Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trực quan môn Mĩ thuật ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trực quan môn Mĩ thuật ở Tiểu học

1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC:

Như chúng ta đã biết dạy Mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ, nếu như việc dạy Toán, Văn ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy Mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ. Vì thế môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về Mĩ thuật. Mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trực quan môn Mĩ thuật ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN MÔN MĨ THUẬT PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU:
1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: 
Như chúng ta đã biết dạy Mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ, nếu như việc dạy Toán, Văn ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy Mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ. Vì thế môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về Mĩ thuật. Mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau.
	Môn Mĩ thuật góp phần nâng cao hơn năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở các em phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập tích cực của học sinh, tạo hứng thú trong giờ học. Môt trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp ứng dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học cũng như những môn khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng dạy sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét phán đoán và ghi nhận sự vật dễ dàng nhận biết sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng nhớ sự vật lâu hơn. 
Chúng ta đã biết việc ứng dụng đồ dùng trực quan tốt ở tiết dạy sẽ phát huy được nhiều giác quan. Chính vì thế khi nói đến ứng dụng đồ dùng trực quan trong môn Mĩ thuật là ta phải nghĩ đến ngay một vấn đề có ý nghĩa rất là quan trọng. Một tiết dạy Mĩ thuật có đồ dùng trực quan được khai thác triệt để sẽ bồi dưỡng và phát triển cho các em lòng ham thích say mê học tập và đáp ứng yêu cầu. Minh hoạ trực quan là một phương pháp giúp học sinh được thấy tận mắt cách làm việc, cách phác hoạ, cách vẽ để các em định hướng được bài vẽ của mình, minh hoạ trực quan còn giúp các em làm việc có định hướng, gợi mở thông qua suy nghỉ và óc sáng tạo của mình. Cho nên việc đổi mới phương pháp ứng dụng đồ dùng trực quan là một nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học và cũng là để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trên bục giảng.
 Theo quan sát của tôi trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật ở bậc tiểu học thì có rất nhiều học sinh không thực hiện bước quan sát, phân tích mẫu trước khi vẽ mẫu. Một số học sinh tự ý sắp xếp bố cục không đúng với góc nhìn của mình, hoặc không quan sát, không so sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu. Từ đó dẫn đến vẽ sai mẫu, không phát triển được khả năng vẽ mẫu qua các bài vẽ, hoặc không có tính khoa học trong quá trình vẽ mẫu. Dĩ nhiên mĩ thuật là một ngành nghệ thuật, không phải là khoa học, nhưng nếu muốn phát triển được năng khiếu thì cần phải ứng dụng các kiến thức khoa học, phải có quá trình rèn luyện - vì nghệ thuật chính là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc nghệ thuật, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo.
	Mẫu vẽ thường sơ sài, đơn điệu, không tạo được hứng thú quan sát cho học sinh.
	Nhiều trường chưa có phòng học dành riêng cho môn mĩ thuật làm giảm hiệu quả của các tiết vẽ theo mẫu.
	Một số giáo viên không chuẩn bị hình hướng dẫn các bước vẽ mẫu.
 Hiện nay các trường Tiểu học, đã có giáo viên dạy chuyên môn Mĩ thuật. Do vậy trong mỗi bài giảng việc nghiên cứu và ứng dụng đồ dùng trực quan luôn là vấn đề mà các giáo viên chuyên Mĩ thuật quan tâm để cho chất lượng môn Mĩ thuật ngày một được nâng cao.
 Tôi nhận thấy hiện nay chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật chưa thật sự đạt hiệu quả vì trong các tiết dạy Mĩ thuật việc ứng dụng đồ dùng trực quan chưa được khoa học chưa khai thác hết tính năng của việc ứng dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy. Vì thế tôi muốn đề cập đến việc ứng dụng phương pháp trực quan trong giảng day môn Mĩ thuật ở trường tiểu học sao cho bài giảng đạt kết quả cao từ đồ dùng trực quan.
2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỂ DẠY TỐT MÔN MĨ THUẬT PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU:
Trực quan là phương pháp dạy sao cho học sinh thấy ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể để các em hiểu nhanh, nhớ lâu, dù là những khái niệm trừu tượng như cân đối, hài hoà, hay những gì ẩn chứa trong bố cục, nét vẽ, màu sắc,
Do vậy, đồ dùng dạy học của môn Mĩ thuật là nội dung, là kiến thức của bài học, dạy bằng trực quan bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao.
* Quan sát là một phương pháp tốt nhất để giúp học tốt môn Mĩ thuật:
	- Quan sát để nắm được, hiểu được đối tượng về hình dáng chung, về cấu trúc, về đậm nhạt và tỉ lệ của nó. Giúp người vẽ có ý định sắp xếp cho bài vẽ của mình, sao cho hình vẽ hợp tỉ lệ với trang giấy và làm cho bài vẽ đẹp hơn.
	- Quan sát để thu nhận được nhiều thông tin.
	- Quan sát từ bao quát đến chi tiết.
	- Quan sát để đối chiếu, so sánh, rút ra nhận xét đúng, chuẩn xác và khách quan.
	* Minh hoạ trực quan là giúp học sinh thấy và hiểu cụ thể hơn vấn đề qua cách minh hoạ bảng (vẽ bảng) của giáo viên:
	- Minh hoạ về hình mảng.
	- Minh hoạ về bố cục.
	- Minh hoạ về hình vẽ.
	- Minh hoạ về nét vẽ.
	- Minh hoạ về màu sắc.
	- Minh hoạ về đậm nhạt (sắc độ),
 Qua thời gian trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy minh hoạ trực quan giúp học sinh thực hành có hiệu quả rất cao trong bài vẽ của mình. Nhưng cần đảm bảo các điều kiện như:
* Đối với học sinh:
- Đọc và tham khảo trước bài học để nắm bắt thông tin.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học.
- Thường xuyên quan sát sự vật, sự việc diễn ra hàng ngày xung quanh ta. 
- Chuẩn bị tốt dụng cụ phục vụ môn học.
 * Đối với giáo viên:
- Cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như:
+ Mẫu vẽ (vẽ theo mẫu).
+ Tranh, ảnh, phiên bản, hình minh hoạ liên quan đến bài học (vẽ trang trí).
+ Tài liệu liên quan đến bài học (sưu tầm).
- Kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy.
- Đặc biệt là vẽ bảng (minh hoạ trực quan) gợi ý giúp học sinh thực hành bài vẽ.
- Chú ý hướng dẫn học sinh quan sát thực tế xung quanh.
- Sau mỗi bài vẽ cần đánh giá kịp thời để bổ sung giúp các em nhận ra những thiếu sót và rút kinh nghiệm
Bài “ Mẫu có hai đồ vật” giáo viên nên sử dụng các đồ vật có trong cuộc sống. Giáo viên sắp xếp các mẫu vẽ khác trong sách giáo khoa để học sinh dễ nhận ra.
Đối với bài vẽ theo mẫu ở chương trình tiểu học để học sinh nắm rõ hơn về các góc nhìn khác nhau.chúng ta dùng các đồ dùng trực quan để chỉ rõ hơn.
Đối với tiết học vẽ đậm nhạt giáo viên có thể sử dụng đèn học cá nhân để chiếu sáng vào mẫu, như vậy học sinh sẻ thấy rõ đậm nhạt trên vật mẫu. Trong khi hướng dẫn học sinh cách vẽ nên dùng giấy vẽ treo lên bảng để khi lên độ đậm nhạt có hiệu quả và học sinh dễ nhận thấy.
Bên cạnh giáo viên cần sử dụng một số trực quan là bài vẽ học sinh lớp trước để học sinh nhận xét ra những điểm chưa đúng và rút ra bài học kinh nghiệm cho bài học của mình
Ví dụ: Khi dạy ở lớp 1A bài: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Trước khi dạy bài này tôi cũng đã nghiên cứu bài và soạn một giáo án chi tiết với phương pháp trực quan được sử dụng hợp lí ở tiến trình bài giảng. Tôi dã chọn bộ đồ dùng trực quan có dạng hình vuông và hinh chữ nhật gần gủi với các em như; cái bảng học sinh, quyển vở, mặt bàn, viên gạch hoa với hình vẽ sẵn để minh họa. Khi vào bài dạy ở phần quan sát và nhận xét, tôi cho học sinh quan sát hình viên gạch hoa có dạng hình vuông và cái bảng sau đó tôi đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở để cho các em tự khám phá, tự tìm hiểu đặc điểm của viên gạch lát nhà và cái bảng xem chúng là hình gì
Tôi đặt viên gạch ở vị trí số 1 và cái bảng ở vị trí số 2
Toâi daët moät soá caâu hoûi? vật đặt vị trí số 1 là cái gì? vật đặt vị trí số 2 là cái gì? Các cạnh của hai vật này có cạnh là nét thẳng hay nét cong?
Viên gạch có mấy cạnh? Tôi mời một em lên đo xem các cạnh của viên gạch như thế nào? Sau khi đo xong học sinh sẻ cho biết bốn cạnh bằng nhau lúc nay giáo viên sẻ kết luận viên gạch là hình vuông vì hình vuông là hình có bốn cạnh bằng nhau
So sánh viên gạch và cái bảng em thấy giống nhau không? Một em lên đo xem các cạnh của cái bảng có bằng nhau không. Học sinh đo xong và cho biết có hai cạnh ngắn và hai cạnh dài, lúc này giáo viên kết luận, vậy cái bảng có hai cạnh song song bằng nhau có hai cạnh ngắn và hai cạnh dài, vậy cái bảng là hình chữ nhật hình chữ nhật là hình có hai cạnh song song bằng nhau. 
Sau khi học sinh nhật biết được thế nào là hình vuông thế nào là hình chữ nhật rồi thì tôi bắt đầu cho các em tập ghép hình vuông và hình chữ nhật bằng các đoạn thẳng mà tôi đã chuẩn bị, sau đó hướng dẫn các em cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật qua cách nhận biết các hình có cạnh bằng nhau được giáo viên treo trên bảng. Lúc này tôi sẽ yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật
Ở phần cách vẽ hướng dẫn các em dùng thước đo đánh dấu các điểm rồi sau nối các điểm lại với nhau và vẽ hình 
Sau khi học sinh nắm được cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật, thì giáo viên choc ho học sinh thực hành.
3. KẾT LUẬN:
Mĩ thuật sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn theo 4 mục đích : Đức - Trí - Thể - Mĩ. Nó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những nhân cách tốt.
	- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn.
	- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
	- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
	- Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em.
	- Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn.
	- Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học.
	- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
	- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp.
	- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
	- Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua băng đĩa, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao.
Nói tóm lại khi sử dụng đồ dùng trực quan trong một tiết vẽ theo mẫu giáo viên cần lấy mẫu làm trung tâm, lấy mẫu thay tiếng giảng giải thuyết trình của giáo viên. Giáo viên chỉ gợi mở để học sinh tự tư duy, khám phá khai thác kiến thức từ mẫu. Có như vậy phương pháp trực quan mới được khai thác triệt để, kết quả bài học mới đạt kết quả cao. Giờ học sôi nỗi gây hứng thú cho học sinh.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(8).doc