Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 6

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 6

KHOA HỌC

TIẾT 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức - Kĩ năng:

Sau bài học, HS có thể:

- Kể tên các cách bảo quản thức ăn.

- Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.

- Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.

2. Thái độ:

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 24,25 SGK

- Phiếu học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
TIẾT 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.
Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
Thái độ:
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 24,25 SGK
Phiếu học tập. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’ 
8’
5’
Khởi động
Bài cũ: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
+ Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày?
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
 + Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa bài 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
Mục tiêu: HS kể tên được các cách bảo quản thức ăn
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24,25 SGK và trả lời các câu hỏi: chỉ và nói các cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Mời đại diện nhóm trình bày trước lớp
GV nhận xét
+ Các cách bảo quản trên có ích lợi gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
Cách tiến hành: 
GV giảng: các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. 
Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải làm thế nào?
Bước 2:
GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
 Bước 3:
GV cho HS làm bài tập: trong các cách bảo quản thức ăn trên, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động?
 Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
GV sửa, nhận xét và chốt ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà 
Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV phát phiếu học tập cho cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét, chốt ý 
GV giảng thêm:Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét. 
 HS nhắc lại tựa 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1. cá, mực.
Phơi khô
2. Cá, thịt bò	
Đóng hộp
3. Thịt, cá, rau, trái cây
Ướp lạnh
4. cá, tôm 
Làm mắm
5. Hạt sen
 Làm mứt
6. Cà
Ướp muối.
HS chia nhóm bầu nhóm trưởng thảo luận ghi vào phiếu các cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Đại diện nhóm trình bày-HS nhận xét
- Giữ thức ăn được lâu,không bị mất chất dinh dưỡng,không bị ươn,ôi, thiu. 
+ Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải bảo quản đúng cách.
 + Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
+ Cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động:Phơi khô, nướng, sấy,ướp muối, ngâm nước mắm,cô đặc với đường, ướp lạnh.
+Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm:Đóng hộp
HS làm bài tập bằng cách ghi thứ tự câu lựa chọn trong phiếu học tập-Đại diện nhóm trình bày- 
HS nhận xét
Tên thức ăn 
Cách bảo quản
1.thịt bò
2.cá, tôm
3.Trái cây, rau
Ướp lạnh 
Phơi khô
Ướp lạnh
 - 2HS đọc mục bạn cần biết trang 25 SGK
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
TIẾT 12: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG 
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Thái độ:
Ham hiểu biết khoa học,biết ứng dụng khoa học vào cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 26,27 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’ 
8’
8’
8’
5’
Khởi động
Bài cũ: Một số cách bảo quản thức ăn
Nêu một số cách bảo quản thức ăn
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa 
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS có thể:
- Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
- Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn:
+ Quan sát các hình 1, 2 trang 26 SGK trả lời: người vẽ trong hình bị bệnh gì? 
 nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ
+ Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV mời đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét
Kết luận của GV:
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS nêu được tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Kết luận: 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Thi kể tên một số bệnh
Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học trong bài
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
GV chia lớp thành 2 đội
Bước 2: Cách chơi và luật chơi
Nếu đội 1 nói: “Thiếu chất đạm”, đội 2 phải trả lời: “Sẽ bị suy dinh dưỡng”. Tiếp theo, đội 2 lại nêu: “Thiếu I-ốt”, đội 1 phải nói được tên bệnh trong 4’
Lưu ý: Cũng có thể nêu tên bệnh và đội kia phải nói được bị bệnh đó là do thiếu chất gì
Hết thời gian GV kết thúc trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Phòng bệnh béo phì 
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, nhận xét và thảo luận câu hỏi
H1: Người bị bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, 
H2: Người bị bệnh bướu cổ
+ Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương
Nếu thiếu I-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
Đại diện nhóm trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A
+ Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B
+ Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C
Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi, cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và chữa trị
2HS đọc mục bạn cần biết trang 25 SGK
Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng, rút thăm xem đội nào được nói trước
HS chơi theo hướng dẫn của GV
+ Đội 1 nói: Thiếu chất đạm.
+ Đội2 nói: Sẽ bị suy dinh dưỡng.
+ Đội 2 nói: Thiếu vitamin D
+ Đội 1 nói:Sẽ bị còi xương
 HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng 
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
Có ý thức rèn luyện thành người có lòng tự trọng.
II. CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về tính trung thực 
Bảng lớp viết đề bài
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
13’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe – đã đọc về tính trung thực. Tuần này, các em sẽ kể những chuyện đã nghe – đã đọc về lòng tự trọng. Cô đã dặn các em chuẩn bị trước cho tiết học hôm nay – mỗi em sẽ có một câu chuyện về lòng tự trọng để kể cho các bạn nghe. 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện + Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng tự trọng 
GV nhắc HS: những truyện được nêu làm ví dụ (Buổi học thể dục, Sự tích dưa hấu ) là như ... cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”
Hát 
HS kể 
HS nhận xét
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS nghe
HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập 
HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm tư (4 HS)
1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
HS nhận xét tiết học
 Ngày soạn: 2/10
 Ngày dạy: 5/10 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 12: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu , phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện 
Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Ba lưỡi rìu
2.Kĩ năng:
HS biết phát biểu cốt truyện đơn giản thành một chuyện kể ngắn
Thái độä:
 - HS yêu thích, tìm hiểu truyện cổ Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
6 tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh
1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở BT2 – trả lời theo nội dung tranh 1 – làm mẫu
Bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (tuần 5) 
Yêu cầu 1 HS đọc lại bài tập phần luyện tập đã hoàn chỉnh.
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- GV treo tranh
- Giới thiệu 6 bức tranh. Yêu cầu HS xây dựng từng đoạn văn để hoàn chỉnh một câu chuyện 
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập 
Bài tập 1: (dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu) 
- GV dán lên bảng lớp 6 tranh minh hoạ phóng to truyện Ba lưỡi rìu cùng phần lời dưới mỗi tranh, nói: Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu, gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh hoạ. Mỗi tranh kể một sự việc.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Truyện có mấy nhân vật ?
+ Truyện xoay quanh nội dung gì ?
Bài tập 2:Phát triển ý nêu dươi mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện
GV gợi ý: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. 
GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1
+ Nhân vật làm gì?
+ Nhân vật nói gì?
+ Ngoại hình nhân vật?
+ Lưỡi rìu sắt? 
GV nhận xét
Yêu cầu HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện
Sau khi HS phát biểu, GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV yêu cầu HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học. 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; biểu dương những HS xây dựng tốt đoạn văn. Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. 
Hát 
1 HS nhắc lại ghi nhớ. 
HS đọc bài 
Cả lớp nhận xét.
HS quan sát tranh
1 HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh. Đọc giải nghĩa từ tiều phu
Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện, trả lời câu hỏi:
+ Hai nhân vật: chàng tiều phu & một cụ già chính là tiên ông.
+ Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn 1 tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh.
2 HS dựa vào tranh & dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Khi kể các em có thêm những từ ngữ của mình nhưng không nói quá chi tiết vì đây mới là cốt truyện.
-1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi theo gợi ý a & b
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng buồn bã nói: “ Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây?”
+ Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu
+ Lưỡi rìu bóng loáng.
2 HS giỏi nhìn phiếu, tập xây dựng đoạn văn.
Cả lớp nhận xét 
HS thực hành phát triển ý, tập xây dựng đoạn truyện:
+ HS làm việc cá nhân. Các em lần lượt quan sát từng tranh, suy nghĩ, tìm ý cho các đoạn văn.
+ HS phát biểu ý kiến về từng tranh.
HS thực hành kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn.
Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện (liên kết các đoạn) 
HS nêu:
+ Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện.
+ Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hoá hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật.
+ Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh.
HS nhận xét tiết học
 Ngày soạn:10/10
 Ngày dạy: 12/10 TẬP LÀM VĂN
Tiết 14: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
 2.Kĩ năng:
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
 Thái độä:
 - HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn gợi ý & đề bài 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
4’
Khởi động: 
Bài cũ 
GV kiểm tra 2 HS: mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Các em đã được luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Từ hôm nay, các em sẽ học cách phát triển cả 1 câu chuyện theo đề tài, gợi ý. Trong tiết học này, cô sẽ giúp các em tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Các em hãy phát huy trí tưởng tượng & phát triển câu chuyện thật giỏi, hay. 
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập 
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài 
GV treo đề bài.
GV đặt câu hỏi & gạch chân dưới những từ quan trọng của đề:
+ Đề bài yêu cầu làm gì? 
+ Theo em kể theo trình tự thời gian là kể như thế nào? 
+ Câu chuyện đó xảy ra vào lúc nào?
+ Nội dung của câu chuyện ấy là gì?
Dựa vào đề bài & gợi ý vừa rồi, em hãy nêu lại những từ ngữ làm nổi bật đề bài (GV gạch trên bảng)
GV chốt: Đề bài yêu cầu các em kể lại câu chuyện em đã gặp bà tiên trong giấc mơ theo đúng trình tự thời gian, nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
Nói – viết thành bài văn 
Để giúp các em thực hiện kể lại câu chuyện trên thật tốt, cô có 3 câu hỏi gợi ý sau đây để giúp cho các em làm bài tốt hơn.
Trước khi thực hiện 3 gợi ý này, các em hãy nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà các em đã được học & cho cô biết những nhân vật như thế nào mới được bà tiên tặng thưởng điều ước? Gặp trong hoàn cảnh nào? 
GV chốt: Hoàn cảnh & người tốt mới được 3 điều ước. Giữa điều ước & hoàn cảnh gặp bà tiên có mối liên hệ gì?
Khi các em thực hiện 3 điều ước cũng phải gắn với hoàn cảnh phù hợp nhất định. Để giúp các em dễ làm bài cô mời 1 bạn đọc gợi ý 1.
GV lưu ý: Việc đầu tiên khi kể câu chuyện này là các em phải nói rõ hoàn cảnh mình được gặp bà tiên & sau đó cho biết lí do vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước. Bây giờ cô mời 1 bạn đọc tiếp gợi ý 2: Vậy khi được bà tiên cho 3 điều ước thì em sẽ ước điều gì? 
Cô mời 1 bạn đọc tiếp gợi ý 3
GV chốt: Như vậy các em đã biết cách kể lại câu chuyện. Bây giờ hãy đọc thầm lại các gợi ý & cho cô biết gợi ý này đã giúp các em kể theo trình tự thời gian hay chưa? Giải thích? 
GV kết luận: Việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau đó chính là kể chuyện theo đúng trình tự thời gian. 
GV giúp đỡ HS yếu
GV chấùm một số vở nhận xét.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: “Luyện tập phát triển câu chuyện” 
Hát 
2HS lên bảng thực hiện 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
2 HS đọc to đề bài 
+ Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian
+ Sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau. 
+ Câu chuyện đó xảy ra trong giấc mơ. 
+ Nội dung của câu chuyện là: Trong giấc mơ bà tiên cho em 3 điều ước 
HS nêu lại các từ ngữ làm nổi bật đề bài 
HS đọc to 3 yêu cầu 
HS nêu: nhân vật là người tốt, nhân hậu, hoàn cảnh khó khăn, khi làm được việc tốt.
Hoàn cảnh khó khăn, khi làm được việc tốt.
1 HS đọc to gợi ý 1 
1 HS đọc to gợi ý 2
1 HS đọc to gợi ý 3
- Em đã biết cách kể lại câu chuyện rồi. Vì sự việc bắt đầu là gặp bà tiên, được bà tiên cho 3 điều ước & em thực hiện ước mơ đó, cuối cùng là khi thức giấc. 
HS viết vắn tắt vào vở nháp
HS tập kể trong nhóm (nhóm tư)
Đại diện vài em kể thi đua trước lớp
- HS viết bài văn hoàn chỉnh vào vở 
2 HS đọc bài làm trước lớp
HS nhận xét 
 HS nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT6-khoa hoc.doc