Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 21

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 21

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: chính đáng, Đông Sơn, xung quanh, hươu nai, săn bắn, thần linh, thuần hậu, hiền hoà, tung tăng, khát khao, muông thú,

 - Đọc rành mạch, trơi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự ho của người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc ảnh trống đồng Đông Sơn (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 
THỨ HAI, NGÀY 30 THÁNG 1 NĂM 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 40: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: chính đáng, Đông Sơn, xung quanh, hươu nai, săn bắn, thần linh, thuần hậu, hiền hoà, tung tăng, khát khao, muông thú, 
 - Đọc rành mạch, trơi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự ho của người Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ảnh trống đồng Đông Sơn (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã ( Thanh Hoá ) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ đã đến đây khai quật và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là điểm văn hoá Đông Sơn. Trong bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn.Đó là trống đồng Đông Sơn.
Hoạt động 2 : HD HS luyện đọc
GV phân đoạn(2 đoạn)- Gọi HS đọc bài
GV kết hợp sửa sai khi HS phát âm sai và hướng dẫn câu văn dài
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
+ Tổ chức thi đọc trước lớp
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài. 
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK
 Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? 
 Hoa văn trên mặt trống được miêu tả như thế nào? 
-Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
-Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng? 
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam? 
Đoạn 2 muốn nói về điều gì? Trống đồng Đông Sơn la niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Bài văn cho chúng ta biết về điều gì? Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
Gọi HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong bài
-GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn “ Nổi bật...sâu sắc”
Thi đọc trước lớp
- GV nhận xét biểu dương
Củng cố - Dặn dò 
Nội dung bài cho ta biết điều gì?
Liên hệ GD: HS biết quý trọng những di sản của đất nước
GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
Về nhà học bài và xem trước bài: “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”. 
************************** 
KHOA HỌC
TIẾT 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lý phân, rác hợp lý; giảm khí thải, bảo vệ rừng và tồng cây
 - HS yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Hình trang 80,81 SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
* MT: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
* Tiến hành:
-HS làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS quay mặt vào nhau, chỉ vào từng hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Gọi một số HS trình bày.
-Kết luận:Chống ô nhiễm không khí bằng cách
-Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí.
-Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp..
-Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế:
* Mục tiêu: HS nói những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Ở địa phương em có bị ô nhiễm không khí không?
-Em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
Củng cố:
- Gọi HS nêu mục tiêu bài học
 -Liên hệ GD: HS yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Nhận xét giờ học
Dặn dò: Về nhà học bài Chuẩn bị bài: Âm thanh
TOÁN
TIẾT 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I - MỤC TIÊU :
HS :
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
BT cần làm: 1
- HS có tính cẩn thận, vận dụng vào cuộc sống
II - DẠY ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: bảng phụ, phiếu học tập
III - CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (ghi bảng )
Hoạt động 2: HD HS nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số. 
GV dán lên bảng 2 băng giấy như SGK.
Em có nhận xét gì về hai băng giấy?
Băng thứ nhất được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần?
Băng thứ hai được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần?
Vậy băng giấy và băng giấynhư thế nào với nhau?
GV kết luận ghi bảng : = 
- Làm thế nào để từ phân số thành phân số và phân số thành phân số ?
- GV rút ra tính chất cơ bản của phân số :
 + Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
 + Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. 
Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài tập1: 
Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp và đọc kết quả.
GV cùng HS nhận xét 
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở
Thu một số tập chấm, nhận xét
Yêu cầu HS tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK 
GV rút ra nhận xét SGK
Bài tập 3: 
Yêu cầu HS đọc đề bài tập 
 Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- GV chấm một số vở – nhận xét 
Củng cố:
 - Gọi HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số?
Liên hệ GD: HS cótính cẩn thận vận dụng vào cuộc sống
- Nhận xét tiết học
Dặn dò:
 Về nhà học bài và làm bài tập1a,b. Chuẩn bị bài sau: Rút gọn phân số 
***************************** 
KỂ CHUYỆN
TIẾT 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài
Hiểu ND chính của câu chuyện(đoạn truyện) đã kể.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa truyện trong SGK 
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Baøi môùi : Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn hs kể chuyện:
Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài, gợi ý 1, 2.
-Lưu ý hs: +Tài năng có thể trong các lĩnh vực khác nhau (trí tuệ, sức khoẻ).
+Chuyện hs có thể có hoặc không có trong SGK.
-Yêu cầu hs tự giới thiệu câu chuyện mình sắp kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
**************************************************************** 
THỨ BA, NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 2012
TOÁN
TIẾT 101: RÚT GỌN PHÂN SỐ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Bước đầu nhận biết về cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản).
- BT cần làm: bài 1 (a), 2(a)
- Biết cách rút gọn phân số (trong các trường hợp đơn giản)
- HS biết vận dụng để tính đúng, tính nhanh.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập. Bảng nhóm ghi nội dung BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động1: Hướng dẫn để HS hiểu thế nào là rút gọn phân số.
Cho phân số , viết phân số bằng phân số nhưng có tử số & mẫu số bé hơn?
Sau khi HS nêu ý kiến, GV chốt: Theo tính chất cơ bản của phân số, có thể chuyển thành phân số có tử số & mẫu số bé hơn như sau:
 = = 
Tử số & mẫu số của phân số như thế nào so với phân số ? Hai phân số này so với nhau thì như thế nào?
GV nêu : Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số 
GV nêu nhận xét: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số & mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
Yêu cầu HS nhắc lại nhận xét trên.
GV yêu cầu HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa (vì 3 & 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1) nên ta gọi là phân số tối giản.
Tương tự, yêu cầu HS rút gọn phân số 
Yêu cầu HS trao đổi trong nhómđể xác định các bước của quá trình rút gọn phân số rồi nêu như SGK
Yêu cầu HS nhắc lại các bước rút gọn phân số?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1a
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
Yêu cầu HS làm bảng con + 2HS lên bảng lớp
Lưu ý: Khi rút gọn phân số phải thực hiện cho đến lúc nhận được phân số tối giản.
GV cùng HS sửa bài nhận xét.
Bài tập 1b: GV yêu cầu HS làm bài vào vở
GV chấm một số vở nhận xét.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Cho HS chơi trò chơi “Thi đua giải nhanh”
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.
Bài tập 3: HS khá, giỏi
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Cho HS chơi trò chơi “Thi tìm nhanh kết quả đúng”
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
Củng cố - Dặn dò: 
Nêu cách rút gọn phân số?
Nhận xét tiết học
Về nhà học bài, làm lại BT1a và chuẩn bị bài: Luyện tập
*********************************** 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT41: CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết được câu kể Ai thế nào? 
-Tìm được chủ ngữ , vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
-Biết sử dụng linh hoạt , sáng tạo câu kể Ai thế nào? khi nói hoặc viết một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Đoạn văn minh hoạ bài tập 1 , phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp mỗi câu 1 dòng 
III. Hoạt động trên lớp:
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu nv của bài học.
 b.HĐ 1: Nhận xét: 
- Phát giấy khổ lớn và bút dạ .Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu ( Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn ) 
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
1/ Bên đường cây cối xanh um..
2 / Nhà cửa thưa thớt dần 
4/Chúng thật hiền lành 
6/ Anh trẻ và thật khoẻ mạnh .
* Các câu 3, 5 , 7 là dạng câu kể Ai làm gì ? 
+ Nếu HS nhầm là dạng câu kể Ai thế nào ? thì GV sẽ giải thích cho HS hiểu .
Bài 3 :
+ Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể ( 1HS đặt 2 câu : 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất và 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ trạng thái )
- Yêu cầu HS khác nhận xét ... yển thành hai phân số có cùng mẫu số là và . Trong đó = và = 
-Từ cách quy đồng mẫu số hai phân số và em hãy nêu cách chung quy đồng mẫu số hai ph/ số ?
HĐ 2.Thực hành 
 Bài tập 1: Yêu cầu hs
 -Yêu cầu + h.dẫn nh.xét, bổ sung 
-Nh.xét, điểm
*Y/cầu hs khá, giỏi làm thêm BT2 
-Nh.xét, điểm
3.Củng cố-dặn dò : 
- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện quy đồng mẫu số các phân số
- Dặn HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau
-Nx chung tiết học.
************************************** 
KĨ THUẬT
TIẾT 21: ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
	Ø Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Tranh ĐDDH điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
Ø HS: dụng cụ học tập.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: “điều kiện ngoại cảnh của cây rau và hoa”. 
	ó Hoạt động 1: các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
 	- GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát H.2 SGK. Hỏi: 
 	+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển ?
 	- GV nhận xét và kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
	ó Hoạt động 2: ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
 	- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK .Gợi ý cho HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
 	* Nhiệt độ:
 	+ Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
 	+ Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không?
 	+Kể tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau.
 	- GV kết luận :mỗi một loại cây rau, hoa đều pht1 triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp.Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao.
 	* Nước.
 	+ Cây, rau, hoa lấy nước ở đâu?
 	+Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
 	+ Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
 	- GV nhận xét, kết luận.
 	* Ánh sáng:
 	+ Cây nhận ánh sáng từ đâu?
 	+ Ánh sáng có tác dụng gì đối với cây ra hoa?
 	+ Những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
 	+ Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm thế nào?
 	- GV nhận xét và tóm tắt nội dung.
 	- GV lưu ý :Trong thực tế, ánh sáng của cây rau, hoa rất khác nhau. Có cây cần nhiều ánh sáng, có cây cần ít ánh sáng như hoa địa lan, phong lan, lan Ývới những cây này phải tròng ở nơi bóng râm.
 	* Chất dinh dưỡng:
 	+ Các chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cây?
 	+Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là gì ?
 	+ Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu?
 	+ Nếu thiếu, hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cây sẽ như thế nào ?
	- GV liên hệ: Khi trồng rau, hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tuỳ loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp.
 	* Không khí:
 	+ Cây lấy không khí từ đâu ?
 	+ Không khí có tác dụng gì đối với cây ?
	+ Làm thế nào để bảo đảm có đủ không khí cho cây?
 	- GV kết luận: Con người sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách tưới nước, bón phân, làm đất  để bảo đảm các ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây .
4. Củng cố- Dặn dò.
 Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây rau, hoa?
 HS đọc phần ghi nhớ trong khung.
GV nhận xét sự chuẩn bị , thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị: Trồng cây rau, hoa: tìm hiểu kĩ thuật trồng cây con.
**************************************************************** 
THỨ SÁU, NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 42: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học (BT2)
II.CHUẨN BỊ:
Tranh, ảnh một số cây ăn quả để HS làm BT2.
Giấy ghi lời giải BT1, 2 (phần Nhận xét).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập1
GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả hoa & búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Đoạn 3: còn lại Tả hoa & lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập & chắc, có thể thu hoạch.
Bài tập 2:
GV nêu yêu cầu của bài tập: Xác định đoạn & nội dung từng đoạn trong bài Cây mai tứ quý.
GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3: còn lại
So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn & nội dung mỗi đoạn trong 2 bài.
Bài tập 3:
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV giữ lại 2 bảng kết quả, giúp HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của 1 bài văn tả cây cối (nội dung trong phần ghi nhớ).
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán tranh ảnh một số cây ăn quả.
GV phát bút dạ & giấy riêng cho 2 HS.
GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát cây cối.
************************************ 
ĐỊA LÍ
TIẾT 21: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU: 
Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước.Là nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- HS chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh, Mũi Cà Mau trên bản đồ Việt Nam.Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.Xác định mối quan hệ giữa khí hậu biển hồ với sông ngòi, sông ngòi với đất đai ở mức độ đơn giản.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bản đồ địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh về thiên nhiên của đb Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài : Đồng bằng Nam Bộ.
