Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Mỹ Thành - Năm học 2011 - 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Mỹ Thành - Năm học 2011 - 2012

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố về đề-xi-mét vuông, mét vuông

- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.

II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Mỹ Thành - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Sáng thứ hai ngày 7 tháng11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về đề-xi-mét vuông, mét vuông
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- Nêu thế nào là đề-xi-mét vuông, mét vuông ?
- 1dm2 = ... cm2 ; 1m2 = ... dm2 = ... cm2
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
7dm2 = ... cm2 171dm2 = ... cm2 
21m2 = ... dm2 500cm2 = ... dm2 
7300m2 = ... dm2 10000dm2 = ... m2
10m2 3 dm2 = ... dm2 15dm2 7 cm2 = ... cm2 
408 dm2= ..m2 ..dm2 1m2 25dm2 = ... dm2 
5 dm2 40 cm2 = ... cm2 6007cm2 = ..dm2 ..cm2 
370 dm2= ..m2 ..dm2 4073 cm2= ..dm2 ..cm2 
80m2 2dm2 = ... dm2 100dm2 93cm2 = ... cm2 
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Điền dấu (>;<;=)vào chỗ chấm:
430 cm2... 4 dm2 30 cm2 7 m2 6 dm2 ... 700 dm2
5001 dm2 ... 50 m2 10 dm2 406 dm2 ... 4 m2 60 dm2
15 dm2 ... 150 cm2 6 m2 ... 6000 cm2
4250 cm2 ... 425 dm2 17 m2 3 dm2 ... 1703dm2
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm. Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật. Tính diện tích của hình vuông ?
- Gọi HS đọc bài toán
H :Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
H: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?
Y/C HS tự làm bài,giáo viên quan sát giúp đỡ HSY.
- Gọi HS lên bảng làm .
- GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về đề-xi-mét vuông, mét vuông.
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 16 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS đọc đề toán
- HS nêu .
- HS tự làm bài vào vở. KQ: 100 cm2
- 1 em lên bảng làm
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------
Chiều thứ hai ngày 7 tháng11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện 
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về nhân một số với một tổng; một số với một hiệu.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- H: Khi nhân một số với một tổng; một số với một hiệu ta làm thế nào ? 
- Nêu biểu thức chứa chữ ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tính bằng 2 cách:( Khoanh tròn vào cách nhanh nhất)
a) 49 x 8 + 49 x 2 145 x (20 + 4) 
 27 x 4 + 27 x 5 267 x (10 + 6)
 527 x 4 + 527 x 6 2756 x (7 + 3) 
b) 565 x (40 – 6) 2912 x 94 – 2912 x 64
 270 x (60 – 8) 41 x 37 – 41 x 17
 289 x (47 – 17) 58 x 4 + 58 x 2 + 58 x 5 
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 54 x (9 + 4) = ................... b) 248 x 69 + 248 x 31 = ......................
 = .................... = ......................
c) 327 x 16 + 34 + 327 = ........... d) 901 x (24 + 5) = ......................
 = ............ = ......................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Tính(theo mẫu)
a) 68 x 32 = 68 x (30 + 2) b) 123 x 16 =
 = 68 x 30 + 68 x 2 = .....................
 = 2040 + 136 = ....................
 = 2176 = ....................
c) 45 x 105 = ............................... d) 86 x 204 = ....................
 = ............................... = ....................
 = .............................. = ....................
 = ............................... = ....................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 5: Tìm x:
X x 4 + 6 x X = 570 X x 5 + 4 x X = 918
....................................... ..............................................
....................................... ..............................................
....................................... ..............................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về nhân một số với một tổng; một số với một hiệu
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 6 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
----------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện tổng hợp
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố về tính từ .Củng cố về mở bài trong bài văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết :
H: Thế nào gọi là tính từ?
H: Có mấy cách mở bài ? Đó là những cách nào ?
-GV chốt lại,nhấn mạnh thêm.
B) Thực hành:
Bài 1: Tìm các tính tứ có trong đoạn văn sau :
 Trời đột nhiên đổ mưa. Mặt đất đang nóng bức,ngột ngạt bỗng dưng được tưới một làn nước mát,nhẹ tênh. Sân trường đầy bụi bặm gội rửa nom sạch sẽ,thoáng mát. Chưa kịp lấy hơi để hít vào cái không khí dễ chịu lúc ấy thi trời lại chợt nắng,đỏ bừng. Thật đúng là cơn mưa rào mùa hạ.
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- Y/C HS đọc thầm tìm và ghi vào vở của mình. GV giúp đỡ HSY.Gọi HS lên bảng làm.
- GV chốt lại các từ tìm đúng,
Bài 2: Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào ?
 Người làm vườn và các con trai.
 Người làm vườn muốn truyền nghề của mình cho các con trai.
Khi ông sắp qua đời,ông gọi các con tới và bảo :
- Thế này các con nhé,khi nào cha chết,các con hãy đào vật báu của gia đình được giấu trong vườn trồng nho.
