Chuẩn kiến tức, kĩ năng lớp 4

Chuẩn kiến tức, kĩ năng lớp 4

TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

CT Nghe - viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn.

LT&C: Cấu tạo của tiếng - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ.

- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).

KC: Sự tích hồ Ba Bể - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba bể (do GV kể).

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.

TĐ: Mẹ ốm - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài).

 

doc 60 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến tức, kĩ năng lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN TỨC, KĨ NĂNG LỚP 4
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TTB
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
1
TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Không.
2
CT Nghe - viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn.
Không.
3
LT&C: Cấu tạo của tiếng
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
Học sinh khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III).
4
KC: Sự tích hồ Ba Bể
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba bể (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
Không.
5
TĐ: Mẹ ốm
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài).
Không.
6
TLV: Thế nào là kể chuyện?
- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (Nội dung Ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
Không.
7
LT&C: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng 
bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được
 câu đố ở BT5.
8
TLV: Nhân vật trong truyện
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
Không.
9
TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và
 giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4).
10
CT Nghe - viết: Mười năm cõng bạn đi học
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định.- Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
Không.
11
LT&C: (MRVT): Nhân hậu - Đoàn kết
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu
 tục ngữ ở BT4.
12
KC: KC đã nghe, đã đọc
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Không.
13
TĐ: Truyện cổ nước mình
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối).
Không.
14
TLV: Kể lại hành động của nhân vật
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
Không.
15
LT&C: Dấu hai chấm
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (Nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
Không.
16
TLV: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại đươ5c một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
Không.
17
TĐ: Thư thăm bạn
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
Không.
18
CT Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện của bà
- Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
Không.
19
LT&C: Từ đơn và từ phức
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
Không.
20
KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Kể được câu chuyện (nẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
21
TĐ: Người ăn xin
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được CH 1, 2, 3).
HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK).
22
TLV: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp (BT mục III).
Không.
23
LT&C: MRVT: Nhân hậu-Đoàn kết
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu-Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
Không.
24
TLV: Viết thư
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND Ghi nhớ).
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
Không.
25
TĐ: Một người chính trực
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Không.
26
CT Nhớ-viết: Truyện cổ nước mình
- Nhớ-viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
Lớp có nhiều HS khá, giỏi: nhớ-viết 
được 14 dòng thơ đầu (SGK).
27
LT&C: Từ ghép và từ láy
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
Không.
28
KC: Một nhà thơ chân chính
- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
Không.
29
TĐ: Tre Việt Nam
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giáu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
Không.
30
TLV: Cốt truyện
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
Không.
31
LT&C: Luyện tập về từ ghép và từ láy
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)-BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)-BT3.
Không.
32
TLV: Luyện tập xây dựng cốt truyện
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
Không.
33
TĐ: Những hạt thóc giống
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK).
34
CT Nghe-viết: Những hạt thóc giống
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
HS khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT (3).
35
LT&C: MRVT: Trung thực-Tự trọng
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực-Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ "tự trọng" (BT3).
Không.
36
KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
Không.
37
TĐ: Gà Trống và Cáo
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi ...  số nét tiêu biểu về HĐ sản xuất nông nghiệp
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
Thay câu hỏi 1 (40): Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu. Giảm yêu cầu quan sát hình 1, 2 (138). Bỏ câu hỏi 3 (140)
28
26
LS
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (1786)
Học xong bài này học sinh biết:
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước. 
Giảm 2 ND chữ nhỏ (59); câu hỏi 1,2 (60)
27
ĐL
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải Miền Trung (tt)
Học xong bài này học sinh biết:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số HĐ: KT, DL, CN
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Dùng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội
Giảm yêu cầu: Dựa vàoxây dựng nhà máy đường (142) giảm câu hỏi 3 (144)
29
27
LS
Quang Trung đại phá quân Thanhnăm 1789
Học xong bài này học sinh biết:
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài chí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn
Nội dung mờ sáng tiêu diệt (62) chuyển thành nội dung đọc thêm. Giảm câu hỏi 2(63)
28
ĐL
Thành phố Huế
Học xong bài này HS biết:
- Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam
- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển
- Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới từ năm 1993)
Giảm yêu cầu quan sát H1,các hình ảnh. Giảm câu hỏi 1,4 (146)
30
28
LS
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
Học sinh biết:
- Kể được 1 số chính sách về KT và VH của vua Quang Trung
- Tác dụng của các chính sách đó.
