Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 5

ÔN TẬP NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I/ Mục tiêu:

-Học sinh biết đọc với giọng chậm rãi, biết phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.

-Các em hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự that và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

-Các em có ý thức, thói quen sống thật thà, dứt khoát trong mọi công việc.

II/ Chuẩn bị:

III/ Các hoạt động dạy và học:

1.On dịnh:Hát

2. Kiểm tra:

-Hình ảnh cậy tre nói lên đức tình gì của người dân Việt Nam?

 

doc 13 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 19 -09 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN TẬP NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I/ Mục tiêu:
-Học sinh biết đọc với giọng chậm rãi, biết phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.
-Các em hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự that và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
-Các em có ý thức, thói quen sống thật thà, dứt khoát trong mọi công việc.
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy và học:
1.Oån dịnh:Hát 
2. Kiểm tra: 
-Hình ảnh cậy tre nói lên đức tình gì của người dân Việt Nam?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: 
-Chú ý khi đọc nhấn giọng ở các từ:
-Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ? 
-Theo em những hạt thóc ấy có nảy mầm được không? 
-Nhà vua có mưu kế gì trong truyện này? 
-Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao ? 
-Hành động của cậu bé có gì khác mọi người? 
-Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói? 
-Câu chuyện kết thúc như thế nào? 
Luyện đọc diễn cảm:
-GV chọn đoạn tiêu biểu (đoạn 3)
-> GV hướng dẫn học sinh yếu giọng đọc.
-ao tuổi, chẳng nảy mầm, sững sờ, dõng dạc, truyền ngôi,
ra lệnh, giao hẹn, nhiều thóc nhất, truyền ngôi, trừng phạt..
+Phát cho mỗi gười dân một thúng thóc giống đã luộc kỹ mang về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi vua,.
+Những hạt thóc ấy không nảy mầm được vì nó đã được luộc kỹ,
+Nhà vua muốn tìm xem ai là người trung thực
+Chôm đem gieo trồng, dóc công chăm sóc nhưng chẳng thấy thóc nảy mầm.Vì thóc đã bị luộc kỹ trong nước sôi
+Mọi người không dám trái lệnh vua sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói
+Mọi người sững sờ ngạc nhiên trước lời thú tội của Chôm làsự thật
+Vua khen Chôm trung thực dũng cảm. Chôm được truyền ngôi vua
-HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài
-HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-Thi đọc diễn cảm
-HS yếu thi đọc trôi chảy
4.Củng cố: 
-Em có nhận xét như thế nào về cậu bé Chôm ?
5.Dặn dò:
-Chuẩn bị: Gà Trống và Cáo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
LUYỆN TẬP CÁC ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ Mục tiêu: 
-Củng cố cho học sinh về các đơn vị đo khối lượng.
-Học làm được các bài tập về chuyển đổi đơn vị.
-Giáo dục nhanh nhẹn và chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra
10 yến = kg
1 tấn = ..kg
3. Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
*Bài 1: Viết các đơn vị đo khối lượng vào chỗ chấm (HSY)
*Bài 2: HSY đọc lại bảng nhân 4, 6
*Bài 3: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
*Bài 4: HSG 
Cô Mai có 2kg đường, cô đã dùng số dường đó để làm bánh. Hỏi cô mai còn lại bao nhiêu gam đường?
HS làm vào vở bài tập
a/ 1dag = 10 g ; 10 g = 1 dag
1 hg = 10 dag ; 10 dag = 1hg
b/ 3 kg 600 g = 3600g
 3kg 60 g = 3060 g
 8 kg = 8000 g
HS đọc miệng
HS làm vào vở
9 tạ 5 kg > .. kg
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
95 ; B. 905
950 ; D. 9005
HS làm bài vào vở
Đổi 2kg = 2000g
Số gam đường đã dùng là:
2000 : 4 = 500 (g)
Số gam đường còn lại là:
2000 – 500 = 1500 (g)
 Đáp số 1500g
4. Củng cố:
-HS làm bài: 7 tấn = . Kg ; 8tấn = .. tạ.
5.Dặn dò: 
-Về nhà xem lại bài.	
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày dạy 20 – 09 – 2011 
Thực hành kiến thức Tiếng Việt
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG – VIẾT CÁC
TỪ CÓ PHỤ ÂM ĐẦU CH, TR, T
I/ Mục tiêu: 
-HS viết đúng chính tả trong bài Những hạt thóc giống.
-HS viết đúng trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
-HS yếu viết các từ ngử có phụ âm đầu tr, ch, t
-Giáo dục: HS viết đúng, đẹp.
II/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
-HS viết các từ: lọm khọm, giàn giụa, đỏ đọc, .
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV tổ chức cho học sinh nghe viết chính tả.
-GV đọc bài viết: Lúc ấy ..ông vua hiền minh.
-Hành động của chú bé Chôm có gì khác người?
-GV hướng dẫn tìm từ khó, phân tích.
-> GV hỗ trợ học sinh yếu tìm thêm một số từ mà các em cho là khó trong bđoạn viết.
- GV đọc bài
* GV giúp học sinh yếu viết các từ:
-HS đọc lại bài viết
-Mọi người không dám trái lệnh vua sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói
-HS đọc tìm từ khó phân tích và viết vào bảng con
-Luộc kĩ, dõng dạc, dũng cảm, trung thực, truyền ngôi, đầy ắp, .-HS viết bài vào vở.
-HS soát lỗi chính tả.
-Chong chóng, chuồn chuồn, chim sẻ, chôm chôm, ..
-Cây tre, tre trẻ, nhà trẻ, trong trẻo, trông nhìn, trông em, .
-Tiên tiến, tiền phong, vô tuyến truyền hình, tuyên truyền, ..
4. Củng cố:
-HS lên bảng viết lại những lỗi sai. 
5. Dặn dò: 
-Về nhà viết lại những lỗi sai.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
	 Ôn tập: GIÂY, THẾ KỶ	
I/ Mục tiêu:
-Giúp học sinh biết đơn vị đo thời gian là giây và thế kỷ. 
-Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
-HS biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào
II/Chuẩn bị: 
-GV: mô hình đồng hồ 
III/ Các hoạt động dạy và học:
1.Oån định:Hát 
2.Kiểm tra:
2kg 300g = .. g ; 8hg = .. dag	
7kg = . g ; 2kg 30g =  g
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Bài tập1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 -> Hướng dẫn học sinh yếu cách đổi đơn vị đo thời gian.
*Bài tập 2: Trả lời câu hỏi
GV theo dõi hướng dẫn học sinh yếu các đổi từ năm sang thế kỷ.
HS làm vào sách
a/ 1 phút = 60 giây	
2 phút = 120 giây
 phút = 20 giây	
60 giây = 1 phút
b/ 1 thế kỷ = 1 00 năm	
5 thế kỷ = 500 năm
100 năm = 1 thế kỷ	
9 thế kỷ = 9 00 năm
thế kỷ = 50 năm	
 thế kỷ = 20 năm.
Các em thảo luận nhóm
a/ Bác Hồ sinh năm 1890; năm 1890 thuộc thế kỷ XIX
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 , năm 1911 thuộc thế kỷ XX
b/ Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945, năm 1945 vào thế kỷ XX
c/ Bà Triệu khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248, năm 248 thuộc thế kỷ thứ III (HSG).
4.Củng cố:
 -1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm.
5.Dặn dò:
-Chuẩn bị: Luyện tập
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 21 – 09 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN TẬP: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I/ Mục tiêu:
-HS viết đúng bài chính tả: Gà Trống và Cáo đoạn từ đầu cho đến cho tôi hôn bạn tỏ bày tình thân.
-HS viết đúng trình bày rõ ràng sạch sẽ.
-HS yếu viết các tiếng từ có vần oan, oang, oắt, iên, iêng, .
II/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:
-HS viết các từ sau: ôn tồn, đầy ắp, truyền ngôi, .
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV hướng dẫn cho học sinh nghe viết chính tả.
-GV đọc mẫu bài viết và đặt cạu hỏi
-Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
-> GV hỗ trợ học sinh yếu tìm thêm một số từ mà các em cho là khó.
-GV đọc cho học sinh viết bài
-> GV Hỗ trợ bằng cách đọc chậm cho học sinh yếu viết .
-GV đọc cho học sinh yếu viết một số từ:
-HS đọc lại bài
-Cáo đon đả gọi Gà Trống xuống cho biết tin là muôn loài kết thân và hôn bạn để tỏ bày tình thân.
-HS đọc bài tìm từ khó phân tích và viết vào bảng con
-Nhác trông, vắt vẻo, lõi đời, đon đả, muôn loài, sung sướng, bạn hữu, .
-HS viết bài vào vở
-HS soát lỗi chính tả.
-HS yếu viết một số từ: loan tin, thoang thoảng, loan phụng, thoáng mát, thoáng qua, đại liên, liên tục, liền kề, sầu riêng, riêng tư,  
4. Củng cố:
-HS viết lại các từ: Loan tin, quắp đuôi, 
5.Dặn dò: 
- Về nhà viết lại những lỗi sai.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
 ÔN BẢNG NHÂN CHIA 2 ĐẾN 9
I/ Mục tiêu: 
-Củng cố cho học sinh cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
-HS biết tìm số trung bình cộng của nhiều số
-HS yếu ôn lại bảng nhân, chia từ 2 đến 9.
II/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
-HS nêu lại cách thực hiện tìm số trung bình cộng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: 
-> GV hỗ trợ học sinh yếu cách tìm số trung bình cộng
*Bài 2: Một ô tô giờ thứ nhật chạy được 40 km, giờ thứ hai chạy được 48 km, giờ thứ ba chạy được 53 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu kilômét
-> GV hỗ trợ học sinh yếu cách đặt lời giải cho bài toán.
*Bài 3: Lớp 1A có 33 học sinh, lớp 1B có 35 học sinh , lớp 1C có 32 học sinh, lớp 1D có 36 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
* HS yếu đọc bảng nhân chia 2 đến 5
-> GV hỗ trợ học sinh yếu thực hiện bảng nhân, bảng chia.
HS làm bài vào vở
a/ (76 +16) : 2 = 46
b/ (35 +15 +40+ 60 +50) = 50
c/ (21 + 30 + 45) : 3 = 32
-HS làm bài vào vở
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được là:
(40 + 48 + 53) : 3 = 47 (km)
 Đáp số: 47 km
-HS làm vào vở chấm điểm
Số học sinh trung bình mỗi lớp có là:
(33 + 35 + 32 + 36) = 34 (học sinh)
 Đáp số: 34 học sinh
-HS đọc bảng nhân và bảng chia 2 đến 5.
4. Củng cố:
-HS nêu lại cách thực hiện tìm số trung bình cộng của nhiều số.
5.Dặn dò: 
-Về nhà xem lại bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể (tiết 5)
GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG – HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH TRƯỜNG, LỚP 
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS thực hành vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, hoạt động làm sạch trường, lớp 
- HS biết cách thực hành vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, hoạt động làm sạch trường, lớp an toàn
- HS có ý thức vệ sinh răng miệng, vệ sinh trường lớp sạch sẽ
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Mô hình răng, dụng cụ lao động 
III Các hoạt động dạy và học
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành vệ sinh răng miệng đúng phương pháp 
- Giới thiệu hàm răng: Hàm trên và ham dưới
- Các mặt răng: Mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai
* Phương pháp chải răng
-Chải hàm trên trước, hàm dưới sau. Chải bên trái trước, bên phải sau. Mỗi đoạn chải từ 6-10 lần
- Chải mặt ngoài và các mặt trong: Ép nhẹ lông, vừa rung vừa di xuống hay lên mặt nhai của răng
-Chải mặt trong các răng phía trước: Đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng , lông bàn chải hơi nghiêng so với mặt răng hơi ép nhẹ lông bàn chải vừa rung vừa di xuống bờ cắn các răng 
-Chải mặt nhai với động tác tới lui
* Thực hành
GV dùng mô hình răng và bàn chải thực hành chải răng cho HS xem
=> Giáo dục HS ý thức vệ sinh răng miệng đúng phương pháp
* Hoạt động 2: Vệ sinh trường, lớp 
- GV hướng dẫn học sinh vệ sinh trường, lớp 
=> Giáo dục học sinh ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh trường, lớp
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại phương pháp chải răng 
- HS thực hành chải răng bằng mô hình răng 
- HS vệ sinh theo tổ
4.Củng cố: 
- Chải răng như thế nào là đúng phương pháp? 
5. Dặn dò: 
- Thực hành vệ sinh răng miệng đúng phương pháp
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 23 – 09 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
ÔN TẬP DANH TỪ
I/ Mục tiêu:
-Giúp học sinh được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm và chỉ đơn vị)
-HS nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ cho trước và tập đắt câu qua các bài tập. 
-Các em có kỹ năng xác định danh từ trong câu.
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy và học:
1.Oån định:Hát 
2. Kiểm tra:
-Nêu 4 từ cùng nghĩa với từ trung thực ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Cho các em đọc yêu cầu bài tập 1
-Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ.
=> GV kết luận: Danh từ là những từ chỉ sự vật .
-Bài tập 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ in đậm.
-> GV hỗ trợ học sinh yếu tìm danh từ.
-Bài tập 2: Đặt câu với danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được.
-> GV hỗ trợ học sinh yếu đặt câu.
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS thảo luận nhóm.
-Những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ trên:
Truyện cổ; cuộc sống; tiếng; xưa; cơn; nắng; mưa; con; sông; rặng; dừa; đời; cha ông; con; sông; chân trời; truyện cổ; mặt; ông cha.
-Đại diện trình bày:
-Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn văn là: điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng
-HS làm bài vào vở.
+Cuộc sống ở nơi đô thị thật sung sướng.
4. Củng cố:
-Danh từ là gì?
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị: Danh từ chung và danh từ riêng.
-Làm bài tập 1;2;3 trang 57.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp (Tiết 5)
SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 5
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm
 Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: 
 HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 6:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc