Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4

I. LỜI MỞ ĐẦU :

Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tới được. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh phải kể đến môn Tiếng Việt.

Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết), kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:

1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.

2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.

3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.

Luyện từ và câu là một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn.song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác.

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 1280Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU :
Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tới được. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh phải kể đến môn Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết), kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là: 
1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. 
2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. 
3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. 
Luyện từ và câu là một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
1. Đối với chương trình sách giáo khoa.
	Số tiết Luyện từ và câu của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 gồm 2 tiết/tuần. Sau mỗi tiết hình thành kiến thức là một loạt các bài tập củng cố. Mà việc xác định phương pháp tổ chức cho một tiết dạy như vậy là hết sức cần thiết. Việc xác định yêu cầu của bài và hướng giải quyết còn mang tính thụ động, chưa phát huy triệt để vốn kiến thức khi luyện tập, thực hành. 
2. Đối với giáo viên:
Phân môn “ Luyện từ và câu” tạo cho học sinh môi trường giao tiếp để học sinh mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thường gặp. Từ đó năng cao các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Giáo viên là một trong 3 nhân tố cần được xem xét của quá trình dạy học “ Luyện từ và câu”, là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình dạy học này. Khi nghiên cứu quá trình hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập “ Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4, tôi thấy thực trạng của giáo viên như sau: 
- Phân môn “Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó. Vì vậy, trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào làm các bài tập nhiều giáo viên còn lúng túng dẫn đến tâm lý giáo viên ngại khi dạy phân môn này.
- Một số ít giáo viên không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn được học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
- Thực tế ở trường Nga Phú - nơi tôi công tác, chúng tôi thường tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn học này. Đồng thời tạo tiền đề trong việc phát triển, bồi dưỡng những em có năng khiếu. Nhưng kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộ không ít những hạn chế. 
3. Đối với học sinh:
- Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn “ Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này. 
- Học sinh không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
- Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu.... Từ đó dẫn đến việc nhận diện, phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn rất nhiều.
- Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động tỏ ra yếu kém, thiếu chắn chắc.
Do vậy ngay khi dạy đến phần từ ghép, từ láy ....Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 4A bằng bài tập sau. 
Đề bài: Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau:
“ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”.
Kết quả khảo sát ở lớp 4A do tôi chủ nhiệm như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
25
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
8.0
6
24.0
10
40.0
7
28.0
Điều đáng nói ở đây là có tới 7 em chưa biết xác định từ ghép, từ láy. Trong quá trình làm bài, học sinh chưa biết trình bày khoa hoc, rõ ràng, câu trả lời chưa đầy đủ.
Qua giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả chưa cao là do nguyên nhân từ cả hai phía: Người dạy và người học. Từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy sự cần thiết phải tìm ra phương pháp đổi mới trong giảng dạy để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao kết quả dạy học, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động học. Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
1. Yêu cầu kiến thức: 
1.1 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: 
Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị đọc thì phân môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá vốn từ 10 chủ điểm đó. 
1.2 Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu: 
1.2.1. Từ - Cấu tạo tiếng:
a. Cấu tạo từ: 
- Từ đơn và từ phức 
- Từ ghép và từ láy 
b. Từ loại: 
 Danh từ, động từ, tính từ.
1.2.2. Các kiểu câu: 
Câu hỏi, câu kể, cầu khiến, câu cảm
2.2.3. Thêm trạng ngữ cho câu: 
- Trạng ngữ là gì? 
- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu 
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phượng tiện cho câu
2.2.4. Các dấu câu: 
Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn
3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu: 
3.1. Từ 
-Nhận biết được cấu tạo của tiếng 
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng 
- Nhận biết từ loại 
- Đặt câu với những từ đã cho.
- Xác định từ huống sử dụng thành ngữ - Tục ngữ
3.2. Câu: 
- Nhận biết các kiểu câu 
- Đặt câu theo mẫu 
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ. 
- Thêm trạng ngữ cho câu 
- Tác dụng của dấu câu 
- Điền dấu câu thích hợp
- Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp 
3.3. Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp:
- Thông qua nội dung dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá. 
- Chữa lỗi dấu câu 
- Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt đuợc và cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này. 
II. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA MÔN HỌC: 
1. Phương pháp vấn đáp: 
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh, mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. 
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó, học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn. 
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này, giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả 2 loại bài lý thuyết và thực hành 
Ví dụ: Khi dạy bài: “Danh từ” (Tuần 5), mục đích của bài là học sinh phải nắm được danh từ gì? Biết tìm danh từ trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó. 
- Ví dụ: 
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
+ Hỏi: Em tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ? 
Dòng 1: Truyện cổ 	Dòng 5: Đời, cha ông 
Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa 	Dòng 6: Con sông chân trời 
Dòng 3: Cơn nắng, cơn mưa 	Dòng 7: Truyện cổ 
Dòng 4: Con sông, rặng dừa. 	Dòng 8: Ồng cha 
+ Hỏi: Sắp xếp các từ vừa được theo nhóm 
- Từ chỉ người:	Ông cha - Cha ông 
- Từ chỉ vật:	sông, dừa, chân trời 
- Từ chỉ hiện tượng:	mưa, nắng 
- Từ chỉ khái niệm:	Cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời 
- Từ chỉ đơn vị:	Cơn, con, rặng. 
+ Hỏi: Những từ đó thuộc loại từ gì? (danh từ)
+ Hỏi: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) 
Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra. 
* Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. 
2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng. Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề. 
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các đối tượng học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh  ... cho học sinh làm việc cá nhân. Trước hết học sinh phải xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau: cho học sinh so sánh.
	Các câu các em hỏi nhau:	- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
	- Chắc là cụ bị ốm
	- Hay cụ đánh mất cái gì?
	Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
	- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không?
	Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như thế nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì... sẽ làm tổn thương đến ông cụ (chẳng may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố khắc sâu cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
	 Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã dướng dẫn các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể.
	Hoạt động liên hệ: Cho học sinh đặt câu hỏi phù hợp khi gặp tình huống như trong bài tập trên ở ngoài thực tế.
Câu khiến
- Dạng bài tập cho mảng kiến thức này gồm:
- Chuyển các câu kể thành câu khiến.
- Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống.
- Đặt câu khiến theo y/c có: + “hãy” trước động từ
	 + “đi” hoặc “nào” sau động từ
	 + “xin” hoặc “mong” trước chủ ngữ
 - Nêu tình huống có thể dùng câu khiến nói trên.
Ví dụ 1: Chuyển các câu kể thành câu khiến
- Nam đi học
- Thanh đi lao động
- Ngân chăm chỉ
- Giang phấn đấu học giỏi.
Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu: 
- Nam đi học!
- Nam phải đi học!
- Nam hãy đi học!
Cho học sinh nhận xét mẫu so với câu ban đầu: Thêm các từ “đi”, “phải”, “hãy” ứng với lời yêu cầu ở mức nặng –nhẹ tuỳ thuộc vào mỗi lời yêu cầu.
	- Nam đi học đi ! 	(yêu cầu nhẹ nhàng)
	- Nam phải đi học!	( yêu cầu bắt buộc)
	- Nam hãy đi học đi! 	( yêu cầu mang tính ra lệnh)
Sau đó tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ( 3 nhóm ứng với 3 tổ), mỗi tổ một câu rồi nêu miệng nhận xét.
	Tôi chốt lại cho học sinh: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau: Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu dùng dấu chấm than (!).
	Cùng phương pháp tổ chức này tôi cho học sinh làm ví dụ 2.
	Ví dụ 2: Đặt câu khiến cho những yêu cầu dưới đây:
	a. Câu khiến có hãy ở trước động từ.
	b. Câu khiến có đi hoặc nào ở trước động từ.
	c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
	Phần này học sinh không còn bỡ ngỡ về cách đặt câu khiến.
	a. Bạn hãy làm bài tập đi!
	b. Mong các em làm bài tập thật tốt!
	4.4.4. Câu cảm: (câu cảm thán)
	Yêu cầu học sinh hiểu câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói.
	Lưu ý trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật...Khi viết câu cảm cuối câu thường có dấu chấm than (!).
	Ví dụ 1: Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
	a. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.
	b. Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
	Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi và đóng vai trò trong tình huống, một bạn nêu, một bạn trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung.
	a. Ôi, bạn giỏi quá!
	b. Ôi, bất ngờ quá, tớ cảm ơn bạn!
	Tôi cho học sinh suy nghĩ tìm thêm các tình huống khác đặt câu cảm, nêu cá nhận để các bạn nhận xét.
	Ví dụ 2: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì? 
	a. Ôi, bạn Nam đến kìa!
	b. ồ, bạn Nam thông minh quá!
	c. Trời, thật là kinh khủng!
	Theo tôi phần này tôi cho học sinh làm việc cá nhân:
	- B1: Nhận xét ý nghĩa của câu cảm.
	- B2: Tìm cảm xúc của mỗi câu.
	- B3: Rút ra kết luận chung về câu cảm.
	4.5. Mở rộng và khắc sâu cách dùng trạng ngữ trong câu.
	- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
	- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
	- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
	- Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
	- Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
	Ví dụ 1: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu:
	a................, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình
	b................, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
	c................., hoa đã nở.
	Theo tôi, đối với dạng bài tập này tôi sẽ tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm (3 nhóm ứng với 3 tổ), mỗi tổ một câu. Tôi có gợi ý (với học sinh yếu): Em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình tại đâu?
	Học sinh rất dễ phát hiện vì đây là các tình huống rất quen thuộc với học sinh nên cũng không nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể.
	Tương tự như vậy là trạng ngữ chỉ thời gian cũng rất đơn giản.
	Với trạng ngữ chỉ mục đích học sinh có thể mắc.
	Ví dụ 2: Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống:
	a).............., xã em vừa đào một con mương.
	b).............., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
	c)..............., em phải năng tập thể dục.
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đến việc hiểu: Mục đích của đào mương để làm gì?
Quyết tâm..........tốt để dành được gì?
Tập thể dục có lợi gì?
	Như vậy mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các loại, các dạng bài tập mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu đưa ra cho học sinh. Với các bài tập Luyện từ và câu của học sinh lớp 4. Nhiều yêu cầu trong sách giáo khoa tôi cũng cần phân tích cho nhiều đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi tôi thường gài thêm hoạt động tiếp nối. Với học sinh trung bình, học sinh yếu chọn những ngữ liệu cụ thể rõ ràng để học sinh dễ xác nhận.
Quan tâm đến đối tượng học sinh trong giảng dạy chính là chú ý đến việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đại trà. Đó là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy.
	Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em làm bài có thể tốt nhưng cách trình bày bố cục bài làm của học sinh còn là cả một vấn đề cần chấn chỉnh.
5. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích luỹ vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. 
Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hoá trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt một trong những nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ không chỉ bó gọn trong việc tổ chức cá hoạt động dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa. 
Với các bộ môn của môn Tiếng việt như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện giúp học sinh rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ, cách dùng từ để đặt câu khác nhau, từ phải gắn với câu, sắp xếp từng ý cho đúng văn cảnh cụ thể. 
Ví dụ: Khi đọc : “Thưa chuyện với mẹ” có các câu hỏi “Con vừa bảo gì?”, “Ai xui con thế?” học sinh thấy ngay ngoài sự nhận biết về câu hỏi qua dấu câu học sinh còn nhận biết câu hỏi qua cách đọc câu hỏi. 
Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc toạ đàm trao đổi học sinh sẽ tích luỹ được vốn từ cho mình. 
Ví dụ: Qua bài “Mở rộng vốn từ đố chơi - trò chơi” các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi - Những trò chơi có hại, cần tránh. Thông qua các cuộc toạ đàm trao đổi, các em biết đặt câu hỏi một cách lịch sử, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu. đề nghị. 
* Tóm lại: Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến việc dạy phân môn luyện từ và câu giúp các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết quý, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả đáng mừng. Tôi đã tiến hành khảo sát để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi đã được hoạt động sôi nổi trong giờ Luyện từ và câu, giải quyết các bài tập với lớp 4A do tôi chủ nhiệm. 
	Đề bài:
	Đọc thầm bài “Về thăm bà” và trả lời câu hỏi sau:
	1) Trong bài “Về thăm bà” từ nào cùng nghĩa với từ “hiền”
	2) Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế” có mấy động từ, tính từ?
	a. Một động từ, 2 tính từ. Các từ đó là: - Động từ
	 - Tính từ
	b. Hai động từ, 2 tính từ. Các từ đó là: - Động từ
	 - Tính từ
	c. Hai động từ, 1 tính từ. Các từ đó là: - Động từ
	 - Tính từ
	3) Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng làm gì?
	a. Dùng đề hỏi.
	b. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
	c. Dùng thay lời chào.
	4) Trong câu “ Sự im lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ” bộ phận nào là chủ ngữ?
a. Thanh
	b. Sự yên lặng
	c. Sự yên lặng làm Thanh.
Kết quả thu được: Tổng số lớp 4A có 25 em.
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12
48.0
10
40.0
3
12.0
0
0
Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ loại, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn.
Kết quả trên đã chứng minh tính hiệu quả đối với các phương pháp, biện pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu theo đúng sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. . 
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 
Sau quá trình thực hiện và áp dụng “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4” Tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: 
1. Đối với giáo viên:
- Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu kiến thức cần đạt được và các đối tượng học sinh. 
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: 
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học:
2. Đối với nhà trường và ngành giáo dục:
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng để giáo viên có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước nâng cao kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn Luyện từ và câu cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có tính khả thi hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Nga Sơn, tháng 4 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNMot so bien phap nham nang cao chat luong giang day phan mon LTVCLop 4.doc