Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh của đề tài:

Trong những năm học gần đây là những năm chuyển giao từ kiểu chữ cải cách sang kiểu chữ truyền thống thì việc rèn chữ viết cho học sinh là đặt biệt quan trọng, chính vì thế chất lượng chữ viết của học sinh là vấn đề luôn được Thầy, Cô giáo và phụ huynh học sinh rất quan tâm. Là một trong những người làm công tác giáo dục, chúng ta cần đặt biệt quan tâm đến công tác này để nhằm đáp ứng với tình hình đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.

II. Lý do chọn đề tài:

 - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài của mình”

 

doc 13 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 2247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MỎ CÀY BẮC
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH THẠNH TÂN 1
 Đề tài:
 RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 @&
GV:Trần Thị Thu Hồng
 Năm học:2009-2010
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
A - PHẦN MỞ ĐẦU
Bối cảnh của đề tài:
Trong những năm học gần đây là những năm chuyển giao từ kiểu chữ cải cách sang kiểu chữ truyền thống thì việc rèn chữ viết cho học sinh là đặt biệt quan trọng, chính vì thế chất lượng chữ viết của học sinh là vấn đề luôn được Thầy, Cô giáo và phụ huynh học sinh rất quan tâm. Là một trong những người làm công tác giáo dục, chúng ta cần đặt biệt quan tâm đến công tác này để nhằm đáp ứng với tình hình đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Lý do chọn đề tài:
 - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài của mình”
 - Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng.
 - Việc rèn chữ viết cho học sinh là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như:tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
 - Nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ. Chính vì thế bản thân quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu 
- Học sinh lớp 4
- Tuy nhiên áp dụng còn tùy thuộc vào khả năng của từng lớp học.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
 Như vấn đề đã nêu ra ở trên thì đề tài chủ yếu tập trung vào việc đề ra phương pháp giúp học sinh rèn luyện chữ viết của mình đẹp đúng mẫu và đạt ở mức độ ở cao hơn là viết chữ có sáng tạo.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Là Giáo viên dạy lớp Bốn Tôi thấy chữ viết của học sinh hay viết sai hoặc xấu ở những trường hợp sau:
 - Chữ cái viết thường.
 - Chữ cái viết hoa.
 - Liên kết nét trong chữ ghi tiếng.
Muốn cho học sinh viết đẹp trước hết: chủ yếu là phải do sự dạy dỗ của Giáo viên theo một phương pháp khoa học cùng với sự kiềm cập của phụ huynh và sự phấn đấu nổ lực của mỗi học sinh. Chính vì thế tôi quyết tâm nghiên cứu làm cách nào để rèn chữ viết cho học sinh đúng mẫu, đẹp, không sai chính tả đáp ứng với tình hình thực tế của đất nước.
B – PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
 - Giáo viên viết chữ đẹp sẽ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đồng thời thể hiện tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình và đẩy mạnh phong trào viết chữ đẹp để đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay
 - Để viết đẹp, trước hết học sinh phải viết chữ đúng rõ ràng đúng tốc độ. Viết đúng viết đẹp tạo điều kiện học tốt các môn học vì viết là công cụ để ghi chép lại kiến thức. Viết chậm, viết sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Thực trạng của vấn đề:
Đối với học sinh cả trường nói chung, cụ thể học sinh lớp Bốn3 nói riêng. Tình trạng học sinh viết chữ chưa đẹp xãy ra phổ biến vì những lí do sau:
 - Ý thức các em còn kém, còn cẩu thả, viết thiếu nét hoặc không ghi dấu thanhthiếu tính cần cù, năng động, sáng tạo.
 - Phụ huynh chưa quan tâm giúp đỡ các em.
Việc rèn chữ viết cho học sinh còn một số giáo viên chưa đặt bịêt quan tâm.
 - Về mẫu chữ: đa số các em viết chữ in thường,sai độ cao và rất cẩu thả có khoảng 25% viết chưa chính xác.
 - Học sinh đọc sai âm, vần dẫn đến viết sai( sai về dấu thanh hỏi, ngã.) 
Vì những lí do trên nên tôi thấy rất lo nên tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đề tài này.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 	1/. Tạo cho học sinh tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết:
 Trước hết, tôi cho các em xem những bài viết chữ đẹp của anh chị lớp trước ( hoặc của chính học sinh trong lớp ). Mặt khác kể cho các em nghe tấm gương rèn chữ của Cao Bá Quát: học giỏi, hiểu rộng nhưng chữ lại xấu. Ông phải kiên trì luyện viết ngày đêm mới đẹp được và trở thành nhà thư pháp nổi tiếng. Qua đó động viên, khích lệ các em tinh thần học hỏi, quyết tâm rèn luyện của mình.
 	2/. Về kiến thức và kĩ năng:
 * Về trí thức giáo viên cần dạy cho học sinh khái niệm về dòng kẻ tương ứng với bao nhiêu ô li. Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nàoTừ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẫm mỹ của chữ viết.
 Vi dụ: GV khi học sinh viết chữ o có hình dáng như hạt gạo GV cần cho học sinh so sánh chữ o giống hình gì – học sinh trả lời giống số 0Từ dó GV cho HS so sánh và viết lại đúng mẫu
 + Nhóm có độ cao một ô li: a,ă,â,b,c,o,ô,ơ,e,ê,i,u,ư,r,s( chữ t có độ cao 1,5 ô li )
 + Nhóm có độ cao 2 ô li: d,đ,p,q
 + Nhóm có độ cao 2,5 ô li: b,h,l,k,g,y
 + Tất cả các chữ hoa cỡ nhỏ đều có độ cao 2,5 ô li
 	 * Về kĩ năng: 
 +Tư thế ngồi viết: ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi, không tì ngực vào cạnh bàn, mắt cách vở từ 25-30 cm. Tay trái đặt lên bàn bên trái lề vở, tay phải tì vào nép vở không cho xê dịch vở khi viết.
 + Cách cầm bút: cầm bút bằng ba ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Khi viết ba ngón tay này giữ thân bút điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. 
 +Tiếp theo, GV dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỷ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỷ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.
 	a. Giáo viên viết mẫu:
 -Việc viết mẫu của GV là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của chữ cái. Do vậy GV phải viết chậm đúng theo quy tắc viết chữ.
 Khi viết GV hướng dẫn cho học sinh cách đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? GV cần lưu ý cách viết dấu phụ và dấu thanh.
 	 b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
 - Luyện viết trên không: đây là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. GV cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay lên mặt bàn để hình thành kĩ năng viết các nét cho đều đặn.
 - Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
 + Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà GV yêu cầu hoặc GV có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
 + Khi nhận xét chữ viết của học sinh, GV cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; GV gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.
 + GV chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.
 - Luyện viết vào vở:
 + Trước khi cho học sinh viết bài; GV nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết; đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.
 + Học sinh thực hành viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu.
 	c. Chấm chữa bài:
 - Giáo viên kết hợp chấm một số bài của học sinh viết chữ xấu và những học sinh viết chữ đẹp. Giáo viên tuyên dương những bài viết đẹp để làm mẫu, đồng thời rèn và sửa sai những bài viết chưa đẹp. Số bài còn lại GV thu về nhà chấm để kịp thời sửa chữa cách viết của học sinh ở những tiết sau.
 - GV sửa những lỗi sai phổ biến, hướng dẫn kĩ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
 - GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.
 - Hàng tháng GV chấm điểm vở sạch chữ đẹp sơ kết thi đua.
Củng cố bài:
 Có thể củng cố bằng nhiều hình thức:
GV yêu cầu HS viết lại những chữ cái trên bảng lớp
Cho HS thi viết chữ cái giữa các nhóm
Phối hợp viết chữ với các môn học khác.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua những kinh nghiệm và những biện pháp thực hiện như thế tôi đã nâng dần chất lượng của lớp, lớp có nhiều em viết chữ đẹp. Học sinh ham học hơn, nhất là ở tiết chính tả các em thích học hơn trước. Hiện nay, học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập so với đầu năm học. Còn khoảng 25% học sinh viết chưa đúng mẫu nhưng các em đã tự tin trong tiết học.
 - Trong đợt kiểm tra vở sạch chữ đẹp vừa qua do Phòng Giáo Dục tổ chức, trường tôi đã có nhiều học sinh đạt giải. Đây là dấu hiệu đáng mừng.
Cụ thể thông qua vở thi viết chữ đẹp hàng tháng của lớp điểm chữ của nhiều học sinh đã đạt điểm 9,10.
 - Nhiều em trong lớp sau khi viết chữ chuẩn đã say mê luyện viết nét,chữ nét thanh nét đậm, tập viết chữ hoa tham khảo. Tôi thấy đây là cơ sở thuận lợi để chuyển sang kiểu chữ truyền thống.
C- PHẦN KẾT LUẬN
Những bài học kinh nghiệm. 
- GV phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng viết đẹp viết đúng ở mọi 
lúc mọi nơi. Khi viết trên bảng, khi chấm bài, khi phê lời nhận xét học sinh cũng phải mẫu mực để các em học tập
 - GV cần thường xuyên nhận xét chữ viết HS, khen những học sinh viết sạch đẹp, nhắc nhở những học sinh viết yếu kém.
 - GV cần phát hiện những lỗi sai phổ biến của lớp để hướng dẫn lại. Cứ làm như thế dần dần các em sẽ giảm lỗi sai về các nét và chữ viết
 - Trong các giờ luyện viết cần chia lớp ra làm 2 đối tượng: nhóm viết tốt cần được bồi dưỡng phát huy các mẫu chữ sáng tạo thêm và nhóm chậm tiến bộ cần được quan tâm giúp đỡ viết đúng mẫu.
 - Phát động phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp ở lớp, có kế hoạch kiểm tra đánh giá đúng học sinh nhằm nhân rộng gương viết chữ đẹp cho các bạn học tập.
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện bài sáng kiến kinh nghiệm bản thân thấy có thêm được những kiến thức mới để nâng cao hiểu biết và hoàn thiện hơn. Đồng thời, từ những kiến thức đó có thể chia sẽ cho đồng nghiệp vận dụng trong quá tình rèn chữ viết cho học sinh mình .
Khả năng ứng dụng, triển khai: 
 	Đó là một số bước cơ bản cần thực hiện trong tiết luyện viết ở tiểu học. GV nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mổi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo ántham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở
 	Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có có được. Mà đó là kết quả của một qúa trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tậm tình của các thầy giáo, cô giáo.
 	Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Tôi mong Hội đồng xét duyệt đóng góp ý kiến để tôi giảng dạy được tốt hơn.
Những kiến nghị đề xuất:
Khánh Thạnh Tân, ngày 29 tháng 11 năm 2009
Người viết
Trần Thị Thu Hồng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
	Trang	
Bối cảnh của đề tài	1	
Lý do chọn đề tài	
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu	2
Mục đích nghiên cứu	
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận	2
Thực trạng của vấn đề	3
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
	5
PHẦN KẾT LUẬN
Những bài học kinh nghiệm 	6
Yù nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 	7
Khả năng ứng dụng và triển khai	
Những kiến nghị đề xuất
	9
Mục lục
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH THẠNH TÂN 1
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
GV: TRẦN THỊ THU HỒNG
Năm học 2009- 20101

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN REN LUYEN CHU VIET.doc