Thiết kế bài giảng Toán 4 - Nhân với số có hai chữ số - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Minh Phương

Thiết kế bài giảng Toán 4 - Nhân với số có hai chữ số - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Minh Phương

I. MỤC TIÊU.

1) Kiến thức.

- HS biết cách nhân với số có hai chữ số.

- HS nhận biết được tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có 2 chữ số.

2) Kĩ năng:

- HS thực hiện được phép nhân với số có 2 chữ số.

- HS vận dụng phép nhân với số có 2 chữ số để giải các bài toán.

3) Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác khi tính toán.

- Yêu thích học Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1) GV: - Các băng giấy đã ghi sẵn các bước tính khi đặt tính (như trong SGK).

- Nam châm, bảng phụ.

2) HS: SGK.

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1136Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng Toán 4 - Nhân với số có hai chữ số - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
“NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ” – TOÁN 4
 Người thiết kế: Nguyễn Thị Minh Phương
 Ngày thiết kế: 23/ 11/ 2011
 Ngày thực hiện: 25/ 11/ 2011
 MỤC TIÊU.
1) Kiến thức.
- HS biết cách nhân với số có hai chữ số.
- HS nhận biết được tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có 2 chữ số.
2) Kĩ năng:
- HS thực hiện được phép nhân với số có 2 chữ số.
- HS vận dụng phép nhân với số có 2 chữ số để giải các bài toán.
3) Thái độ:	
- Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
- Yêu thích học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: - Các băng giấy đã ghi sẵn các bước tính khi đặt tính (như trong SGK).
Nam châm, bảng phụ.
2) HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Thời gian
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cô chào tất cả các con. Trong các tiết học trước, các con đã được học bài “Nhân một số với một tổng” và “Nhân một số với một hiệu”. Trước khi bắt đầu tiết học ngày hôm nay, cô sẽ kiểm tra bài cũ. 
- 1 bạn hãy cho cô biết, muốn nhân một số với một tổng, ta làm như thế nào? Cô mời con.
- Bạn trả lời đúng chưa cả lớp?
- Vậy 1 bạn khác hãy nhắc lại cho cô tính chất nhân một số với một hiệu. Cô mời con. 
- NX câu trả lời của bạn. Cô mời con.
- Cô cũng đồng ý với ý kiến của con. Bạn trả lời rất chính xác rồi.
- Trên bảng, cô có bài tập sau. (GV treo bảng phụ
 Tính bằng cách thuận tiện nhất:
289 x 47 + 53 x 289
104 x 2912 – 2912 x 4 )
1 bạn đọc to cho cô yêu cầu của đề bài. Cô mời con.
Cả lớp đã rõ yêu cầu của đề bài chưa? Bây giờ, các con hãy lấy giấy nháp ra và làm bài vào nháp. (GV cho 2 HS làm bảng phụ)
- (GV treo bài làm của HS lên)
Các con cùng quan sát lên trên bảng, nhận xét cho cô bài làm của 2 bạn. Các bạn làm đã đúng chưa? Cô mời con.
- Các bạn ở dưới lớp có làm giống như bạn không?
- Như vậy là qua kiểm tra bài cũ, cô thấy lớp mình đã nắm rất vững kiến thức của bài ngày hôm trước. Cô khen tất cả các con!
- 1 HS: Muốn nhân một số với một tổng, ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- Rồi ạ. 
- 1 HS: Muốn nhân một số với 1 hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số trừ và số bị trừ, rồi trừ 1 kết quả cho nhau. 
- 1 HS: Bạn trả lời đúng rồi ạ.
- 1 HS đọc to yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào nháp, 2 HS làm bảng phụ.
- HS NX.
- HS: Có ạ.
1’
5’
8- 10’
2’
2. BÀI MỚI:
* HĐ 1: Giới thiệu bài mới:
 Hôm nay, cô và các con sẽ cùng đi tìm hiểu một bài mới. Bài này sẽ giúp các con biết cách nhân với số có 2 chữ số, nhận biết được tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có 2 chữ số.
 Cả lớp mở vở ghi bài “Nhân với số có hai chữ số”.
GV ghi tên bài lên bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính 36 x 23 bằng cách sử dụng tính chất một số nhân với một tổng.
- Cả lớp chú ý lên trên bảng. Cô có phép tính sau. (GV viết phép tính 36 x 23 lên bảng) Một bạn đứng lên đọc to cho cô phép tính trên bảng nào. Cô mời con.
- Cô mời con ngồi xuống. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tính ra kết quả của phép nhân này dựa trên những kiến thức đã học. Cô biết là ở lớp mình có những bạn nhân với số có 2 chữ số rất giỏi. Nhưng cô muốn là tất cả các con cùng chú ý để có thể hiểu một cách khoa học và quan trọng là làm ra kết quả dựa vào những kiến thức đã học. Cả lớp có đồng ý không?
- Bây giờ, 2 bạn cùng bàn là một nhóm nhé. Các nhóm hãy nghe cô gợi ý. Hãy phân tích 23 thành tổng của 2 số hạng, trong đó có một số hạng là số tròn chục, một số hạng là số có 1 chữ số, sau đó áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tìm ra kết quả.
Cả lớp rõ chưa nào? 
- GV mời HS nhắc lại gợi ý. (Trong trường hợp HS chưa nhắc lại được phần gợi ý, GV sẽ nhắc lại một lần nữa)
- Các nhóm thực hiện phép tính vào nháp. 1 nhóm làm bảng phụ giúp cô. 1 phút thảo luận bắt đầu! 
- Hết 1 phút thảo luận. Các nhóm chú ý lên bảng nhận xét phần thảo luận của nhóm bạn. Cô mời con.
- Cô cũng đồng ý với cách làm của các con.
- Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu? Cô mời con.
- Đúng rồi, ta có: 36 x 23 = 828. ( GV viết lên bảng)
- Như vậy, để nhân với số có hai chữ số ta hoàn toàn có thể tính được ra kết quả dựa vào kiến thức đã học, phải không các con?
* HĐ 3: Giới thiệu cách đặt tính và tính, giới thiệu các tích riêng:
- Cách làm này đúng nhưng sẽ dài và mất nhiều thời gian. Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn các con nhân với số có hai chữ số theo một cách khác, thường được dùng và nhanh hơn, đó là đặt tính rồi tính. Cô sẽ thực hiện đặt tính rồi tính phép nhân 36 x 23.
- Cả lớp chú ý lên bảng. Cô đặt tính: (GV vừa nói vừa đặt tính lên bảng)
 36
 x
 23
Các con hãy chú ý, đặt tính phải thẳng hàng, dấu nhân sẽ viết ở giữa hai thừa số và lệch về bên trái, có kẻ ngang ở dưới.
- Bây giờ, cô thực hiện tính. Cô sẽ lấy lần lượt từng chữ số của thừa số thứ hai nhân với từng chữ số của thừa số thứ nhất từ phải qua trái.
 + Như vậy, ở lần nhân thứ nhất, cô sẽ lấy 3 nhân với 36. Cô mời 1 bạn đứng lên thực hiện lần nhân này. Cô mời con.
(HS nêu, GV gắn lên bảng bước làm:
 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.)
3 nhân 36 bằng 108. Trong phép nhân với số có 2 chữ số, ta gọi đây là tích riêng thứ nhất. (GV nói và viết: Tích riêng thứ nhất).
(GV gạch chân tích riêng 108 ở hoạt động 2 để cho HS thấy được sự tương ứng).
 + Nếu như đây là phép nhân với số có một chữ số thì đây chính là kết quả. Nhưng đây là phép nhân với số có 2 chữ số nên cô tiếp tục lần nhân thứ hai. Cô lấy 2 chục nhân với 36. 
 2 nhân 6 bằng 12, ta viết 2, nhớ 1;
 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
(GV gắn các bước làm lên bảng)
Các con chú ý, ở lần nhân này, cô lấy 2 chục nhân với 36 được 72 chục, vậy cô phải viết kết quả thẳng hàng chục. Vậy 72 chục, hay chính là 720. Các con có thể ghi số 0 ở đây nhưng là không cần thiết và không ai viết như vậy cả. Chỉ cần viết như thế này là đủ.
