Giáo án điện tử Lớp 4 (Theo định hướng phát triển năng lực) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thùy Linh

Giáo án điện tử Lớp 4 (Theo định hướng phát triển năng lực) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thùy Linh

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,.

- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

*GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán .

*HSKT:

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.

 - HS: SGK, vở,.

 

doc 53 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Theo định hướng phát triển năng lực) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thùy Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY TUẦN 4
Lớp 4A
Thứ/ ngày
Buổi học
Tiết 
T/L
Môn học
Bài dạy
ĐD
DH
ND
LG
ND ĐC
HAI
27/9
Sáng
1
30p
HĐTT
Chào cờ
2
45p
TĐ
Một người chính trực
X
KNS
3
45p
Toán
So sánh và xếp thứ tự số tự nhiên
X
4
40p
Â/N
Học hát: Bài Bạn ơi lắng nghe
X
BA
28/9
Sáng
1
40p
Toán
Luyện tập
X
2
40p
T/Đ
Tre Việt Nam
X
BVMT
3
40p
LT&C
Từ ghép và từ láy
X
4
40p
HĐNGLL
Mái trường thân yêu của em
X
TƯ
29/9
Sáng
1
40p
Toán
Yến, tạ, tấn
X
2
40p
C/T
Truyện cổ nước mình
X
3
40p
TLV
Cốt truyện
X
NĂM
30/9
Chiều
1
40p
Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
X
2
40p
TLV
LT xây dựng cốt truyện
X
3
40p
LT&C
LT về từ ghép và từ láy
X
SÁU
1/10
Sáng
1
40p
Toán
Giây, thế kĩ
X
2
40p
TCTVTN
X
3
40p
TCTVTN
X
4
40p
K/c
Một nhà thơ chân chính
X
5
40p
S/h
S/h tuần 04
 Đăk Man, ngày 26 tháng 09 năm 2021
 Duyệt của chuyên môn Giáo viên giảng dạy
 	 Nguyễn Thị Thùy Linh
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,....
- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán . 
*HSKT: 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
 - HS: SGK, vở,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - HS cùng hát: Đội ca
 - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV chốt nghĩa và giảng giải thêm về một số từ khó:
+ Em hãy đặt câu với từ chính trực.
+ Em hiểu thế nào là người tài ba?
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài có 3 đoạn:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành....Lý cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá ......Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Một hôm......Trần Trung Tá.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đút lót, di chiếu, giường gián nghị, ngạc nhiên),...
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
+ Đọc đoạn 1 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
+ Đoạn 1 kể về điều gì?
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
+ Còn Gián nghị đại phu thì sao?
+ Đoạn 2 nói đến ai?
+ Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
+ Đoạn 3 kể điều gì?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
* GDKNS: Chúng ta phải có tấm lòng chính trực và phê phán những hành vi vụ lợi, gian dối
- 1 HS đọc đoạn, lớp đọc thầm.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (3p)
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
+ Quan Tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ.
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
3. Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
- HS nêu ý nghĩa của bài đọc:
* Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định....
- Lời Thái hậu: ngạc nhiên...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề trong sách Truyện đọc 4. 
CHÍNH TẢ
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày đúng bài CT sạch sẽ, biết trình bày các dòng thơ lục bát; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu ch/tr.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Giấy khổ to+ bút dạ. Bài tập 2a viết sẵn. Bảng nhóm cho hs làm bài tập.
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
* Cách tiến hành: Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Bống bống bang bang.
- GV dẫn vào bài.
- HS cùng hát kết hợp với vận động.
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
a. Trao đổi về nội dung đoạn nhơ-viết
- Gọi HS đọc thuộc bài viết.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+Qua các câu chuyện cổ cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì? 
- Yêu cầu phát hiện những chữ dễ viết sai? 
- Lưu ý khi trình bày thể thơ lục bát
- 2, 3 học sinh đọc.
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc và nhân hậu.
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biêt thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau ở hiền sẽ gặp điều may mắn, hạnh phúc.
- sâu xa, phật, rặng dừa, nghiêng soi, truyện cổ
- Hs viết bảng con từ khó. 
- HS đọc từ viết khó 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc 1 lần
3. Viết bài chính tả: (20p)
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết
- GV giúp đỡ các HS M1, M2
- HS nhớ - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được "r/d/gi".
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Điền vào chỗ trống r / d / gi .
- Gọi hs đọc câu văn đã điền hoàn chỉnh.
- Chữa bài, nhận xét.
* KL:
5. Hoạt động ứng dụng (1p)
6. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
Đáp án : gió thổi - gió đưa - gió nâng cánh diều
- 1 hs đọc to câu văn đã điền hoàn chỉnh.
- Viết 5 tiếng, từ chứa r/d/gi
- Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có chứa âm r/d/gi
TOÁN
Tiết 16: SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
2. Kĩ năng
- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1(cột a), BT2(a,c), BT3(a).
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,...
 - HS: sách, vở, thước kẻ, bút dạ,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não,  ... một câu.
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
1. Người mẹ ốm như thế nào? 
2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
4. Người con đã quyết tâm như thế nào? 
5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
6. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
7. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con? 
8. Cậu bé đã làm gì? 
- 2 HS đọc đề bài 
- HS lên bảng gạch chân các từ ngữ quan trọng
-..lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện 
- Lắng nghe 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn.
1. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường / ốm khó mà qua khỏi.
2.Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /.
3. Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình./ 
4. Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng.Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Người con đành chấp nhận cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
6. Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả.Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu? 
7. Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cô đi tìm loại thuốc quý tới một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /..
8. Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở.Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu.Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý.
3. Thực hành:(18p)
* Mục tiêu: HS bước đầu kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn
* Cách tiến hành: Hs kể chuyện theo cặp, thảo luận nhóm nêu ý nghĩa của truyện.
- Kể trong nhóm: Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp: GV phối hợp cùng TBHT điều hành
+Gọi HS tham gia thi kể.Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2.
+ Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét, khen/động viên.
- Giáo dục HS lòng hiếu thảo và tính trung thực
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Gọi HS nhắc lại cách xây dựng cốt truyện
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và 
5. HĐ sáng tạo (1p)
- Kể chuyện theo nhóm, 1 HS kể, các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn 
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, bình chọn một bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
Vài HS nhắc lại: Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: 
Các nhân vật của truyện.
Chủ đề của truyện
Biết tưởng tượng ra diễn biến 
của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
 Hãy tưởng tượng câu chuyện theo bối cảnh hiện tại: Người con nhặt được chiếc ví tiền của một người giàu có.
Tiết 2 + 3	 TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG TRẢI NGHIỆM
 KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết kể lại câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết kể lại câu chuyện
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác làm việc.
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
* HSKT: Tập nói thành câu
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: 	 đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 + Kể tên những câu chuyện mà em biết
- GV kết nối - dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ HSTL
2. Hình thành KT 
* Mục tiêu: Biết cách kể lại câu chuyện.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 4 - Lớp
a. Nhận xét
Bài tập 1:
- Tổ chức cho hs đọc chuyện và kể chuyện Cây khế theo nhóm.
+ Sau khi bố mẹ mất người anh đã chia tài sản như thế nào?
+ Khi khế chín đã có sự việc gì xảy ra?
+ Chim ăn khế đã nói thế nào với người em?
+ Từ đó cuộc sống của người em như thế nào?
+ Người anh đã có đề nghị gì với em?
+ Kết thúc câu chuyện người anh ra làm sao?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
HS thực hành kể câu chuyện theo nhóm và nêu lại ý nghĩa câu chuyện
Nhóm xung phong kể trước lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs làm bài. 
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
3. HĐ vận dụng 
* Mục tiêu: HS biết suy nghĩ nói thành câu khi nhận xét về người anh và người em 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp
Bài 2: Hs trong nhóm tự nói cho nhau nghe về cảm nghĩ của mình với nhân vật .
Các nhóm trao đổi trước lớp
4. HĐ ứng dụng 
* Nhóm 4 – Lớp
- nhóm cử thành viên ghi lại ý kiến của các bạn
- Viết 3-5 câu về người anh hoặc người em
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức 
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
2. Kĩ năng
- Xác định được các nhóm thức ăn có chứa đạm động vật, đạm thực vật.
3. Thái độ
 - GD HS ý thức ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng
 - GV: - Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Pho- to phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
 - HS: Vở, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Quan sát, hỏi đáp, thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, trò chơi.
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động (5p)
- Tại sao cần ăn đa dạng thức ăn và thay đổi món thường xuyên?
- GV chốt, dẫn vào bài mới
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung
2.Bài mới: 30)
* Mục tiêu: - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá 
* Cách tiến hành
a. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”. 
- Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. (Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn)
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
- Khen đội thắng cuộc.
- GV chuyển hoạt động: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm đều có nhiều chất bổ dưỡng. Vậy những món ăn nào vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật và chúng ta phải ăn chúng như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 - GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi và chỉ ra các món ăn nào chứa nhiều đạm ĐV vừa chứa đạm TV.
- Chia nhóm HS.
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá.
 4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS chơi trò chơi theo 2 đội
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng
- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo:
+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua, 
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a- xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- HS liên hệ việc ăn uống của bản thân hàng ngày và cách điều chỉnh chế độ ăn cho có đủ các loại đạm
- HS nêu
- Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i- ốt trên báo hoặc tạp chí.
- Hãy nêu cách nấu một món ăn vừa chứa đạm ĐV, vừa chứa đạm TV.
SINH HOẠT
TUẦN 4
I.Mục Tiêu:
- Đánh giá lại một số hoạt động của lớp trong tuần qua. Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Rèn luyện hs có thói quen trong mọi hoạt động.
- GD học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật.
II. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1: Đánh giá.
yêu cầu hs tự nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung.
* Ưu điểm: Trong tuần vừa qua lớp có nhiều tiến bộ trong học tập. Trong lớp chú ý xây dựng bài sôi nổi. Học và làm bài tương đối đầy đủ. Có ý thức trong việc trình bày vở.(Dáng, Duyê, Đăng, ...) 
 Phần lớn các em đều ngoan , lễ phép. Đoàn kết, giúp đỡ bạn trong học tập.
+Nề nếp tự quản tơng đối tốt.
+Duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, thể dục giữa giờ.
+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
+ Thực hiện nghiêm túc buổi lao động VS khu vực lớp
 Nhược điểm:
+ Một số em quên đồ dùng, làm bài trình bày cẩu thả.( Hiệu, Nguát,....)
 Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động đội.
Trong tuần lớp đã tham gia tốt các hoạt động đội.
 Hoạt động 3:Bình xét thi đua.
 Hoạt động 4: Kế hoạch tuần 5
- Thực hiện tốt kế hoach của nhà trường, đội đề ra. Tham gia học tập nghiêm túc. Chấp hành tốt nội qui trờng học.
- Lao động dọn vệ sinh lớp và khu vực
- Cán sự lớp nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng bổ sung ý kiến.
- Lớp bổ sung.
-Lớp trưởng bổ sung.
- HS tự bình xét tuyên dương, phê bình.
-Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_tu.doc