 Những đứa con của người làm vườn tưởng rằng có kho báu chôn trong vườn nho nên khi cha mất,họ thay nhau đào bới,xới lộn tất cả đất cát trong vườn lên.họ không tìm thấy kho báu,nhưng đất ở vườn nho được xới trộn rất kĩ.Mùa năm ấy,nho ra quả nhiều gấp bội. Thế là họ trở nên giàu có.
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- Y/C HS thảo luận theo cặp rồi nêu.
- GV chốt lại cách tìm đúng,(MBTT)
Bài 3: 
Em hãy kể lại phần mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp.
Y/C HStự làm bài vào vở. GV giúp đỡ HSY làm bài.
Gọi HS đọc bài của mình.
GV nhận xét,khen những HS làm bài tốt.
Bài 4: - GV ghi các đoạn mở bài sau lên bảng.
a, Vào những đêm Nô-en khi mọi người vui vẻ đón lễ Giáng Sinh, vẫn có những người khốn khổ phải chịu cảnh đói rét, cô đơn, lang thang trên đường phố. Nếu không có lòng thương giữa người với người thì trái đất này chỉ là hành tinh chết, chỉ toàn thù hận và đau khổ. Câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen đã cho ta biết điều đó.
 b, Trong đên Nô – en giá lạnh,có một cô bé nghèo,mồ côi mẹ,phải đi bán diêm kiếm sống. Em không dám trở về nhà vì cả ngày không bán được bao diêm nào.
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
H:Em hãy cho biết mỗi bạn đã viết mở bài theo cách nào ?
- GV chốt lại cách nêu đúng.
C) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
HS nêu.Nhận xét,bổ sung.
-1 em đọc ,cả lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 HSTB lên bảng làm .
- Nhận xét bổ sung.
-1 em đọc ,cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 số em đọc bài của mình.
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- 1 số em đọc,cả lớp đọc thầm.
- 1 số em nêu. Nhận xét bổ sung.
-------------------------------------------------------------------
Sáng thứ ba ngày 8 tháng11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về nhân một số với một tổng; một số với một hiệu.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- H: Khi nhân một số với một tổng; một số với một hiệu ta làm thế nào ? 
- Nêu biểu thức chứa chữ ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 365 x (30 - 5) = ................ b) 176 x 16 - 176 x 6 = ....................
 = .................... = ......................
c) 805 x (20 – 7) = ............... d) 412 x 52 – 412 x 12 = ....................
 = ............ = ......................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tính(theo mẫu)
a) 68 x 17 = 68 x (20 - 3) b) 873 x 49 = ....................
 = 68 x 20 – 68 x 3 = .....................
 = 1360 – 204 = ....................
 = 1156 = ....................
c) 255 x 99 = ............................... d) 572 x 65 = ....................
 = ............................... = ....................
 = .............................. = ....................
 = ............................... = ....................
- Gọi HS nêu YC bài.
A B M
 D C N
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Cho hình vuông ABCD có chu vi 
là 240 cm, kéo dài AB một đoạn BM, DC
một đoạn CN, biết BM = CN = 18 cm
( Xem hình vẽ).
Tính diện tích hình chữ nhật AMND.
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
H:Muốn tính diện tích hình chữ nhật AMND trước tiên ta phải biết gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về nhân một số với một tổng; một số với một hiệu.
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
----------------------------------------------------------------
Sáng thứ năm ngày 10 tháng11 năm 2011 
TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố về Động từ giúp HS nhận biết và sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết :
- Thế nào động từ ?
- Lấy VD về động từ.
B) Thự ... u cầu BT
- Làm bài cá nhân vào vở – 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- 1 số HS đọc bài làm
- HS khác nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ.
- HS tự làm bài vào vở.1 HS làm bài vào bảng phụ
- Nhận xét bài làm của bạn
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Viết bài vào vở
- 1 số HS đọc bài làm
- Theo dõi và rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------
Chiều thứ năm ngày 10 tháng11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về nhân một số với một tổng; một số với một hiệu.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- H: Nêu cách nhân một số với một tổng; một số với một hiệu ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tính
a) 132 x (30 + 5) = .................... b) 525 x (40 – 2) = .......................
 = .................... = .......................
c) 641 x (20 + 8) = ..................... d) 374 x (70 – 5) = ......................
 = .................... = .......................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 206 x 8 x 5 b) 246 x 81 + 246 x 18 + 246 
= ............................................ = ............................................
= ............................................ = ............................................
c) 813 x 25 x 4 x 5 d) 17 x 513 – 17 x 10 – 17 x 3
= ............................................ = ............................................
= ............................................ = ............................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tính (theo mẫu):
a) 502 x 21 = 502 x (20 + 1) b) 2136 x 28 = .................................
 = 502 x 20 + 502 x 1 = .................................
 = 1040 + 502 = 1542 = ................................
Bài 3: Trường Tiểu học Mỹ Thành mua 115 bộ sách lớp Bốn. Trường Tiểu học Công Thành mua ít hơn trường Tiểu học Mỹ Thành 15 bộ. Biết rằng giá tiền mỗi bộ sách là 62 300 đồng . Hỏi trường Tiểu học Công Thành mua hết bao nhiêu tiền ?
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về nhân với số có hai chữ số.
- 1HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
a) 5120
b) 19950
c) 17948
d) 24310
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
a) 8240
b) 24 600
c) 406 500
d) 8 500
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả:
b) 59 808
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
Trường Tiểu học Công Thành mua:
115 – 15 = 100 (bộ)
Trường Tiểu học Công Thành mua hết
62 300 x 100 = 6 230 000 (đồng)
Đáp số: 6230000 đồng
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- H: Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính về nhân với số có hai chữ số.
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
85 x 28 417 x 52 416 x 27 46 x 15 312 x 48
........... .............. .............. ............. ..............
........... .............. .............. ............. ..............
........... .............. .............. ............. ..............
72 x 41 1216 x 63 146 x 24 437 x 52 941 x 39
........... .............. .............. ............. ..............
........... .............. .............. ............. ..............
........... .............. .............. ............. ..............
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tìm X.
a) X : 26 = 148 b) X : 27 = 95
 = ..................................... = ......................
 = ..................................... = ......................
 = ..................................... = ......................
c) X : 10 = 121 d) X : 11 = 35
 = ..................................... = ......................
 = ..................................... = ......................
 = ..................................... = ......................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Giờ ra chơi trên sân trường được xếp 16 hàng để tập thể dục, mỗi hàng có 21 em. Hỏi trên sân trường có bao nhiêu em tập thể dục ?
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về nhân với số có hai chữ số.
- 1HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 10 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả:
a) 1348
b) 2565
c) 1210
d) 385
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
(tiết 3)
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố về Tính từ giúp HS nhận biết và sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết :
- Thế nào tính từ ?
- Lấy VD về tính từ.
B) Thực hành:
Bài tập 1: Viết những tính từ sau vào từng cột cho phù hợp:
Xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.
- 1 số HS trả lời và lấy VD
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- KQ: 
A: Xanh biếc, xám xịt, vàng hoe, đen kịt.
B: tròn xoe, cao lớn, mênh mông, chót vót, tí xíu
C: chắc chắn, lỏng lẻo, mềm nhũn, trong suốt, kiên cường, thật thà.
A
B
C
Tính từ chỉ màu sắc
Tính từ chỉ hình dáng
Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất
....................................................
....................................................
.....................................................
....................................................
....................................................
.....................................................
....................................................
....................................................
.....................................................
- Chữa bài: Gọi HS dưới lớp đọc bài làm.
- Nhận xét bài HS làm trên bảng phụ.
Bài tập 2: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải.
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Làm bài cá nhân vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- 1 HS nêu yêu cầu BT
a – 1: đen bóng, xanh lam a – 2: xinh xắn, thuôn dài
b – 1: xanh lá cây, vàng tươi. b – 2: tròn vành vạnh, thanh thoát
Từ chỉ sự vật
Tính từ chỉ màu sắc của sự vật (1)
Tính từ chỉ hình dáng của sự vật (2)
a. Cái bút
............................................................
............................................................
b. Cái mũ
............................................................
............................................................
- Chữa bài: Gọi HS dưới lớp đọc bài làm.
- Nhận xét bài HS làm trên bảng phụ.
C) Củng cố - dặn dò:
- GV chốt lại bài học và nhận xét tiết học.
- Làm bài cá nhân vào vở – 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Theo dõi và rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
(tiết 4)
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố MRVT: Ý chí – Nghị lực
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết :
B) Thực hành:
Bài tập 1: Viết các từ sau vào từng chỗ trống cho phù hợp:
Chí hướng, chí công, chí tình, chí thân, ý chí, chí tử, chí khí, quyết chí, chí thú.
Từ có tiếng chí có nghĩa là mức độ cao nhất:
..............................................................................
Từ có tiếng chí có nghĩa là bền bỉ theo duổi một việc tốt đẹp:
................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau(chú ý các từ in nghiêng)
 Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu quyết tâm. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà em tự tập viết bằng chân. Kiên nhẫn của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu nghị lực, nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng. Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo.
 * Những từ nào dùng không chính xác trong các từ in nghiêng ?
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3: Những câu tục ngữ nào nói về ý chí, nghị lực ?
a) Một câu nhịn, chín câu lành.
b) Lửa thử vàng, gian nan thử sức
c) Của rề rề không bằng nghề cầm tay
d) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
e) Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
g) Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng cả mặc sóng chèo cho có chừng.
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện củng cố về từ bổ sung ý nghĩa về ý chí, nghị lực.
- 1 số HS trả lời và lấy VD
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- KQ: 
a) chí công, chí tình, chí thân, chí tử
b) chí hướng, ý chí, quyết chí, chí thú
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Làm bài cá nhân vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
KQ: quyết tâm(phải viết nghị lực); kiên nhẫn(phải viết quyết tâm); nghị lực(phải viết quyết tâm)
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Làm bài cá nhân vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
KQ: b, d, e, g.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 12-ÔN LUYỆN.doc