Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 19: Luyện từ và câu + Tập làm văn

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 19: Luyện từ và câu + Tập làm văn

TIẾT 17 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu & gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian

- Dựa vào ý từng cảnh của vở kịch, luyện kĩ năng viết đoạn văn và liên kết 2 đoạn văn.

2. Thái độ:

 - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt

II.CHUẨN BỊ:

 - Tranh Yết Kiêu lặn dưới sông, đang dùng dùi sất chọc thủng thuyền quân Nguyên. Trên mặt sông, thuyền quân Nguyên đậu san sát, cờ xí phất phơ.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh Yết Kiêu lặn dưới sông, đang dùng dùi sất chọc thủng thuyền quân Nguyên. Trên mặt sông, thuyền quân Nguyên đậu san sát, cờ xí phất phơ.

- Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK

- Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian + 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung trên để khoảng trống cho một số HS làm bài trên bảng lớp

- Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 19: Luyện từ và câu + Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 17 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1. Kiến thức – Kĩ năng:
Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu & gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian 
Dựa vào ý từng cảnh của vở kịch, luyện kĩ năng viết đoạn văn và liên kết 2 đoạn văn.
2. Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh Yết Kiêu lặn dưới sông, đang dùng dùi sất chọc thủng thuyền quân Nguyên. Trên mặt sông, thuyền quân Nguyên đậu san sát, cờ xí phất phơ.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh Yết Kiêu lặn dưới sông, đang dùng dùi sất chọc thủng thuyền quân Nguyên. Trên mặt sông, thuyền quân Nguyên đậu san sát, cờ xí phất phơ.
Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK
Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian + 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung trên để khoảng trống cho một số HS làm bài trên bảng lớp 
Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
2’ 
23’ 
5’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS làm lại BT1, 2 
Nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện ?
GV nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 GV cho HS quan sát tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc, giới thiệu qua về Yết Kiêu (theo chú thích SGK), & giặc Nguyên (một triều đại phong kiến Trung Hoa đã ba lần đem quân sang xâm lược nước ta vào thời nhà Trần). 
 GV nói thêm: Câu chuyện về tài trí & lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được biên soạn thành một vở kịch diễn trên sân khấu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV đọc diễn cảm (Chú ý: giọng Yết Kiêu khảng khái, rắn rỏi. Giọng người cha: hiền từ, động viên. Giọng nhà vua: dõng dạc, khoan thai)
GV hỏi:
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Cha Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào?
GV nhận xét
Bài tập 2: (Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý trong SGK) 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài
+ GV mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn trên bảng lớp, nêu câu hỏi: Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào? 
GV nhấn mạnh: Chúng ta sẽ xem bạn nào biết kể câu chuyện theo trình tự thời gian đảo lộn. 
+ GV nhắc HS lưu ý: Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời dẫn trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. Ví dụ: Khi Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt, nhà vua rất ngạc nhiên, câu trả lời của Yết Kiêu có thể giữ nguyên: Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. 
+ GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể lên bảng. Ví dụ, lời thoại mở đầu cảnh 2 có thể chuyển thể như sau:
Cách 1: (có lời dẫn gián tiếp) 
Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích.
Cách 2: (có lời dẫn trực tiếp) 
Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”.
Những lưu ý về cách kể:
+ Để chuyển thể trích đoạn kịch trên thành câu chuyện hấp dẫn, cần hình dung thêm động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ của các nhân vật. Ví dụ: Yết Kiêu lễ phép & thương cha như thế nào? Người cha buồn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn khuyên con ra đi. Nhà vua nói dõng dạc nhưng giản dị, gần gũi. Yết Kiêu kính trọng quỳ tâu trước vua, giọng tha thiết, tự tin. 
+ Không quên 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh của vở kịch. Có thể dùng tên ấy làm câu mở đầu đoạn kể. 
+ Từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn. 
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; khen ngợi những HS kể chuyện hay. 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết lại vào vở. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. 
Hát
 + 1 HS kể chuyện Ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian.
+ 1 HS kể câu chuyện trên theo trình tự không gian. 
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ 
HS đọc yêu cầu của bài tập
4 HS đọc theo kiểu phân vai (Yết Kiêu, người cha, vua Trần, người dẫn chuyện đọc lời dẫn & phần chú thích) 
HS trả lời 
+ Người cha & Yết Kiêu.
+ Nhà vua & Yết Kiêu.
+ Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc.
+ Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc. 
+ Theo trình tự thời gian. Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập 2
+ Theo trình tự không gian: sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu.
+ 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể từ một lời thoại bằng ngôn ngữ kịch sang lời kể.
HS thực hành kể chuyện theo cặp
HS thi kể chuyện trước lớp
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn nhất. 
Ví dụ:
Đoạn 1
Năm ấy, giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. 
Đoạn 2
Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn, rất căm thù giặc, quyết chí lên kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích. Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng xin dùi sắt để làm gì. Chàng bèn tâu: “Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước”. Nhà vua khâm phục chàng trai có tài năng phi thường, hỏi ai là người đã dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha, ông chàng. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Chàng đáp: “’Vì căm thù giặc & noi gương người xưa mà ông thần tự học lấy”.
Đoạn 3
Cùng lúc ấy, cách rất xa kinh thành, có một người cha đang bùi ngùi nhớ con. Ông nhớ từng câu nói của người con hiếu thảo trước lúc lên đường tòng quân. Thấy cha buồn vì bản thân tàn tật, vợ mất sớm, con lại sắp đi xa, người con nghẹn ngào: “Cha ơi, nước mất thì nhà tan ”. Cố kìm những giọt nước mắt đang chực trào ra, ông ôn tồn vỗ về: “Việc đánh giặc, con cứ đi đi. Đừng lo cho cha”. Người cha ấy chính là thân phụ Yết Kiêu, đang từng ngày ngóng trông con chiến thắng trở về. 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 18 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
2.Kĩ năng:
Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra. 
 3. Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’ 
5’ 
7’
8’
 7’
3’
Khởi động: 
Bài cũ 
GV kiểm tra 2 HS kể miệng bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu 
GV nhận xét & chấm điểm 
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài :
- Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ 
học cách trao đổi ý kiến với người thân. Tiết học này sẽ giúp các em phát hiện ai trong lớp mình là người biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt mục đích trao đổi. 
Hoạt động1: HD HS phân tích đề bài 
GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài để giúp HS nắm vững đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói chuyện với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu & ủng hộ nguyện vọng của em. 
 Hãy cùng bạn đóng vai em & anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. 
Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có 
GV yêu cầu HS đọc các gợi ý 
GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+ Nội dung trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì? 
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
GV nhận xét
Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi theo cặp 
GV đến từng nhóm giúp đỡ 
Hoạt động 4: Thi trình bày trước lớp 
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung cuộc trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp 
Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực, có ý chí vươn lên (tiết TLV, tuần 11). Cụ thể:
+ Chọn 1 bạn (đóng vai người thân) tham gia cuộc trao đổi.
+ Cùng bạn tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên.
 Hát
2 HS kể lại chuyện Yết Kiêu 
 HS theo dõi nhận xét.
HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng & nêu 
- HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý1,2, 3.
HS trả lời:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. 
+ Anh hoặc chị của em.
+ Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. 
+ Em & bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
HS tiếp nối nhau phát biểu: Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. 
HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc mà anh (chị) có thể đặt ra. 
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp)
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
Vài cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra, bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 17 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Củng cố & mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
2.Kĩ năng:
Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ & tìm ví dụ minh hoạ
Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2, 3 + từ điển hoặc sổ tay ngôn ngữ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Dấu ngoặc kép 
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
Gọi 2 HS lên bảng :
+ HS1 sử dụng dấu ngoặc kép dùng dẫn lời nói trực tiếp.
+ HS2 sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
GV nhận xét - ghi điểm 
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Các bài tập đọc trong 2 tuần qua đã 
giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm này. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát 3 tờ phiếu
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Mơ tưởng: mong mỏi & tưởng tượng ra điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
+ Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu & vài trang từ điển phô tô cho các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ước mơ , thống kê vào phiếu
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV phát phiếu giao việc cho từng nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm làm chậm.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 80) để tìm ví dụ về những ước mơ. 
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, bổ sung 
+ Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước.
+ Ước sao được vậy: đồng nghĩa với Cầu được ước thấy
+ Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
+ Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
HTL các từ đồng nghĩa với từ ước mơ 
Chuẩn bị bài: Động từ 
Hát
1 HS nhắc lại ghi nhớ 
2HS lên bảng thực hiện 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
HS đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào sổ tay từ ngữ. 
3 HS làm bài vào giấy
HS phát biểu ý kiến, kết hợp giải nghĩa từ. 
HS đọc yêu cầu bài tập
Các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ước mơ ,thống kê vào phiếu-Đại diện nhóm dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả.
a. Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước ao, ước muốn, ước mong, ước vọng,
 b. Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng, mơ màng,
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS các nhóm thảo luận làm bài trên phiếu-Đại diện nhóm dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả - HS nhận xét
+ Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
+ Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ,ước mơ bình thường.
+ Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc , ước mơ dại dột, ước mơ phi lí.
HS đọc yêu cầu của bài tập 
Từng cặp HS trao đổi. Mỗi em nêu ví dụ về 1 loại ước mơ
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu bài tập 
Từng cặp HS trao đổi
HS trình bày cách hiểu thành ngữ. 
 HS nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 18 : ĐỘNG TỪ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái  của người, sự vật, hiện tượng.
2.Kĩ năng:
Nhận biết được động từ trong câu. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT3
Phiếu khổ to viết nội dung BT2 (Phần nhận xét) & BT1, 2 (Phần luyện tập) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: Mở rộng vốn từ: ước mơ 
GV kiểm tra 1 HS làm lại BT4
GV mở bảng phụ ghi BT3 lên bảng lớp (để kiểm tra HS nhớ lại kiến thức về danh từ chung, danh từ riêng): mời 1 HS lên bảng gạch 1 gạch dưới danh từ chung, 2 gạch dưới danh từ riêng. 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Các em đã có kiến thức về danh từ, 
bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được ý nghĩa của động từ & nhận biết được động từ trong câu.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Hướng dẫn phần nhận xét
GV phát riêng phiếu cho một số nhóm HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
GV nêu: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì?
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: HD luyện tập 
Bài tập 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát riêng phiếu cho một số HS
GV nhận xét, kết luận HS làm bài đúng nhất, tìm được nhiều từ nhất. - - Hoạt động ở nhà:
Hoạt động ở trường:
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, phát riêng phiếu cho một số HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 3:
GV treo tranh minh hoạ phóng to, chỉ tranh, giải thích yêu cầu của bài tập bằng cách mời 2 HS chơi mẫu (GV nhận xét 2 HS này chơi có tự nhiên không, thể hiện động tác kịch câm có rõ ràng không, dễ hiểu không)
Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm & xem kịch câm
+ GV nêu nguyên tắc chơi: .
+ GV gợi ý các đề tài để HS lưạ chọn: động tác học tập, động tác khi vệ sinh bản thân, động tác vui chơi giải trí 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Học thuộc phần ghi nhớ trong bài
-Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I 
Hát 
HS làm lại BT4
HS thực hiện
Cả lớp nhận xét.
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở BT1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, tìm các từ theo yêu cầu BT2.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả - Cả lớp nhận xét.
+ Chỉ HĐ của anh chiến sĩ : nhìn, nghĩ.
+ Chỉ HĐ của thiếu nhi: thấy 
+Chỉ trạng thái của dòng thác:đổ(đổ xuống)
+Chỉ trạng thái của lá cờ : bay 
HS đọc thầm phần ghi nhớ & trả lời. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà & ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy. Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả - Cả lớp nhận xét
+ Đánh răng, rửa mặt, quét nhà, nhặt rau, bế em,..
+ học bài, làm bài, nghe giảng, phát biểu ý kiến, chào cờ, xếp hàng,
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở nháp – gạch dưới động từ có trong đoạn văn bằng bút chì - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Lời giải đúng: đến, yết kiến, xin, làm, dùi, có thể, lặn, mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, thành, tưởng.
Cả lớp nhận xét
1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
2 HS chơi mẫu 
HS thi đua theo nhóm
+ Hai nhóm A & B có số HS bằng nhau, lần lượt từng bạn trong nhóm A làm động tác, lần lượt từng bạn trong nhóm B phải xướng đúng / nhanh tên hoạt động. Sau đó, đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng / nhanh, có hành động kịch đẹp mắt, tự nhiên, rõ ràng sẽ thắng cuộc. Nhóm nào đoán sai một từ bị trừ một điểm.
 HS nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT9 - TLV LTVC.doc