ra ghi nhớ/30
c- Hướng dẫn HS luyện tập (20-22’’)
* Bài 1/30 (10’): HS đọc yêu cầu.
a) HS gạch chân các câu kể Ai thế nào vào SGK.
b) HS trao đổi nhóm đôi tìm vị ngữ của từng câu -> HS trình bày 
c) HS trả lời miệng
- HS nêu-> HS; GV nhận xét.
-> Chốt: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? biểu thị điều gì? thường do các từ ngữ nào tạo thành?
* Bài 2/30 (12’): Cho nêu yêu cầu.
- 1 H làm mẫu; nhận xét
- H làm vở: Đặt 3 câu kể Ai thế nào? để tả cây hoa em thích
++ GV lưu ý HS sử dụng câu kể Ai thế nào? để nói đúng đặc điểm của cây hoa mà em thích.
-> GV chấm điểm, nhận xét.
3- Củng cố dặn dò:(2-3’):- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? biểu thị điều gì? thường do các từ ngữ nào tạo thành? 
 - G nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Tập làm văn
 Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
I- Mục đích yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết luận) của một bài văn tả cây cối.
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học( tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’) : Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài (1-2’): G nêu MĐ, YC tiết học
b- Hình thành kiến thức: (12-15’)
* Bài 1/ 30 (6’): H đọc thầm bài văn.
- Bài 1 có mấy đoạn văn?
- H thảo luận nhóm đôi: nêu ND đoạn văn -> H báo cáo
=> Chốt: \ Đoạn 1: Tả bao quát về bãi ngô ( tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà)
 \ Đoạn 2: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
 \ Đoạn 3 : Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch 
* Bài 2/ 31(5’): H nêu yêu cầu
- H đọc thầm bài Cây mai tứ quý/23 để thực hiện yêu cầu
- GV treo bảng phụ viết trình tự miêu tả của hai bài, trên cơ sở đó HS có thể dễ dàng so sánh -> H nêu nhận xét.
=> Chốt: Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
* Bài 3/31(4’): Một bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? ND từng phần?
** Rút ra ghi nhớ SGK/31
c- Hướng dẫn thực hành: (17’)
* Bài 1/32. (7’): H nêu yêu cầu
- H đọc thầm đoạn văn để trả lời -> H trao đổi nhóm đôi -> H trình bày
=> Chốt: ..tả cây gạo theo từng thời kì phát triển, từ lúc hoa còn đỏ đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo...
 ? Bài văn trên là phần nào trong bài văn miêu tả cây cối?
* Bài 2/32. (12’)
- HS đọc thầm yêu cầu.
- Có thể lập dàn ý cho bài văn theo mấy cách? 
- H nêu tên cây mình định tả -> HS làm VBT -> trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp; nhận xét
=> Chốt: Nêu trình tự tả trong bài văn miêu tả cây cối?
3- Củng cố- dặn dò. (2-3’)
- Một bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? ND từng phần?
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc