Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 34

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 34

BÀI 61. ĂNG – CO VÁT

I, MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

ã Đọc đúng các tên riêng, chữ số La mã XII và từ khó, dễ lẫn.

 - PB : ăng-co vát, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn.

ã Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.

ã Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng – co vát.

2. Đọc hiểu

ã Hiểu các từ ngữ khó trong bài : kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt.

ã Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng – co vát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

ã ảnh khu đền Ăng – co vát.

ã Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III.PHƯƠNG PHÁP

Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,.

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 46 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 (31)
Ngày soạn: 16/4/09	Ngày giảng: Thứ hai ngày 20/4/09
Tiết 1. Tập đọc.
Bài 61. ăng – co vát
i, mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tên riêng, chữ số La mã XII và từ khó, dễ lẫn.
 - PB : ăng-co vát, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn...
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ ăng – co vát.
2. Đọc hiểu
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt...
Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của ăng – co vát.
ii. đồ dùng dạy – học
ảnh khu đền ăng – co vát.
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
iii.phương pháp
Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,...
IV các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ÔĐTC(1’)
2.KT bài cũ(4’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3 . dạy – học bài mới (30’)
a.GT bài
- Em đã biết những cảnh đẹp nào của đất nước ta và trên thế giới ?
- Giới thiệu : Các bài đọc thuộc chủ điểm khám phá thế giới đã đưa ta đi du lịch những cảnh đẹp như : Vịnh Hạ Long, Sa Pa...Bài học hôm nay sẽ đưa các em ra nước ngoài thăm khu đền ăng – co vát. uy nghi, tráng lệ, niềm tự hào của đất nước Cam – pu – chia. Đây là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu vào bậc nhất trên thế giới.
a.Hướng dẫn luyện đọc
* Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc
Bài chia làm mấy đoạn?
GV gọi 3 HS đọc nối tiếp
+ Lần 1: Luyện đọc từ khó
+ Lần 2:Kết hợp chú giải
+ Lần 3:Đọc theo cặp
GV HD cách đọc
- GV đọc mẫu, giọng đọc như sau :
• Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hịên tình cảm kính phục, ngưỡng mộ.
• Nhấn giọng ở những từ ngữ : kiến trúc, điêu khắc, tuyệt diệu, gần 1500mét, kì thú, lạc vào...
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ ăng – co vát được xây dung ở đâu và từ bao giờ ?
+ Khu đền chính được xây dung kì công như thế nào ?
+ Du khách cảm thấy như thế nào khi đến thăm ăng – co vát. ? Tại sao lại như vậy ?
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào ?
+ Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp ?
- Khu đền ăng – co vát quay về hướng Tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp cao vút, cho quanh cảnh có vẻ uy nghi gợi sự trang nghiêm và tôn kính.
- Bài tập đọc chia thành 3 đoạn. Em hãy nêu ý chính của từng đoạn.
+ Bài ăng – co vát cho ta thấy điều gì ?
- Đền ăng – co vát là một công trình xây dung và điêu khắc theo kiểu mẫu mang tính nghệ thuật thời cổ đại của nhân dân Cam – pu – chia có từ thế kỷ mười hai. Trước kia khu đền bị bỏ hoang tàn suet mấy trăm năm. Nhưng sau đó được khôi phục sửa chữa và bây giờ trở thành nơi tham quan, du lịch hấp dẫn du khách quốc tế khi đặt chân đến đây.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
4 . củng cố – dặn dò (5’)
Bài ăng – co vát cho ta thấy điều gì
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Con chuồn chuồn nước.
- 3 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ :
+ Các cảnh đẹp : Vịnh Hạn Long, Sa Pa, Kim tự tháp Ap Cập....
- Lắng nghe.
- HS đọc 
+ HS 1 : ăng – co vát ...đầu thế kỉ XII
+ HS 2 : Khu đền chính...xây gạch vỡ.
+ HS 3 : Toàn bộ khu đền...từ các ngách.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm tiếp nối từng đoạn.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ ăng – co vát được xây dung ở Cam – pu- chia từ đầu thế kỷ thứ mười hai.
+ Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớp, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 389 gian phòng. Những cây tháp lớp được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Khi thăm ăng – co vát. du khách cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. 
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn.
+ Vào lúc hoàng hôn, ăng – co vát thật huy hoàng : ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp vút giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền trở nên uy nghi hơn dưới ánh chiều vàng
- Lắng nghe.
- Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời :
+ Đoạn 1 : giới thiệu cung về khu đền ăng – co vát.
+ Đoạn 2 : Đền ăng – co vát được xây dựng rất to đẹp.
+ Đoạn 3 : Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền vào lúc hoàng hôn.
+ Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền ăng – co vát, một công trình kiến trúc và điêu khác tuyệt diệu của nhân dân 
Cam – pu –chia.
- Lắng nghe.
3 hs đọc
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc hay.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
* Đánh giá tiết học:
.
.
=========================================
Tiết 2. Toán
Đ 150. ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo)
i. mục tiêu
 Giúp HS : 
Biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ.
ii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập 2 của tiết 148.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Các em đã biết cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ, trong giờ học này các em sẽ học cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ.
2.2.Hướng dẫn giải bài toán 1
- GV yêu cầu HS đọc bài toán 1.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán :
+ Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét ?
+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào ?
+ Bài yêu cầu em tính gì ?
+ Làm thế nào để tính được ?
+ Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 cần chú ý điều gì ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng.
2.3.Hướng dẫn giải bài toán 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trước lớp.
- GV hỏi :
+ Bài toán cho em biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc các em chú ý khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất.
- GV nhận xét bài làm của HS.
2.4.Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc cột số thứ nhất, sau đó hỏi :
+ Hãy đọc tỉ lệ bản đồ.
+ Độ dài thật là bao nhiêu ki-lô-mét ?
 + Vậy độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
+ Vậy điền mấy ô trống ở cột thứ nhất ?
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi :
+ Bài toán cho biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng.
3. củng cố – dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị các dụng cụ để tiết sau thực hành.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Trả lời câu hỏi của GV :
+ Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường là 20m
+ Tỉ lệ 1 : 500.
+ Bài yêu cầu tính khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ.
+ Lấy độ dài thật chia cho 500.
+ Đổi đơn vị đo ra xăng-ti-mét vì bài yêu cầu tính khoảng cách hai điểm A và B trên bản đồ theo xăng-ti-mét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
20m = 2000cm
Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là : 2000 : 500 = 4 (cm)
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- HS tìm hiểu đề và trả lời :
+ Bài toán cho biết :
• Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây dài 41 km.
• Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1 000 000
+ Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây thu nhỏ trên bảng đồ dài bao nhiêu mi-li-mét ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
41 km = 41 000 000mm
Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây trên bản đồ dài là :
41 000 000 : 1000 000 = 41 (mm)
Đáp số : 41 mm
- 1 HS đọc đề bài trong SGK.
+ Tỉ lệ 1 : 1000.
+ Là 5km.
5km = 500000cm
+ Độ thu nhỏ trên bản đồ là :
500000 : 10000 = 50 (cm)
+ Điền vào ô trống thứ nhất
- HS cả lớp làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
12 km = 1200 000cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là :
1200000 : 100000 = 12 (cm)
Đáp số : 12cm
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
+ Bài toán cho biết :
• Chiều dài hình chữ nhật là 15m và chiều rộng hình chữ nhật là 10m.
• Tỉ lệ bản đồ là 1 : 500.
+ Độ dài của mỗi cạnh hình chữ nhật thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
15m = 1500 cm ; 10m = 1000 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là :
1500 : 500 = 3 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là :
1000 : 500 = 2 (cm)
Đáp số : Chiều dài : 3cm
Chiều rộng 2cm
- Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra lại bài của mình.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Đánh giá tiết học:
.
.
=======================================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 61: Trao đổi chất ở thực vật
A - Mục tiêu: 
Sau bài học, có thể :
- Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
B - Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 122 – 123; Giấy A4.
C – Phương pháp :
	Đàm thoại, quan sat, luyện tập.
D - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – ổn định tổ chức:(1’)
II – Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Không khí có những thành phần nào? Kể tên các chất khí quan trọng đối với đời sống TV ?
 III – Bài mới:(28’)
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Hiểu và tìm được trong hình vẽ những gì TV phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường những gì tr ... c bộ phận của con vật mà mình yêu thích.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. dạy – học bài mới (30’)
a.Giới thiệu bài
- Trong các tiết tập làm văn trước các em đã được học cách quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích, đã tìm được những từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của con vật đó. Trong tiết học này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật.
b.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài Con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tím ý chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét bổ xung ý kíên cho bạn.
- Nhận xét, kết luận : Trong bài văn Con chuồn chuồn nước, tác giả đã xây dựng hai đoạn với nội dung cụ thể.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS sẵp xếp các câu theo trình tự hợp lý khi miêu tả. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo thứ tự thành đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Nhắc HS : Đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn : Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Sau đó các em hãy viết tiếp các câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của chú gà trống như : thân hình, bộ lông, cái đầu.... để thấy chú gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào.
* Chữa bài
- Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.
- CHo điểm HS viết tốt.
4 . củng cố – dặn dò (5’)
Bài văn miêu tả đò vật gồm có mấy phần?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn đoạn văn hay của bạn để tham khảo, hoàn thành đoạn văn vào vở và quan sát ngoại hình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.
- 3 HS thực hịên yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Làm bài cá nhân.
- HS phát biểu và thống nhất ý kiến đúng nhưsau :
+ Đoạn 1 : Ôi chao !...đang còn phân vân.
Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
+ Đoạn 2 : Rồi đột nhiên...cao vút . Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm văn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS viết vào giấy khổ to. HS viết vào vở.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
* Đánh giá tiết học:
.
.
===========================================
Tiết 2. Toán.
Đ 154. ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo)
i. mục tiêu
 Giúp HS ôn tập về :
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
ii. các họat động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 152.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. dạy – học bài mới
- GV giới thiệu : Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách điền dấu.
Ví dụ :
+ Vì sao em viết 989 < 1321 ?
+ Hãy giải thích vì sao 34579 < 34 601
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp số của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3
- GV tiến hành tương tự như bài tập 2.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự viết số.
- GV yêu cầu nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của các bạn.
Bài 5
- GV viết lên bảng 57 < x < 62 và yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS đọc tiếp yêu cầu a.
- GV hỏi : Vậy x (phần a) phải thoả mãn điều kiện nào ?
- GV yêu cầu HS tìm x.
- GV chữa bài phần a, sau đó yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài
- GV gọi 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. củng cố – dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tự nhiên rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Vì 989 có ba chữ số, 1321 có bốn chữ số nên 989 nhỏ hơn 1321.
- Vì hai số 34 579 và 34 601 cùng có 5 chữ số, ta so sánh đến các hàng của hai số với nhau thì có :
Hàng chục nghìn bằng nhau và bằng 3.
Hàng nghìn bằng nhau và bằng 4.
Hàng trăm 5 < 6
Vậy 34 579 < 34 601
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 999 7426, 7624, 7642
b) 1853, 3185, 3190, 3518
- HS trả lời. Ví dụ :
a) So sánh các số 999, 7426, 7624, 7642 thì :
999 là chữ có 3 chữ số, các số còn lại có bốn chữ số nên 999 là số nhỏ nhất.
So sánh các số còn lại ta sắp xếp được là :
999, 7426 , 7624, 7642.
- HS làm bài vào vở bài tập :
a) 0, 10, 100
b) 9, 99, 999
c) 1, 11, 101
d) 8, 98, 998
- 9 HS tiếp nối nhau trả lời. Ví dụ : 
HS 1 : Số bé nhất có một chữ số là 0.
HS 2 : Số bé nhất có hai chữ số là 10.
....
- 57 nhỏ hơn x, x nhỏ hơn 62.
- x là số chẵn.
- x phải thoả mãn 2 điều kiện : 
• x lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62.
• x là số chẵn.
- HS làm bài :
• Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là :
58, 59, 60,61.
• Trong các số trên có 58, 60 là số chẵn.
vậy x = 58 hoặc x = 60.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Mỗi HS đọc 1 phần, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Đánh giá tiết học:
.
.
=========================================
Tiết 3. Vẽ.
Bài 27: vẽ theo mẫu
vẽ cây
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được hình dáng màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài cây.
Học sinh yêu mến và có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm ảnh của một số loại cây có hình dáng đơn giản và đẹp (thân, cành, lá phân biệt rõ ràng).
Tranh của họa sĩ, bài vẽ của học sinh lớp trước.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (2’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới: (30’)
- Giới thiệu:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên treo tranh vẽ một số cây yêu cầu học sinh quan sát.
? Đây là cây gì
? Cây có những bộ phận chính nào
? Màu sắc của cây ra sao
- Giáo viên đặt câu hỏi tương tự với các cây khác như cây khoai, cây chuối, cây nhãn, mít 
- Giáo viên nêu tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người.
Hoạt động 2: Cách vẽ cây (5’)
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ (có thể vẽ trực tiếp trên bảng) và hỏi vẽ như thế nào trước, vẽ phác hình dáng chung của cây (thân cây, vòm lá hay tán lá).
- Vẽ phác các nét sống lá hoặc canh cây.
- Vẽ chi tiết của thân, cành lá vẽ thêm hoa - quả.
- Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Học sinh có thể vẽ trực tiếp theo mẫu cây ở xung quanh trường hoặc có thể vẽ theo trí nhớ.
- Giáo viên quan sát chung, gợi ý về:
+ Cách vẽ hình: Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên cùng học sinh chọn bài vẽ đã hoàn thành và nhận xét.
+ Bố cục hình vẽ
+ Hình dáng cây 
+ Có hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động không
+ Màu sắc của tranh ra sao
- Dặn dò: Quan sát lọ hoa có trang trí
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh quan sát
- Cây đu đủ
- Thân cành lá
- Thân cây mốc, lá xanh. Màu sắc thay đổi theo mùa.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát trả lời theo ý hiểu
- Học sinh quan sát cách hướng dẫn và cách thực hành của giáo viên.
- Học sinh làm bài theo cảm nhận riêng.
- Ra sân trường vẽ cây ở sân trường
- Chú ý đến đặc điểm riêng của từng cây
- Đã cân đối với tờ giấy chưa
- Đã rõ đặc điểm chưa
- Không hoặc có
- Có đậm nhạt không
* Đánh giá tiết học:
.
.
================================================
Tiết 4. Hát nhạc.
Tiết 28:
Học Hát Bài: Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan
(Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
I/Mục tiêu:
Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời bài hát.
Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết.
II/Chuẩn bị của giáo viên:
Nhạc cụ đệm.
Băng nghe mẫu.
Hát chuẩn xác bài hát.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
Hoạt Động Của Giáo Viên
HĐ Của Học Sinh
* Hoạt động 1 Dạy hát bài: Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan.
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát .
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài .
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài
 - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Bài hát do ai viết?
- HS nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
* Cũng cố dặn dò:
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
+ Bài :Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan
+ Nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước
- HS nhận xét
- HS thực hiện
- HS chú ý.
-HS ghi nhớ.
* Đánh giá tiết học:
.
.
=====================================
Tiết 5. Sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 (31).doc