Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần thứ 29

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần thứ 29

Tập đọc

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục đích yêu cầu:

A. Mục tiêu chung:

1. Đọc:

+ Đọc đúng các từ khó dễ lẫn

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, nhấn mạnh những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng.

2. Hiểu:

+ Hiểu các từ ngữ: Rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái.

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

B. Mục tiêu riêng: HS đọc, viết được câu: Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh .

II. Đồ dùng

+ Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần thứ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục đích yêu cầu:
A. Mục tiêu chung:
1. Đọc:
+ Đọc đúng các từ khó dễ lẫn
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, nhấn mạnh những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng.
2. Hiểu:
+ Hiểu các từ ngữ: Rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
B. Mục tiêu riêng: HS đọc, viết được câu: Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh .
II. Đồ dùng 
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HS k.tật
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài “Con sẻ” và đại ý bài.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
+ GV cho HS quan sát tranh minh hoạ giới thiệu chủ điểm.
+ Y/c HS quan sát tranh minh hoạ giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc 
+ Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Gọi 1 HS đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Gọi HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu, chú ý cách đọc : toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của Sa Pa.
b) Tìm hiểu bài 
H: Nói lại những điều em hình dung về đường lên Sa Pa hay phong cảnh Sa Pa được miêu tả trong mỗi đoạn văn của bài?
 H: Chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế của tác giả?
H: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “Món quà tặng kì diệu của thiên nhiên”?
H: Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
+ Yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
3. Đọc diễn cảm và HTL
+ Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài, yêu cầu lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
* Nhận xét, tuyên dương.
+ Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng đoạn 3.
+ Cho HS xung phong đọc trước lớp, nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học –Liên hệ giáo dục .
+ Dặn HS đọc thuộc đọan 3 và chuẩn bị bài sau: Trăng ơi từ đâu đến
-.Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Lớp lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ Đoạn 1 : Từ đầu liễu rủ
+ Đoạn 2 : Tiếp... tím nhạt
+ Đoạn 3 : Còn lại.
- 1 HS đọc chú giải, lớp đọc thầm và hiểu nghĩa các từ.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc cả bài.
+ Lớp lắng nghe GV đọc.
- Những đám mây trắnghuyền ảo.
- Những bông hoa  ngọn lửa.
- Con đen huyền liễu rủ.
- Nắng phố huyện vàng hoe.
- Sương núi tím nhạt.
- Thoắt cái hiếm quý.
+ Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
+ Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
+ Vài HS nêu.
Đại ý: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước
+ 3 HS đọc nối tiếp cả bài - Lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ 3 HS lên thi đọc.
- Lắng nghe.
+ HS đọc câu: Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh .
+ HS viết câu: Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh .
+ HS đọc lại câu: Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh .
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
A. Mục tiêu chung: Giúp HS củng cố về:
+ Ôân tập cách viết tỉ số của hai số.
+ Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng nhân 7
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HS k.tật
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS lên bảng nêu các bước giải BT “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
+ Nhận xét và ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ GV chữa bài trên bảng + Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS làm bài
+ GV chữa bài và hỏi thêm về cách 
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc bài toán.
H: Bài toán thuộc dạng nào? Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó tính giá trị phân số của một số.
-.Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 HS đọc.
+ HS làm bài.
+ Lần lượt HS lên bảng làm và sửa bài. NX.
+ 2 HS đọc.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét. 
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số 2 số
1/5
1/7
2/3
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
+ 1 HS đọc.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
+ HS đọc bảng nhân 7
+ HS viết bảng nhân 7
+ Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Số thứõ nhất: 1080 
Số thứõ hai :
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 ( phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
 1080 – 135 = 945
 Đáp số: Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai : 945
Bài 4: 
+ GV tiến hành tương tự bài 3.
- Các bước giải:
+ B 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ B 2: Tìm giá trị 1 phần bằng nhau.
+ B 3: Tìm các số.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ bài toán và làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
Bài giải: 
Ta có sơ đồ:
 ?	 Chiều rộng : l l l 125 m 
Chiều dài : l l l l 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 ( phần)
Chiều rộng là:
125: 5 x 2 = 50 ( m)
Chiều dài là:
 125 – 50 = 75 (m)
Đáp số: Chiều rộng: 50 m
 Chiều dài: 75 m
+ GV nhận xét sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn kĩ bài.
+ HS lắng nghe và thưc hiện.
Lịch sử
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(NĂM 1789)
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh nêu được :
+ Dựa vào lược đồ và gợi ý của GV thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
+ Thấy được sự tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
+ Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước 
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. 
B. Dạy – học bài mới:
* Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: 
H : Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
-3 HS lên bảng
- 1 HS đọc lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo quân sang xâm lược nước ta.
* Hoạt động 2: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm bàn :
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý của nội dung thảo luận, sau đó theo dõi HS thảo luận.
+ GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
Hãy cùng đọc SGK, xem lược đồ trang 61 để kể lại trận diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo các gợi ý sau:
1. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ đã làm gì ? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết ?
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
3. Dựa vào lựơc đồ nêu đường tiến của 5 đạo quân?
4. Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
5. Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi?
6. Hãy thuật lại trận Đống Đa?
- GV cho HS thi kể lại: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- GV tổng kết cuộc thi.
* Hoạt động3: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung.
H: Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?
H: Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch? 
H: Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
+ Vậy theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ?
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục HS. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS chia thành các nhóm bàn thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo, mỗi nhóm chỉ trình bày một nội dung, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương được nhiệm vụ ấy.
- Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp(Ninh Bình) vào ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Dậu(1789). Tại đây ông cho quân lính ăn Tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Việc nhà vua cho quân lính ăn Tết trước làm lòng quân hứ ... HS quan sát 
- 3-4 em lên chỉ vị trí của Huế trên bản đồ .
+ Thành phố Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên –Huế 
+ Dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế .
- HS quan sát lược đồ
+ Các công trình kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm như: Kinh thành Huế, chùa thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén  
- HS quan sát .
+ Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba 
- HS lắng nghe rồi mô tả 
- HS nêu ghi nhớ .
- HS lắng nghe và ghi nhận
Thứ sáu ngày tháng 3 năm 2009
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
A. Mục tiêu chung:
+ Học sinh nắm được dạng toán và biết cách giải toán“Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”ù .
+ Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó “ và “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng chia 2
II. Các hoạt đôïng Dạy – Học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HS k.tật
A. Kiểm tra : 
+ Gọi 3 em lên bảng nêu các bước giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét 
+ GV ghi điểm
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài – Ghi đề
2. Luyện tập, thực hành 
Bài 1 : 
+ Yêu cầu HS đọc đề 
+ HS làm tính vào giấy nháp
+ HS thực hiện, sửa bài bằng miệng 
+ Yêu cầu phải nêu được cách làm 
Bài 2 : 
+ Yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu đề
 Ta có sơ đồ : 
 ?
STH: I--I 738
STN: I--I--I--I--I--I--I--I--I--I--I
 ?
Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau
 10 – 1 = 9 ( phần )
Số thứ hai là :
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là :
738 + 82 = 820
 Đáp số : Số thứ nhất : 820
 Số thứ hai : 82
Bài 3 : 
+ Yêu cầu HS tìm hiểu đề 
+ Xác định dạng toán 
Bài giải
 Số túi cả hai loại gạo là :
 10 + 12 = 22 ( túi )
Số Kg gạo trong mỗi túi là : 
 220 : 22 = 10 (kg)
Số Kg gạo nếp là :
10 x 10 = 100 (kg )
Số kg gạo tẻ là : 
 220 – 100 = 120 (kg)
 Đáp số : Gạo nếp : 100 kg
 Gạo tẻ : 120 kg
Bài 4 :
- Tổ chức cho HS tìm hiểu đề và nêu các bước giải
 Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là :
 3 + 5 = 8 ( phần )
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là:
 840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là :
 840 – 315 = 525 (m)
Đáp số : Đoạn đường đầu : 315 m
 Đoạn đường sau : 525 m
4 . Củng cố – Dặn dò :
+ Nhận xét tiết dạy 
+ Dặn về nhà chuẩn bị bài sau
+ lên bảng –lớp theo dõi nhận xét .
+ Lắng nghe
+ HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống 
+ HS nêu : Các bước giải 
- Xác định tỉ số
- Vẽ sơ đồ 
- Tìm hiệu số phần bằng nhau 
- Tìm mỗi số
+ HS đọc đề, tìm hiểu đề
+ Các bước giải: 
Tìm số túi gạo cả hai loại 
Tìm số gạo trong mỗi túi 
Tìm số gạo trong mỗi loại 
+ Làm vào vở 
+ Đại diện HS sửa bài 
+ Các bước giải 
Tìm tổng số phần bằng nhau
Tính độ dài mỗi đoạn thẳng 
+ Hs thực hiện giải vào vở
+ Theo dõi sửa bài 
+ Lắng nghe, thực hiện
+ HS đọc bảng chia 2
+ HS viết bảng chia 2
+ HS đọc lại bảng chia 2
Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật 
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật 
II. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 em đọc lại bản tin trong tiết trước
- Lớp nhận xét 
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Ghi đề
2. Phần nhận xét :
- Gv yêu cầu 1 em đọc lại nội dung bài tập 
- Cả lớp đọc kĩ bài văn miêu tả con Mèo hung. 
- Suy nghĩ phân đoạn bài văn 
- GV nhận xét chốt lại nội dung cần nhớ 
+ Bài văn gồm có 3 phần, 4 đoạn 
Mở bài : (đoạn 1): - Giới thiệu con mèo được tả trong bài 
Thân bài: (đoạn 2) : - Tả hình dáng con mèo 
 (đoạn 3) : - Tả hoạt động, thói quen của con mèo 
Kết luận : (đoạn 4) : - Nêu cảm nghĩ về con mèo 
3. Ghi nhớ:
- GV rút ra ghi nhớ 
- GV yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ 
4. Phần luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 
- GV y/c HS QS 1 số tranh ảnh các con vật trong SGK
- Yêu cầu HS quan sát – GV nhắc HS: 
- Nên chọn lập 1 dàn ý về một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt, hoặc một con vật nuôi ở gần nhà em mà em biết
- Dàn ý cần cụ thể chi tiết ; tham khảo ở bài văn mẫu con mèo Hung để biết cách tìm ý 
- HS từng tổ đại diện trình bày từng phần 
- GV nhắc HS cần trình bày dàn ý sao cho thật rõ 
- HS tự lập dàn ý bài văn theo yêu cầu của đề bài 
- HS trình bày – Gv sửa dàn ý 
- Lớp theo dõi nhận xét , bổ sung 
- GV kết luận chung theo dàn bài chung khi tả con vật 
5. Củng cố – dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học 
- Hs về nhà hoàn chỉnh bài văn đã nêu 
+ 2 em đọc lại bản tin 
+ 1 -2 em đọc - cả lớp theo dõi, đọc thầm 
+ Xác định nội dung chính của mỗi đoạn 
+ Nêu nhận xét về cấu tạo của bài 
+ HS phân đoạn bài văn
+ HS nhắc lại dàn bài 
+ 1 Vài em đọc ghi nhớ 
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài
+ Hs quan sát, nhận biết 
+ HS đọc lại yêu cầu đề bài nhiều lần 
+ HS lập dàn ý vào nháp
+ Hs đọc dàn ý cuả mình, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung 
 Dàn ý :
1. Mở bài : Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian )
 2. Thân bài : 
- Ngoại hình của con mèo : bộ lông, cái đầu, hai tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria 
- Hoạt động chính của con mèo : 
- Hoạt động bắt chuột : Động tác tĩnh; Động tác vồ
- Hoạt động đùa giỡn của con mèo 
 3. Kết luận : Cảm nghĩ chung về con mèo 
+ Theo dõi, lắng nghe, ghi chép
Khoa học
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
+ Hiểu mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
+ Kể được một số loài cây thuộc loài ưa ẩm, ưa nước, sống nơi khô hạn.
+ Ứng dụng nhu cầu về nước của thực vật trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học.
+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 116, 117.
+ Giấy khổ to và bút dạ .
+ HS sưu tầm tranh (ảnh), cây thật về những cây sống nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của bài trước:
+ Nhận xét trả lời và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau:
+ GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm bàn .
+ Yêu cầu HS phân loại tranh (ảnh) về các loài cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.
+ Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
H. Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây?
* Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117SGK.
H. Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
H. Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
H. Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước?
H. Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?
H. Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
GV kết luận:
- Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. 
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
3. Củng cố dặn dò.
+ Gọi 1-2 HS đọc lại mục bạn cần biết.
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn HS về học bài và mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với hình dạng khác nhau.
- lên bảng trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
+ HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm bàn; Cùng nhau phân loại cây trong tranh (ảnh) và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.
- 2 nhóm dán phiếu lên bảng, giới thiệu các loài cây mà nhóm mình sưu tầm được, các nhóm khác bổ sung.
Ví dụ:
+ Nhóm cây sống dưới nước: Bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước chàm, đước,
+ Nhóm cây sống nơi khô hạn: Xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, lúa nương,
+ Nhóm cây sống nơi ẩm ướt: Khoai môn, rau má, rêu, dương xỉ,..
Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước: rau muống, dừa, cỏ,
- Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được ở trên cạn, vưà sống được ở dưới nước.
- HS quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.
+ Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa.Bề mặt ruộng lúa khô.
+ Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.
+ Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt .
- Cây ngô: lúc ngô nảy mầm đén lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến lúc bắt đầu vào hạt thì không cần nước.
- Cây rau cải; rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.
- Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến khi quả chín, cây cần ít nước hơn..
+ Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A tuan 29.doc