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
-Yêu cầu hs dựa vào sgk , bản đồđịa lí tự nhiên VN để tìm hiểu:
 +Đb Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa các sông nào bồi đắp?
+Đb NB có đđ tiêu biểu gì về diện tích, địa hình, đất đai?
+Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí ĐB Nam Bộ,Đồng Tháp Mười,Kiên Giang,Cà Mau,một số kênh rạch.
-Theo dõi và nhận xét.
 2.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
-Cho hs quan sát hình 2 trng 117 trả lời 2 câu hỏi ở mục 2.
-Cho hs đọc tiếp nd trang 118 và nêu câu hỏi:
+Vì sao ở ĐB Nam bộ người dân không đắp đê ven sông?Sông có tác dụng gì?
-Thảo luận nhóm đôi và nêu lên ý kiến.
 -Lắng nghe và bổ sung.
 -Đọc ghi nhớ sgk.
+Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì?
-Nhận xét, kết luận.
- Mô tả thêm cảnh lũ lụt vào mùa mưa và tình trạng thiếu nước ngọt mùa khô ở Nam bộ.
C. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, nhắc hs chuẩn bị bài sau: Người dân ở ĐB Nam bộ.
************************************* 
TOÁN
TIẾT 104: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (tt)
I.Mục tiêu: 
- Hiểu cách quy đồng mẩu số hai phân số. 
- Biết thực hành quy đồng mẫu số hai phânsố
- Có tính cẩn thận, chính xác, tích cực.
II.Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài :
HĐ 1: (15’) H dẫn quy đồng mẫu số hai phân số:
-H.dẫn HS thực hiện.quy đồng mẫu số hai phân số: 
 76 và 512 
76=7x 2 6 x 2 = 1412 và giữ nguyên 512
12: 6 = 2 Vậy : 12 là mẫu số chung
-Yêu cầu hs nh.xét về mẫu số chung
-Quy đồng mẫu số hai phân số 7 và 5
 6 12
ta có kết quả như thế nào ?
-H.dẫn hs nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số
-Giáo viên kết luận.
HĐ 2: Thực hành 
Bài 1 bỏ ý c: Gọi hs
-Yêu cầu +H.dẫn nh.xét, bổ sung
-Yêu cầu vài hs
-Nh.xét, điểm
Bài 2 làm ý a,b (bỏ ý c d e g) : Gọi hs
-Yêu cầu +H.dẫn nh.xét, bổ sung
-Yêu cầu vài hs
-Nh.xét, điểm
*Y/cầu hs khá, giỏi làm thêm BT2 d,e,g ở nhà
-Nh.xét, điểm
3. Củng cố-dặn dò : 
-Y/cầu hs nêu lại cách quy đồng mẫu số hai phân số
-Dặn HS về nhà làm lạibài tập,chbị bài sau
- Nx chung tiết học.
**************************************
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (t1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Học xong bài này, HS hiểu:
Thế nào là lịch sự với mọi người.
Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
Biết cư xử lịch sự với mọi người.
Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự & không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
KNS: thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác, -ứng xử lịch sự với mọi người,-
II.CHUẨN BỊ:
SGK, mỗi HS ba tấm bìa : xanh, đỏ, trắng.
Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng vai
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động1: Làm việc cả lớp 
Truyện : Câu chuyện ở tiệm may.
GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2
+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện trên? Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Hà thì ngược lại.
+ Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
GV kết luận: 
Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may
Hà nên biết tôn trọng người khác & cư xử cho lịch sự.
Biết cư xử lịch sự sẽ có lợi gì? Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
Gọi HS nêu ghi nhớ bài SGK
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT1)
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
Các nhóm HS thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét kết luận:
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 3)
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV nhận xét kết luận: 
Củng cố - Dặn dò: 
GV mời HS đọc ghi nhớ.
Nhận xét tiết học
Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè & mọi người. 
****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 MOT COT TUAN 21.doc