Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 9

Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 9

LỊCH SỬ

ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN MƯỜI HAI SỨ QUÂN

A. MỤC TIÊU : Học xong bài này,HS biết :

 - Sau khi Ngô Quyền mất đâùt nước rơi vào cảnh loạn lạc ,nền kinh tế bị kìm hãm bỡi chiến tranh liên miên.

 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh.

 -Giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

 B.CHUẨN BỊ :

 1-GV: Hình minh họa ở SGK. Phiếu học tập của HS.

 2-HS : SGK

 C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN9
Thứ hai 
Ngày dạy : 19/10/2009 
LỊCH SỬ
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN MƯỜI HAI SỨ QUÂN
A. MỤC TIÊU : Học xong bài này,HS biết :
 - Sau khi Ngô Quyền mất đâùt nước rơi vào cảnh loạn lạc ,nền kinh tế bị kìm hãm bỡi chiến tranh liên miên.
 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh.
 -Giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
 B.CHUẨN BỊ :
 1-GV: Hình minh họa ở SGK. Phiếu học tập của HS.
 2-HS : SGK
 C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
5’
12’
9’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
- Nêu rõ các sự kiện lịch sử ở các mốc thời gian sau :
 Khoảng 700 năm TCN , cuối thế kỉ III TCN , năm 40 , năm 938?(TB-K)
III.- Dạy bài mới :
 1-Giới thiệu : Buổi đầu đôïc lập của nước ta gắn với các triều đại Ngô, Đinh,Tiền Lê.Thời kì này,nước ta xảy ra nhiều loạn lạc ,nhân dân ta đã phải đấu tranh để bảo vệ nền đôïc lập và thống nhất của đất nước. Trong bài học hôm nay , các em tìm hiểu về Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
2-Hoạt động 1 : Giới thiệu về tình hình đất nước 
- Cho HS đọc bài trang 25 rồi cho biết : 
 Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào?
3-Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? ( HSTB)
-Kết hợp cho HS xem tranh Cờ lau tập trận .
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
- Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
- Giải thích :
 + Hoàng : là Hoàng đế ngầm nói vua nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa.
 +Đại Cồ Việt : Nước Việt lớn.
 + Thái Bình :yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh 
4-Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
- Cho HS thảo luận theo nhóm để lâïp bảng so sánh về tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất trên phiếu học tập rồi cử đại diện trình bày ,cả lớp nhận xét , thống nhất.
Hát 
2 HS trả lời :
+700năm TCN :Vua Hùng lập nước Văn Lang.
+ Cuôùi TK III TCN : Thục Phán lập nước Aâu Lạc
 + Năm 40 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 + Năm 938 : Chiến thắng Bạch Đằng 
- Nghe giới thiệu.
- Đọc trang 25 rồi trao đổi nêu :
 Triều đình lục đục , tranh nhau ngai vàng ,đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , lập chính quyền riêng không phục tùng triều đình ,đánh chiếm lẫn nhau.
- Thảo luận nhóm theo bàn rồi trả lời nêu được :
 + Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn , Ninh Bình.Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn.
 + Lớn lên gặp buổi loạn lạc ,Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân.Năm 968,ông đã thống nhất được giang sơn.
 + Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua ,lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng ,đóng đô ở Hoa Lư ,Đặt tên nước là Đại Cồ Việt ,niên hiệu là Thái Bình.
- Các nhóm nhận phiếu học tập.
- Họp nhóm , thảo luận hoàn thành bảng so sánh theo yêu cầu.
3’
 IV.- Củng cố – Dặn dò :
-Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
- Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ ở SGK ( trang 27--Về đọc :Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1
- Nhận xét tiết học :
PHIẾU HỌC TẬP
 Thời gian Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
-Đâùt nước
- Triều đình.
- Đời sống của nhân dân
-Bị chia thành 12 vùng.
- Lục đục.
-Làng mạc,đồng ruộng bị tàn phá , dân nghèo khổ ,đổ máu vô ích.
- Đâùt nước quy về một mối.
-Được tổ chức lại quy củ.
- Đồng ruộng trở lại xanh tươi,ngược xuôi buôn bán,khắp nơi chùa tháp được xây dựng
-HS nêu
-HS xem trước bài ở nhà
Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
A. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại
 - Hiểu những từ ngữ mới trong bài 
 Hiểu nội dung , ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. 
 - Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
 B.CHUẨN BỊ :
 1-GV : SGK .Tranh minh hoạ trong SGK 
 2-HS : SGK
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1’
12’
10’
10’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc lại truyện Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời các câu hỏi :
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?(TB)
+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? (K)
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu :Trong cuộc sống, nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Điều đó được thể hiện qua bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ hôm nay chúng ta học. 
 2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc:
 ¬ Cho HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: mồn một, kiếm sống, quan sang , phì phào, cúc cắc
- Cho HS đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài: 
 ¬ Đoạn 1: Ước muốn được làm thợ rèn của Cương.
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? (HSTB)
 ¬ Đoạn 2: Nghề nào cũng quý 
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương nêu lí do phóng đại như thế nào? (HSK)
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? ( HSG)
 ¬ Đọc cả bài:
- Em hãy nhận xét cách trò chuyện của 2 mẹ con?
 + Cách xưng hô như thế nào? ( HSK)
 + Cử chỉ trong lúc trò chuyện có những biểu hiện gì? ( HSG )
 c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét.
Hát 
-2 HS đọc mỗi em 1 đoạn va øtrả lời câu hỏi.
+ Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả ,màu vải như màu da trời những ngày thu ,
+ Tay Lái run run ,môi cậu mấp máy ,mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống bàn chân. Lái cột hai chiếc giày vào nhau , đeo vào cổ 
-Nghe giới thiệu.
- Ghi đề bài
- HS đọc nối tiếp , mỗi em đọc 1 đoạn :
- Luyện phát âm từ khó.
- HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa từ.
- Từng cặp HS đọc, mỗi em đọc một đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm.
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì mất thể diện gia đình.
- Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
- Một vài HS phát biểu.
- Về cách xưng hô : xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình..
- Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm
- Chia nhóm- mỗi nhóm 3 HS sắm vai 3 nhân vật: người dẫn truyện, Cương và mẹ Cương.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Em hãy nêu ý nghĩa nội dung của bài văn?
- Nhắc HS đọc kĩ lại. Chuẩn bị bài sau : Điều ước của vua Mi-đát ( trang 90 )
- Nhận xét tiết học 
 Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng đáng quý để mẹ ủng hộ cho em thực hiện nguyện vọng : học nghềø rèn để kiếm tiền giúp đỡ gia đình 
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
 A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh 
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song.
 - Biêùt được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau. 
 - Rèn các năng lực tư duy cho HS.
 B.CHUẨN BỊ :
 1-GV : SGK.Thước thẳng và ê-ke. 
 2-HS : SGK, thước kẻ
 C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
15’
4’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS 
- Thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau?(TB)
- Vẽ hai đường thẳng MN và PQ vuông góc tại O.(K)
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Giờ học toán hôm nay , các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song.
 2/ Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và cho HS nêu tên hình 
- Dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu : Kéo dài hai cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- Làm tương tự như trên với hai cạnh AD và BC .
- Qua các hình ảnh trên ,giới thiệu với HS : Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS liên hệ tìm các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh.
- Vẽ hai đường thẳng song song MN và PQ để HS quan sát , nhận dạng trực quan , rồi cho HS thực hành vẽ hai đường thẳng song song lên bảng.
 A B 3/ Thực hành :
Bài 1: Vẽ lên bảng hình chữ nhật. C D
 _ Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh 
song song có trong hình chữ nhật ABCD 
- Làm tương tự với hình vuông MNPQ. 
Bài 2 : Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. E
- Cho HS thực hiện bài tập. 
Bài 3 : M N D G 
- Vẽ hình lên bảng.
- Gọi 1 HS nêu yêu 
cầu đề bài.
- Cho HS thực hiện
nêu tên các cặp Q P I H
cạnh song song và các cặp cạnh vuông góc với nhau. 
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Thế nào là hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng song song có cắt nhau không?
- Nhận xét tiết học,chuẩn bị dụng cụ tiết học sau 
Hát tâïp thể
2 HS trả lời :
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4góc vuông có chung đỉnh
Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Nghe giới thiệu.
-Ghi đề bài.
- 1HS đọc : Hình chữ nhật ABCD
- Theo dõi các thao tác của GV.
 A B
 D C
- Vài HS nhắc lại.
- Tìm và nêu được : hai đường mép song song của bảng đen, cạnh bàn ,
 M N
 P Q
- Quan sát hình vẽ,nêu được : 
 + Cạnh AB song song với cạnh DC
 + Cạnh AD song song vứi cạnh BC 
 + Cạnh MN song song với cạnh QP
 + Cạnh MQ song song vứi cạnh NP
- Làm bài tập 2 : 
 Cạnh BE song song với cạnh AG và cạnh CD
- Làm bài tập 3 , nêu được :
 + Các cặp cạnh song song :
MN // QP ; DI // GH
 + Các cặp cạnh vuông góc với nhau :
MN vuông góc với MQ ; QM vuông góc với QP;ID vuông góc với IH ; HI vuông góc với HG ;ED vuông góc với EG.
-HS nêu
-HS mang ê-ke,thước kẻ
Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC 
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
 A. MỤC TIÊU : Giúp HS 
 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
 - Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc khi tập bơi.
 - Nêu được tác hại của tai nạn sông nước , luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
 B.CHUẨN BỊ :
 1-GV:- Các hình minh họa trang 36 , 37 SGK 
 - Bảng phụ g ...  đúng.
 + Các ý kiến ( a ) ; ( b ) , ( c ) là sai.
-Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hát 
2 HS trả lời :
- Tiền bạc,của cải là mồ hôi ,công sức của rất nhiều người lao động.
- Ta cần phải sử dụng tiền của tiết kiệm không nên phung phí.
- Nghe giới thiệu bài.
- Xem tranh và nghe kể chuyện Một phút.
- 4 HS phân vai đọc lại nội dung câu chuyện.
- Thảo luận chung nêu được :
 + Lúc nào cũng chậm trễ hơn người khác.
 + Về sau Vích-to một phút.
 + Một phút cũng rất quan trọng.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ , tổ chức thảo luận rồi cử đại diện trình bày trước lớp ,cả lớp nhận xét , thống nhất được :
+ Học sinh đến phòng thi bị muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả thi.
 + Hành khách đến muộn có thể bị nỡ tàu , nhỡ máy bay.
 +Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
- Bày tỏ ý kiến , thái độ bằng cách :
 + Nghe GV nêu từng ý kiến.
 + Chọn phiếu giơ lên biểu lộ thái độ 
 + Một số HS đứng tại chỗ giải thích lí do lựa chọn của mình.
 + Cả lớp thảo luận chung.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
-Vì sao trong cuộc sống , chúng ta cần phải tiết kiệm thời giờ?
Dặn HS tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân
GV nhận xét tiết học.
-HS nêu
Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 
Ngaỳ dạy 23/10/2009
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
 A. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : 
 - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
 - Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích.
 - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
 B.CHUẨN BỊ :
 -GV : SGK .Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV. 
 -HS : SGK, VBT
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
3’
5’
15’
9’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS:
- HS đọc lại ( hoặc kể miệng) bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu :Bài văn thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Trong tiết học này, các em sẽ luyện tập trao đổi ý kiến với người thân nhằm thuyết phục người thân ủng hộ mình để mình đạt mục đích trao đổi.
 2/ Hướng dãn HS phân tích đề:
Cho HS đọc đề bài.
-Theo em, ta cần chú ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài?
- Gạch dưới những từ quan trọng.
 3/ Xác định mục đích trao đổi: 
 - Cho HS đọc gợi ý:
 +Nội dung trao đổi là gì? ( HSK)
 + Đối tượng trao đổi là ai? ( HSTB)
 + Mục đích trao đổi để làm gì? (HSG)
 + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? ( HSK)
 + Em sẽ học thêm môn năng khiếu nào? ( HS TB)
- Cho HS đọc gợi ý 2.
 4/ Thực hành trao đổi:
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Theo dõi, góp ý cho các cặp.
 5/ Thi trình bày : - Cho HS thi trình bày cuộc trao đổi 
- Nhận xét theo 3 tiêu chí:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Lời lẽ, cử chỉ có phù hợp với vai không?
+ Cuộc trao đổi có đạt mục đích không?
Hát 
- 2 HS lần lượt lên bảng trình bày.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
-HS phát biểu nêu được các từ : nguyện vọng , môn năng khiếu , trao đổi ,anh chị , ủng hộ ,cùng bạn đóng vai 
- 3 HS đọc gợi ý.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh ( chị) hiểu rõ nguyện vọngcủa em; giải đáp những khó khăn thắc mắc anh chi đặt ra, để ủng hộ em.
- Em và banï trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- HS phát biểu theo nguyện vọng.
- HS đọc thầm gợi ý 2 và hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh ( chị ) có thể đặt ra.
- Từng cặp trao đổi và ghi ra giấy nội dung chính của cuộc trao đổi, góp ý kiến bổ sung cho nhau.
- Một số cặp thi trình bày cuộc trao đổi trước lớp 
 - Lớp nhận xét từng cặp theo tiêu chí , tuyên dương các cặp trình bày tốt.
2’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
-Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi đã thực hành ở lớp vào vở.
- Nhận xét tiết học
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I-Mục tiêu:
-HS biết sử dụng thước kẻ và ê –ke để vẽ được 1 hình vuông biết độ dài cho trước.
-HS thực hành vẽ hình vuông thành thạo.
-Giáo dục HS vẽ cẩn thận chính xác.
 II-Đồ dùng:
GV : Thước kẻ, ê-ke,bảng phụ.
HS : Thước kẻ, ê-ke,giấy nháp.
 II-Các hoạt động dạy-học:
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
14’
6’
7’
5’
3’
I-Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình chữ nhật
a-Chiều dài 5 dm,rộng 3 dm
b- Chiều dài 6 dm,rộng 4 dm
II-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:GV ghi đề bài.
2-Hướng dẫn:
Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm
-GV vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
 A B
 3 cm
 D 3 cm C
+Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm
+Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và đường thẳng vuông góc với DC tại C.Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm,CB= 3 cm
+Nối A với B ta được hình vuông ABCD
3-Thực hành:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
Cho cả lớp thực hành vẽ vào vở bài tập,gọi 1 HS lên bảng vẽ.
Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu
GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình bài tập 2
-Cho HS quan sát và vẽ vào vở bài tập
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ
Bài 3: GV nêu yêu cầu,cho HS vẽ vào vở bài tập
-Gọi 1 HS lên bảng vẽ
III-Củng cố ,dặn dò:
-Hai đường chéo của hình vuông như thế nào với nhau?
-Về nhà thực hành vẽ hình vuông,hoàn thành bài tập
chuẩn bị bài”Luyện tập chung”
-GV nhận xét tiết học
2HS lên bảng vẽ,cả lớp nhận xét
-Cả lớp theo dõi
-HS vẽ vào giấy nháp
Cả lớp thực hành vẽ
a/ A B
 4 cm
 D C
b- Chu vi hình vuông ABCD
x 4 = 16 (cm)
Diện tích hình vuông ABCD
4 x 4 = 16 ()
A B
 5 cm
D C
AC vuông góc với BD
AC = BD
 Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------ 
------------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/Tổng kết công tác tuần qua:
1/Những mặt làm được:
- Đảm bảo sĩ số,truy bài đầu buổi có chất lượng
- Bồi dưỡng đội học sinh giỏi & đội đố vui của lớp
- Dụng cụ học tập đầy đủ,có học bài và làm bài tập đầy đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ,trực trường đầy đủ nghiêm túc
 2/Những mặt chưa làm được:
-Đội đố vui và đội học sinh giỏi của lớp chất lượng chưa cao
-Công tác chăm sóc công trình măng non chưa tốt lắm
II/Phương hướng tuần đến:
-Tiếp tục bồi dưỡng đội đố vui và đội học sinh giỏi của lớp
-Tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc công trình măng non có hiệu quả.
-Tăng cường kiểm tra bài, vở học sinh.
-Tập các bài hát,múa theo qui định của Đội
 -Nộp tiền xây dựng theo qui định của nhà trường đầy đủ
 -Thi đua “Bông hoa điểm 10” chào mừng 20/11
 ------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT MAU (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU : 
 - HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.
 - Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 - Rèn luyện tính kiên trì ,cẩn thận.
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV : Tranh quy trình khâu đột mau. Mẫu khâu đột mau trên giấy bìa , mẫu đường khâu bằng máy. 
 - HS : Vật liệu và dụng cụ cần thiết như một mảnh vải trắng ,chỉ ,kim khâu ,thước kẻ , phấn vạch.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
1’
10’
18’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra : Kiểm tra vật liệu và dụng cụ HS đã chuẩn bị 
III.- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài : Nêu đề bài và mục tiêu bài học.
2- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- Giới thiệu mẫu khâu đột mau , hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu trên mặt phải , mặt trái của mẫu và kết hợp quan sát hình 1a , 1b ( SGK ) rồi thảo luận nêu rõ đặc điểm của mũi khâu đột mau.
- Giới thiệu mẫu đường khâu bằng mắy cho HS quan sát và so sánh ,nêu được sự giống và khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu bằng máy khâu.
- Vậy thế nào là khâu đột mau? ( K , G )
3-Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Treo tranh quy trình khâu đột mau hướng dẫn HS :
 + Quan sát hình 2 trang 21 , em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu? ( TB )
 + Dựa vào các hình 3a , 3b , 3c em hãy nêu cách thực hiện các mũi khâu? ( K,G )
- Lưu ý HS một số điểm :
 + Khâu theo chiều từ phải sang trái.
 + Khâu đột mau theo quy tắc “ lùi 1 , tiến 2 “ có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi một mũi để xuống kim. Khi xuống kim,mũi kim đan khít vào điểm đầu của mũi khâu trước. Sau đó lên kim cách vị trí vừa xuống kim một khoảng cách gấp hai lần chiều dài một mũi khâu ở mặt phải và rút kim , kéo chỉ lên.
 + Khâu theo đúng đường vạch dấu.
 + Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng ,phẳng 
- Cho HS thực hành thử khâu trên giấy bìa .
Hát 
-Từng cặp HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Nắm mục tiêu bài học.
- Quan sát các mẫu rồi nhận xét nêu được :
 + Đặêc điểm của mũi khâu đột mau là ở mặt phải đường khâu các mũi khâu đột mau dài bằng nhau và nối liên tiếp nhau giống như các mũi may bằng máy khâu. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên ½ mũi khâu trước.
 + Khâu đột mau là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu bằng nhau và nối tiêùp nhau ở mặt phải đường khâu. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước liền kề.
- Tìm hiểu về quy trình khâu đột mau :
 + giống như cách vạch dấu đường khâu đột thưa 
 +  lần lượt lên kim ở điểm 2 , xuống kim ở điểm 1 , lên kim ở điểm 3 , rút chỉ lên ta được mũi khâu thứ nhất. Lùi lại xuống kim ở điểm 2 , lên kim ở điểm 4 ,rút chỉ lên ta được mũi khâu thứ hai , 
 Cứ tiếp tục như thế cho đến khi kết thúc giống như kết thúc mũi khâu đột thưa.
- Thực hành khâu thử trên giấy.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ ở SGK ( HS TB )
- Dặn HS xem lại bài nắm chắc quy trình khâu đột mau và chuẩn bị vật liêụ như hôm nay để tiết sau thực hành.
- Nhận xét tiết học.
-HS nêu
-Lắng nghe
 Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------ 
------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Lop 4 tuan 9 2009(1).doc