(GV nói, viết kết quả nhân và chỉ cho HS)
720 là tích của phép nhân 2 chục với 36, trong phép nhân với số có 2 chữ số, người ta gọi đây là tích riêng thứ hai. (GV nói và viết: Tích riêng thứ hai).
(GV gạch chân tích riêng 720 ở hoạt động 2 để cho HS thấy được sự tương ứng).
- Sau đó cô kẻ ngang để thực hiện phép cộng 2 tích riêng. Các con chú ý, mình không ghi dấu phép tính cộng ở đây nhé. Một bạn đứng lên giúp cô cộng nào. Cô mời con.
- Cô và các con vừa thực hiện xong phép tính 36 x 23 theo hàng dọc, ta được kết quả là 828.
(GV cất bảng phụ của hoạt động 2) Như vậy, các con chú ý, bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ nhân với số có hai chữ số theo cách này nhé.
- GV gọi HS nêu lại cách tính. 
* HĐ 4: Khái quát: 
- Như vậy, bạn nào có thể cho cô biết, muốn nhân với số có hai chữ số ta thực hiện mấy bước? Là những bước nào?
(Trong trường hợp HS không nêu được thì GV nêu)
- GV mời 1 số HS đọc to các bước.	
- HS nghe
- HS viết bài vào vở.
- 1 HS: Con thưa cô con đọc: 36 x 23
- HS: Có ạ.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại gợi ý.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bảng phụ:
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
- HS NX
- 1 HS: 36 x 23 = 828 ạ.
- Vâng ạ.
- HS nghe + quan sát
- 1 HS: Con lấy 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
- 1 HS: 
Hạ 8, 0 cộng 2 bằng 2, viết 2;
1 cộng 7 bằng 8, viết 8
- HS nêu: 4 bước:
+ Bước 1: Đặt tính.
+ Bước 2: Tính tích riêng thứ nhất.
+ Bước 3: Tính tích riêng thứ hai. Lưu ý, tích riêng thứ hai phải viết lùi sang bên thái một cột.
+ Bước 4: Cộng các tích riêng lại.
- HS đọc to.
3- 5’
4’ 
4’
3. LUYỆN TẬP
- Như vậy là các con đã vừa học xong bài “Nhân với số có hai chữ số”. Để có thể nắm vững được kiến thức của bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi làm một số bài tập trong SGK. Cô mời cả lớp mở SGK trang 69. 
- Bài 1: (Làm câu a, c)
 + GV gọi 1- 2 HS đọc to yêu cầu đề bài.
 Đặt tính rồi tính:
 a) 86 x 53 b) 33 x 44 
 c) 157 x 24 d) 1122 x 19
 + Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
 2 HS làm bảng phụ.
 + GV treo bảng phụ, gọi HS NX (NX từng tích riêng, vị trí của tích riêng thứ 2, cộng tích riêng)
 + Yêu cầu HS chữa bài.
- Bài 2: 
 + GV gọi 1- 2 HS đọc to yêu cầu đề bài. (Tính giá trị của biểu thức 45 x a với a bằng 13, 26, 39)
GV hỏi: Bài tập này vận dụng kiến thức gì?
Như vậy, để tránh phải diễn đạt dài dòng nếu thì, cô sẽ kẻ bảng như sau. 
a
13
26
39
45 x a
Các con hãy tính vào vở nháp rồi ghi kết quả vào bảng này.
 + Yêu cầu HS làm cá nhân vào phiếu bài tập.
 + Gọi HS đọc kết quả, GV ghi giúp HS kết quả.
a
13
26
39
45 x a
585
1170
1755
 + GV NX.
- Bài 3: (Mỗi quyển vở có 48 trang. Hỏi 25 quyển vở cùng loại có tất cả bao nhiêu trang?)
 + GV gọi 1- 2 HS đọc to yêu cầu đề bài.
 + Bài toán cho gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
 + Chữa bài.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS làm bảng phụ
a) 86 x 53 = 4558
b) 33 x 44 = 1452
c) 157 x 24 = 3768
d) 1122 x 19 = 21318
- HS NX 
- HS chữa bài.
- HS: Biểu thức có chứa 1 chữ.
- HS làm bài.
- HS đọc kết quả.
- HS chữa bài.
- Bài giải.
25 quyển vở cùng loại có tất cả số trang là:
 48 x 25 = 1200 (trang)
 Đáp số: 1200 trang
- Có thể HS đặt phép tính ngược: 25 x 48.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai Nhan voi so co hai chu so.doc