Giảm câu hỏi 2 (64). Hãy nhớ lại.
29
ĐL
Thành phố Đà Nẵng
Học xong bài này học sinh biết:
- Dựa vào bản đồ VN xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
Giảm YC cho biết từ Đà Nẵng đến tỉnh khác đi bằng phương tiện nào (148) và YC quan sát H1. Khách DL (148)
31
29
LS
Nhà Nguyễn thành lập
Học song bài này HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chựt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình
Giảm nội dung bộ luật Gia Long (66)
30
ĐL
Biển đảo và quần đảo
Học song bài này học sinh biết:
- Chỉ trên bản đồ VN vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển và đảo, quần đảo nước ta.
- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
Giảm yêu cầu cho biết biển đông.Tìm trên.Bỏ câu hỏi 3 (150)
32
30
LS
Kinh thành Huế
Học sinh biết:
- Sơ lược về quá trình xây dựng : sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
31
ĐL
Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
- HS biết được vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiểm môi trường biển.
- Chỉ trên bản đồ Việt N vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Có ý thức giữ gìn VSMT biển khi tham quan, nghỉ mát...
Giảm câu hỏi 3 (154)
33
31
LS
Tổng kết
- Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
Giảm yêu cầu lập bảng (69)
32
ĐL
Ôn tập
- Sau bài học HS có khả năng:
- Biết chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Pan – xi - Păng, ĐBBB, ĐBNB, ĐB duyên hải MT, các cao nguyên, Tây nguyên và các thành phố đã học
- So sánh và hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về TN, con người, HĐSX của ngươuì dân ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên,.ĐBBB, ĐBNB....
Giảm nội dung nêu 1 số đặc điểm của Hà Nội, Hải Phòng, Huế..và yêu cầu 4
34
32
LS
Ôn tập học kì 2
- Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
33
ĐL
Ôn tập học kì 2
- Sau bài học HS có khả năng:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học
- Rèn luyện củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ
- Tôn trọng các nét đực trưng VH của ngưpời dân ở các vùng miền
35
33
LS
Kiểm tra định kì LS cuối học kì 2
- Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức của HS về phân môn lịch sử mà các em đã học trong học kì II
- HS nhớ rõ được các sự kiện lịc sử và nhân vật cũng như các ý ngiã của các sự kiện lịch sử đối với nước ta
- Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống của dân tộc và ý thức tự giác trong học tập
34
ĐL
Kiểm tra định kì LS cuối học kì 2
- Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức mà HS đã được học về phân môn địa lí trong học kì II vừa qua
- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài
MÔN : THỂ DỤC LỚP 4
Tuần
Chủ đề , nội dung
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
8
 Quay sau . Đi đều vòng phải , vòng trái - đứng lại .
 Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Ném trúng đích ” và “ Nhanh lên bạn ơi ”
- Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng .
- Thực hiện cơ bản đúng đi đều , vòng phải , vòng trái – đúng lai và giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi .
- Bước đầu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
- Không còn riêng tiết kiểm tra .
9
 Động tác vươn thở , tay và chân , lung - bụng của bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ” và “ Con cóc là cậu Ông trời ”
- Thực hiện được động tác vươn thở , tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân . lưng - bụng của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
10
 Động tác vươn thở , tay , chân , lưng - bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Con cóc là cậu Ông trời ” và “ Nhảy ô tiếp sức ”
- Thực hiện được động tác vươn thở , tay , chân , lung - bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
Bước đầu thực hiện được động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung ( khi liên kết chưa cần nhớ thứ tự các động tác ) 
11
 Động tác vươn thở , tay , chân , lưng - bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ” và “ Kết bạn ”
- Thực hiện được động tác vươn thở , tay , chân , lung - bụng và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
Thực hiện các động tác của bài thể dục , có thể còn chưa có tính nhịp điệu .
12
 Động tác vươn thở , tay , chân , lưng - bụng , toàn thân và thăng bằng , nhảy của bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Méo đuổi chuột ” 
- Thực hiện được động tác vươn thở , tay , chân , lung - bụng và động tác toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác thăng bằng , nhảy của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
13
 Bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Chim về tổ ”
- Thực hiện cơ bản dúng các động tác vươn thở , tay , chân , lưng - bụng , toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác thăng bằng , nhảy của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
Khi thực hiện bài thể dục phát triển chung chưa yêu cầu nhớ thứ tự các động tác 
14
 Bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Đua ngựa ”
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
15
 Bài thể dục phát triển chung .
 Trò chơi “ Thỏ nhảy ”
Và “ Lò có tiếp sức ”
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
16
 Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và dang ngang .
 Trò chơi “ Lò cò tiếp sức ” và “ Nhảy lướt sóng ” 
- Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
17
 Đi kiểng gót hai tay chống hông .
 Tập hợp hàng ngang , dóng hàng . 
 Đi nhanh chuyển sang chạy .
 Trò chơi “ Nhảy lướt sóng ” 
- Thực hiện cơ bảng đúng đi kiểng gót hai tay chống hông .
- Tập hợp hàng ngang nhanh , dóng thẳng hàng ngang .
- Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
- Biết cách đi từ chậm đến nhanh dần rồi đi nhanh và chuyển sang chạy một vài bước .
18
 Tập hợp hàng ngang , dóng hàng .
 Đi nhanh chuyển sang chạy .
 Sơ kết học kì 1 
 Trò chơi “ Chạy theo hình tam giác ”
- Thực hiện tập hợp hàng ngang nhanh , dóng thẳng hàng ngang .
- Thực hiện được đi nhanh dần rồi chuyển sang chạy một số bước , kết hợp với động tác đánh tay nhịp nhàng .
- Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kì .
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
19
 Đi vượt chướng ngại vật thấp .
 Trò chơi “ Chạy theo hình tam giác ” và “ thăng bằng ”
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các tròi chơi 
Vượt chướng ngại vật thấp bằng cách bật nhảy hoặc bước cao chân .
20
 Đi chuyển hướng phải , trái .
 Trò chơi “ Thăng bằng ” và “ Lăn bòng bằng tay ”
- Thực hiện cơ bản đúng đi chuyển hướng phải , trái .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các tròi chơi 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC KI NANG LOP 4.doc