Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục đích yêu cầu
Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba
Hiểu được tình cảm của người viết thư. Thương bạn muốn chia sẻ nỗi buồn cùng với bạn
Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình “ và trả lời câu hỏi .Em hiểu dòng thơ cuối cùng của bài thơ như thế nào?
B. Dạy bài mới
Tuần 3 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm2007 Tập đọc Thư thăm bạn I. Mục đích yêu cầu Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba Hiểu được tình cảm của người viết thư. Thương bạn muốn chia sẻ nỗi buồn cùng với bạn Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Gọi hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình “ và trả lời câu hỏi .Em hiểu dòng thơ cuối cùng của bài thơ như thế nào? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn 2- 3(3 đoạn) Giáo viên kết hợp sửa lỗi, hiểu nghĩa từ Học sinh luyện đọc theo cặp 2 em đọc cả bài Giáo viên đọc diễn cảm bức thư b. Tìm hiểu bài Học sinh đọc thầm, đoc lướt trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài - Học sinh đọc đoạn 1 Trả lời câu hỏi 1: ?: Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? Không, chỉ biết Hồng khi đọc báo thiếu niên tiền phong ?: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Để chia buồn với Hồng - Học sinh đọc đoạn còn lại trả lời câu hỏi ?: Tìm những câu thơ cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? Hôm nay, đọc báo.......đã ra đi mãi mãi ?: Tìm những câu thơ cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? Học sinh đọc thầm những dòng thơ mở đầu và kết thúc bức thư ?: Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bức thưgiáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện giọng đọc phù hợp Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1-2 đoạn Giáo viên đọc mẫu Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp 1 vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Lịch sử Nước Văn Lang I. Mục tiêu Hoc xong bài này học sinh biết Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt 1 số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà học sinh biết II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Giáo viên treo lược đồ Bắc Bộ và 1 phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng Giáo viên giới thiệu về trục thời gian Yêu cầu học sinh dựa vào sgk xác định bộ phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ Xác định điểm ra đời trên trục thời gian 2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp Giáo viên đưa ra khung sơ đồ chưa điền nội dung Hùng Vương Lạc Hầu, Lạc Tướng Lạc dân Nô tì Học sinh đọc sgk và điền vào sơ đồ các tầng lớp vua, Lạc Hầu, ......cho phù hợp 3. Hoạt động 3: làm việc cá nhân Giáo viên đưa ra khung bảng thống kê (để trống ) Phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người dân Lạc Việt sản xuất, ăn mặc, trang điểm ở lễ hội Yêu cầu học sinh điền nội dung vào các cột cho phù hợp Gọi 1 vài học sinh mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt 4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt 1 vài học sinh trả lời Lớp nhận xét bổ sung 5. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Toán Triệu và lớp triệu (tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp học sinh Biết đọc, viết các số đến lớp triệu Củng cố thêm về hàng và lớp Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4 B. Bài mới 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số Giáo viên đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu học sinh lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp 342.157.413 Giáo viên cho học sinh đọc số này. Học sinh có thể tự liên hệ với cách đọc các số có 6 chữ số đã được học để đọc đúng số này: “Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba” Nếu học sinh lúng túng giáo viên hướng dẫn thêm Tách số thành từng hàng Đọc từ trái sang phải Giáo viên cho học sinh nêu lại cách đọc số Ta tách thành từng lớp Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số dể đọc và thêm tên lớp vào đó 2. Thực hành Bài 1: Giáo viên cho học sinh viết số tương ứng vào vở kết quả là : 32000000 32516000 32516497 Bài 2: Giáo viên yêu cầu một vài học sinh đọc Bài 3: Giáo viên đọc dề bài, học sinh viết số tương ứng. Sau đó học sinh kiểm tra chéo nhau Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự xem bảng. Sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi trong sgk. Cả lớp thống nhất kết quả 3. Củng cố dặn dò Gọi 1 em đứng tại chỗ nêu cách đọc số có nhiều chữ số Yêu cầu học sinh về nhà làm nốt bài còn lại Đạo đức Bài 2: Vượt khó trong học tập (2 tiêt) Tiết 1 I. Mục tiêu Học xong bài này học sinh có khả năng Nhận thức Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn cố hoàn cảnh khó khăn Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk B. Dạy bài mới 1. Hoạt động 1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó Giáo viên giới thiệu Giáo viên kể chuyện Gọi 1-2 học sinh kể tóm tắt lại câu chuyện 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 sgk Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến lên bảng .Cả lớp chất vấn trao đổi, bổ sung Giáo viên kết luận 3. Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi câu 3 sgk đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết. Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng Cả lớp trao đổi về cách giải quyết Giáo viên kết luận về cách tốt nhất 4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân Học sinh làm bài tập 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách sẽ chọn và giải thích lý do Giáo viên kết luận : a, b, d, là cách giải quyết tích cực Qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra điều gì ? Học sinh phát biểu Giáo viên mời 1-2 học sinh đọc ghi nhớ trong sgk 5. Hoạt động nối tiếp Chuẩn bị bài tập 3 – 4 trong sgk Thực hiện các hoạt động ở mục thực hành trong sgk Dặn chuẩn bị bài sau Tiết 2 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (bài tập hai- sgk) Các nhóm thảo luận Giáo viên mời 1 nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi Giáo viên kết luận khen những học sinh biết vượt khó trong học tập Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi(bài tập 3 sgk) Giáo viên giải thích rõ yêu cầu bài tập Học sinh thảo luận nhóm Giáo viên mời 1 vài em trình bày trước lớp Giáo viên kết luận khen những học sinh đã biết vượt qua khó khăn trong học tập Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (bài tập 4-sgk) Giải thích yêu cầu bài tập Giáo viên mời 1số học sinh trình bày những khó khănhân vậtà biện pháp khắc phục Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến học sinh lên bảng Học sinh cả lớp trao đổi nhận xét Kết luận khuyến khích học sinh thực hiên những biện pháp khắc phục khó khăn để học tốt Kết luận chung Trong cuộc sống mỗi người đề có những khó khăn riêng Để học tập tốt cần cố gắng vượt qua những khó khăn Hoạt động nối tiếp Học sinh thực hiện các nội dung ở mục thực hành sgk Củng cố dặn dò Giáo viên nhắc lại nội dung bài học Học sinh nêu lại ghi nhớ sgk Chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm2007 Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh Củng cố cách đọc số , viết số đến lớp triệu Nhận biết đơc giá trị của từng chữ sốtrong 1 số II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh lên bảng, dưới lớp viết bảng con Giáo viên đọc các số có 6 chữ số cho học sinh viết B. Bài mới 1. Giáo viên cho học sinh nêu lại các hàng các lớp từ nhỏ đến lớn (đến lớp triêụ) giáo viên có thể triển khai thêm. Các số đén lớp triệu có mấy chữ số( 7,8 hoặc 9 chữ số) Cho học sinh tự nghĩ ra ví dụ về 1 số có đến hàng chục triệu8 chữ số, hàng trăm triệu 9 chữ số 2. Thực hành Bài 1: học sinh quan sát mẫu và viết vào ô trống. Khi chữa bài giáo viên trực tiếp chỉ định 1 vài học sinh đọc to, rõ làm mẫu sau đó nêu rõ cách làm mẫu, nêu cụ thể cách viết số Các học sinh khác theo dõi kiểm tra bài làm của mình Bài 2: Giáo viên viết các số lên bảng và cho học sinh đọc từng số Bài 3: Giáo viên cho học sinh viết số vào vở sau đó thống kê kết quả Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm 3. Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học Về nhà hoàn thành nốt các bài còn lại. Chính tả (nghe viết) Cháu nghe câu chuyện của bà I. Mục đích yêu cầu Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe chuyện của bà trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và khổ thơ Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dể lẫn (tr/ ch) dấu hỏi dấu ngã II. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết Giáo viên đọc bài thơ: Cháu nghe chuyện của bà. Học sinh theo dõi sgk 1 số đọc lại bài thơ ?Nội dung bài thơ là gì? (Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức cả đường về nhà mình) Cả lớp đọc thầm bài thơ Gọi 1 em nêu về cách trình bày bài thơ lục bát Giáo viên đọc cho học sinh viết Giáo viên đọc cho học sinh soát Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả cho học sinh soát Giáo viên chấm chữa 7-8 bài trong khi đó từngcặp đổi vở soát lỗi cho nhau Giáo viên nhận xét chung 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh làm bài tập 2 a Học sinh đọc thầm đoạn văn làm bài cá nhân vào vở bài tập Giáo viên dán bảng 3 tờ phiếu gọi 3- 4 em lên bảng thi làm bài tập nhanh, đúng Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng Tre – không chịu – trúc dầu cháy- tre – tre - đồng chí- chiến đấu Triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh – cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vae tranh, ở cạnh 4. Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học Yêu cầu học sinh về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên con vậy bắt dầu bằng chữ tr/ ch Thể dục Đi đều, đứng lại, quay sau Trò chơi: Kéo cưa lừa sẻ I. Mục tiêu Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Đi đều, đứng lạ, quay sau, yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác đúng khẩu lệnh Trò chơi kéo cưa lừa sẻ, yêu cầu chơi đúng luật hào hứng trong khi chơi II. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu:6 – 10phút Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội ... ệt và giải thích nghĩa cùa từng từ. Khi thấy 1 đơn vị được giải thích đó là từ Học sinh trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển để tìm từ Học sinh tự tra từ điển lớp và giáo viên nhận xét Ví dụ :từ đơn :buồn, đẫm.... từ phức: đậm đặc, hung giữ.... Bài 3: :1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu Học sinh nối tiếp nhau đọc 1 câu Ví dụ :áo bố đẫm mồ hôi Bầy sói đói vô cùng hung giữ Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học Về nhà đọc thuộc phần ghi nhớ Địa lí Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn Mục tiêu Học sinh biết Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn Dựa vào tranh ảnh số liệu để tìm ra kiến thức Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người Hoàng Liên Sơn Tôn trọng truyền thống văn hoá các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn Bài mới Hoàng Liên Sơn – Nơi cư trú của một số dân tộc ít người Học sinh đọc mục 1 sgk ?: Dân cư Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn với đồng bằng? ?: Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ?: Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao ?: Người dân ở nhiều nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? Bản làng với nhà sàn Hoạt động nhóm Học sinh đọc mục 2 sgk và trả lời câu hỏi Bản làng thường nằm ở đâu? (sườn núi hoặc thung lũng)? Bản có nhiều nhà hay ít nhà? Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? (nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói) Đại diện nhóm trình bày Chợ phiên, lễ hội, trang phục (hoạt động nhóm)học sinh đọc mục 3 sgk, tranh ảnh trả lời câu hỏi Nêu những hoạt động trong chợ phiên Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ (thổ cẩm, măng, mộc nhĩ...) Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này ? Kể tên một số lễ hội các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn , lễ hội được tổ chức vào mùa nào ? Có những hoạt động gì? Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5,6 Đại diện nhóm Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2007 Toán Luyện tập Mục tiêu Giúp học sinh củng cố về Cách đọc số viết số đến lớp triệu Thứ tự các số Cách nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ Gọi học sinh làm lại bài tập 2 Lớp và giáo viên nhận xét Bài mới Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài sau đó giáo viên cho học sinh chữa mọt số phần Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự phân tích và viết số vào vở Học sinh tự kiểm tra chéo lẫn nhau Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc số lệu về dân số của từng nước sau đó trả lời câu hỏi trong sgk Bài 4: Học sinh đếm thêm 100 triệutừ 100 triệu đến 900 triệu ?: Nếu đếm như thế số tiếp theo số 900 triệu là số nào? GV: Số 1000 triệu còn gọi là 1 tỉ 1 tỉ viết là 1.000.000.000 Học sinh phát hiện viết chữ số 1 sau đó viết 9 chữ số 0 tiếp theo ?: Nếu nói 1 tỉ đồng tức là nói bao nhiêu triệu đồng? Học sinh làm bài Bài 5: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ, nêu dân số của mỗi tỉnh, thành phố Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc I. Mục đích yêu cầu -Kể được câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu(theo gợi ý ở SGK) -Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Một học sinh kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên ốc B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài 1 học sinh đọc đề bài Giáo viên gạch chân các từ : được nghe, được đọc, lòng nhân hậu 4 học sinh đọc nối tiếp các gợi ý Cả lớp đọc thầm gợi ý 1 Giáo viên nhắc lại những câu chuyện đã được đọc : (Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, Dế Mèn, Chiếc rễ đa tròn, Ai có lỗi) Các em nên kể những câu chuyện ngoài sgk Vài học sinh nối tiếp nhau giới thiệu với bạn câu chuyện mình định kể Lớp đọc thầm lại gợi ý 3 Giáo viên dán phiếu đã viết sẵnội dungàn bài kể chuyện nhắc học sinh cần giới thiệu với bạn câu chuyện của mình Kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, có diễn biến, kết thúc Với truyện dài có thể kể 1-2 đoạn có sự kiện , ý nghĩa 2. Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Kể chuyện theo cặp , kể xong mỗi câu chuyện các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Thi kể chuyện trước lớp(HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK) Học sinh xung phong kể chuyện trước lớp Đại diện các nhóm thi kể chuyện Lớp và giáo viên nhận xét tính điểm Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học về kể lại cho người thân nghe Chuẩn bị bài sau Khoa học Vai trò của chất đạm và chất béo I. Mục tiêu Học sinh có thể Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và một số thức ăn có nhiều chất béo Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể +Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. +Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta- min A,D,E,K. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo - Làm việc theo cặp Học sinh nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo trong hình trang 12-13 sgk Tìm hiểu về vai trò của chất đạm và chất béo ở mục bạn cần biết - Làm việc cả lớp ? nói tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn ? Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ? Nói tên những thức ăn giàu chất béo trong hình 13 ? Kể tên những thức ăn chứa chất béo ... ? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo Kết luận : Chất béo tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể làm cho cơ thể lớn lên ... Chất béo giàu năng lượng giúp cho cơ thể hấp thụ các vi ta min A D E K . Thức ăn giàu ... 2. Hoạt động 2 Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo Giáo viên phát phiếu học tập Học sinh làm việc với phiếu Cả lớp chữa bài tập Thức ăn chứa nhiều đạm : đậu nành , thịt lợn, trứng , vit , cá.... Thức ăn chứa nhiều chất béo :mỡ lợn , lạc, dầu ăn , vừng, dừa Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật 3. Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Kĩ thuật Cắt vải theo đường vạch dấu I. Mục tiêu Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. Vạch được đường dấu trên vải(vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B. Bài mới 1. Hoạt động 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu Giáo viên giới thiệu mẫu , học sinh quan sát nhận xét Học sinh nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận : Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt khâu , may một sản phẩm nào đó ... 2. Hoạt động 2 Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật Vạch dấu trên vải Học sinh quan sát hình 1a, b để nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải Giáo viên dính mảnh vải lên bảng 1 học sinh lên thực hiện taho tác đánh dấu 2 điểm cách nhau 15cm và nối 2 điểm để được đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải Học sinh khác thực hiện vạch dấu đường cong Cắt vải theo đường vạch dấu Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2a,b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu Giáo viên nhận xét bổ sung , hướng dẫn một số điểm cần lưu ý khi cắt vải 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trước khi cho học sinh thực hành 3. Hoạt động 3 :học sinh thực hành Nêu thời gian và yêu cầu thực hành mỗi học sinh vạch 2 đường thẳng , 2 đường cong mỗi đường dài 15cm các đường cách nhau 3-4cm sau đó cắt vải Học sinh thực hành Giáo viên quan sát uốn nắn 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập Học sinh trưng bày sản phẩm Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm Giáo viên nhận xét đánh giá theo 2 mức HT, CHT 5. Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài các con vật quen thuộc I. Mục tiêu Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật và vẽ màu theo ý thích Học sinh yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh đồng thời đặt các câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời ? Tên con vật ? Hình dáng , màu sắc con vật ? Đặc điểm nổi bật của con vật ? Ngoài các con vật trong ảnh em còn biết những con vật nào nữa? Em thích con vật nào khác vì sao? ? Em sẽ vẽ con vật nào? ? Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật em địng vẽ 2. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật Giáo viên dùng tranh ảnh ở ĐDDH gợi ý học sinh cách vẽ con vật theo các bước Vẽ phác hình dáng chung của con vật Vẽ các bộ phận , các chi tiết cho rõ đặc điểm Sửa chữa hoàn chỉnh hình và vẽ màu 3. Hoạt động 3: Thực hành Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại đặc điểm, hình dáng con vậtmình định vẽ Suy nghĩ cách sắp xếp hình cho cân đối với tờ giấy Vẽ theo cách đã được hướng dẫn Có thể vẽ một hoặc nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật Vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung Giáo viên quan sát, gợi ý,hướng dẫn thêm 4. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài bất kì để nhận xét + Cách chọn con vật + Cách sắp xếp hình vẽ + Hình dáng con vật + Các hình ảnh phụ + Cách vẽ màu 5. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Quan sát các con vật trong cuộc sống hằng ngày Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc Tuần 4 Thứ 2:ngày 26 – 9 -2007 Tập đọc Một người chính trực Mục đích yêu cầu đọc lưu loát troi chảy toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước
Tài liệu đính kèm: