I- Mục tiêu
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (TL được các CH trong SGK)
II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài tập đọc - GTB.
III- Các hoạt động dạy-học
Tuần 19 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tiết 1: Tập đọc: Bốn anh tài I- Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (TL được các CH trong SGK) II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài tập đọc - GTB. III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Mở đầu. - GV HS mở SGK và đọc tên các chủ điểm. - GV giới thiệu chủ điểm B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc. GV chia bài theo 4 đoạn đọc. Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. - GV đọc mẫu . b) Tìm hiểu bài. - Hỏi: Truyện có những nhân vật nào? - Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì? - Câu hỏi 1 SGK? - Câu hỏi 2 SGK? + ý 1 - Câu hỏi 3 SGK? - Câu hỏi 4 SGK? - Hỏi: Nghĩa của từ : vạm vỡ, chí hướng. + ý 2 c) Đọc diễn cảm. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1,2 của bài. Nhận xét * ý nghĩa: C. Củng cố dặn dò: chuẩn bị bài sau - HS đọc thầm. 1HS đọc thành tiếng tên các chủ điểm. - HS đọc luyện đọc nối tiếp theo đoạn . Lần 1: Kết hợp đọc từ khó. Lần 2: Kết hợp nêu nghĩa từ mới. - Luyện đọc nhóm đôi. - Các nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng cọc, Lấy Tai Tát nước, Móng Tay Đục Máng. - Gợi đến tài năng của bốn thiếu niên. - Sức khoẻ Cẩu Khây nhỏ người ăn một lúc ...18. Tài năng: 15 tuổi... cái ác. - Yêu tinh xuất hiện...ai sống sót. - Sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây. - Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - Nắm tay đóng cọc dùng tay đóng cọc tre sâu hàng gang tay, Lấy Tai tát nước: Lây vành tai tát nước suối vào ruông, Móng Tay Đục Máng: Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng.... * Vạm vỡ: to lớn, nở nang, rắn chắc, toát lên vẻ khỏe mạnh. * Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt tới mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống. - ý chí quyết tâm trừ yêu tinh của Cẩu Khây. - HS luyện đọc nhóm đôi. - Một số nhóm thi đọc - Truyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành của bốn anh em Cẩu Khây. Tiết 2:Toán: Ki - lô - mét vuông I- Mục tiêu: Giúp HS - Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét-vuông. Biết 1 km2 = 1.000.000m2 - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. II- Đồ dùng dạy - học - Tranh vẽ một cánh đồng hoặc khu rừng. III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu ki-lô-mét vuông. - GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng và nêu Cánh đồng này hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1 km, hãy tính diện tích của cánh đồng. - GV 1 km x 1 km = 1 km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km. - Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2. 3. Luyện tập. Bài 1. - Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc cách đo diện tích ki-lô-mét cho HS kia viết các số đo này. Bài 2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài. Bài 3. . (dành cho hs K-G) - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 4(b). - Yêu cầu đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. C. Củng cố, dặn dò.- Tổng kết tiết học. Dặn dò ra BT về nhà. - 1 HS lên bảng làm BT 4 tiết trước. - Lắng nghe. - HS quan sát. 1 km2 = 1 000 000 m2 - Thảo luận nhóm đôi. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp. KQ: 1000 000 m2 ; 100 dm2 ; 3249 dm2 1 km2; 5000 000 m2 2 km2 - 1 em làm bảng phụ, các HS khác làm vở. Bài giải Diện tích khu rừng HCN là: 3x2=6 (km2) Đáp số: 6 km2 - Diện tích phòng học là 40m2. - Diện tích nước VN là 330991km2. Tiết 3: Chính tả: Kim tự tháp Ai Cập I- Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn lộn. (BT2) - Giúp HS thấy được sự kì vĩ của cảnh vật nước bạn cá ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. II- Đồ dùng dạy - học- 2 tờ phiếu viết nội dung BT2, BT3a hoặc 3b viết sẵn trên bảng lớp III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn nghe-viết chính tả. a,Tìm hiểu bài viết. - GV đọc đoạn văn. - Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai? - Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - Nêu nội dung đoạn văn? b) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. c) Viết chính tả. d) Soát lỗi và chấm bài. - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Thu chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 3. a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS viết: chong chóng, ngộ nghĩnh, nghiễm nhiên. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo. + lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại. + xây dựng toàn bằng đá tảng. tối và hẹp, sâu, phòng chứa quan tài, buồng để đồ + Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự tài giỏi thông minh của người Ai Cập khi xây dựng kim tự tháp. - Viết vào bảng con: kim tự tháp, Ai Cập, thông minh,.. - Nghe GV đọc và viết bài. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng làm vào phiếu, HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân từ viết sai chính tả. - 4 HS làm bài trên bảng, HS dưới lớp viết vào vở - Đặt câu + Nhà cửa sáng sủa, rộng rãi. + Mặt trời sản sinh ra năng lượng. + Bài làm của em rất sinh động. - Giúp HS thấy được sự kì vĩ của cảnh vật nước bạn cá ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. Tiết 4: Đạo đức: Kính trọng, biết ơn người lao động (t1) I- Mục tiêu Giúp HS: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả LĐ của họ. - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng biết ơn người LĐ. II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ SGK III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Giới thiệu nghề nghiệp bố mẹ em. - Nhận xét, giới thiệu: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp đều là người lao động, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau. Hoạt động 2. Phân tích truyện " buổi học đầu tiên " - GV Kể câu chuyện " Buổi học đầu tiên - Chia HS làm 2 nhóm. - Y/c các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau : 1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ mình ? 2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ? - GV kết luận. Hoạt động 3. Kể tên nghề nghiệp. - Kể tên nghề nghiệp: + Y/c chia lớp thành 2 nhóm. + Trong 2 phút, mỗi nhóm phải kể được những nghề nghiệp của người lao động. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến 1. Người lao động trong tranh làm nghề gì ? 2. Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào ? Ghi nhớ: SGK Huớng dẫn HS thực hành. - Y/c HS về nhà mỗi em sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động - Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu - Lắng nghe. - Vì các bạn đó nghĩ: bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm. - Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi Hà. - Tiến hành kể. VD: Giáo viên; Kĩ sư; Nông dân. - HS dưới lớp nhận xét, loại bỏ những ngành nghề không phải là công việc của người lao động. + Tranh 1: Đó là bác sĩ.Tranh 2: Đó là thợ xây. Tranh 3: là thợ điện.Tranh 4:Đây là người dân. Tranh 5: Đây là kiến trúc sư. Tranh 6: Đây là các bác nông dân. - HS nêu ý mình. Chiều thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 Luyện Tiếng việt (2t) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I- Mục tiêu - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn, viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả đặc điểm bên trong của quyển sách Tiếng viết 4 tập 1. II- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. B.Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn quan sát. + Quan sát bao quát bên ngoài quyển sách và từng trang bên trong của quyển sách. - Gọi học sinh trình bày dàn ý. - Hướng dẫn viết bài hoàn chỉnh. - Gọi HS đọc bài làm. C. Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài văn: Tả chiếc bản đồ Việt Nam. - 2 HS đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ trang 170. Đề bài: En hãy tả lại quyển sách Tiếng việt lớp 4 tập 1 của em. - 2 HS tiếp nối đọc. - Quan sátquyển sách Tiếng việt, nghe GV gợi ý và tự làm dàn ý vào vở nháp - 3 đến 5 HS trình bày. - Cả lớp nhận xét góp ý. - Viết bài văn hoàn chỉnh vào vở. - 1 số em đọc bài làm trước lớp, cả lớp nhận xét. Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010 Tiết 1: Luyện đọc: Bốn anh tài I- Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. II- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Luyện đọc. GV chia bài theo 4 đoạn đọc. Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. - GV đọc mẫu . 2. Củng cố nội dung. - Hỏi: Truyện có những nhân vật nào? - Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì? - Câu hỏi 1 SGK? - Câu hỏi 2 SGK? - Câu hỏi 3 SGK? - Câu hỏi 4 SGK? - Hỏi: Nghĩa của từ : vạm vỡ, chí hướng. 3. Đọc diễn cảm. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1,2 của bài. Nhận xét C. Củng cố dặn dò: chuẩn bị bài sau - HS đọc luyện đọc nối tiếp theo đoạn . Lần 1: Kết hợp đọc từ khó. Lần 2: Kết hợp nêu nghĩa từ mới. - Luyện đọc nhóm đôi. - Các nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng cọc, Lấy Tai Tát nước, Móng Tay Đục Máng. - Gợi đến tài năng của bốn thiếu niên. - Sức khoẻ Cẩu Khây nhỏ người ăn một lúc ...18. Tài năng: 15 tuổi... cái ác. - Yêu tinh xuất hiện...ai sống sót. - Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - Nắm tay đóng cọc dùng tay đóng cọc tre sâu hàng gang tay, Lấy Tai tát nước: Lây vành tai tát nước suối vào ruông, Móng Tay Đục Máng: Lấy m ... T hbh : 10 x 5 =50 cm2 HS nhận xét diện tích hbh bằng diện tích hcn. - 1 HS đọc. - 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vở.. a, 1360 cm2 b, 520 dm2 Tiết 2: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Tài năng I- Mục tiêu Giúp HS: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ hán việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ hán việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1,BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4). II- Đồ dùng dạy - học - Các câu tục ngữ trong bài viết sẵn vào bảng phụ. - HS chuẩn bị từ điển tiếng Việt tiểu học. III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ của tiết chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1. - Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận . - Yêu cầu HS làm bài. - GV có thể dựa vào hiểu biết của HS để giải thích nghĩa của các từ trên. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV chữa lỗi dùng từ. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Gợi ý: Muốn biết được câu tục ngữ nào ca ngợi tài trí của con người, các em hãy tìm hiểu xem nghĩa bóng của câu ấy là gì - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Nêu nghĩa bóng của từng câu. - Nhận xét, cho điểm. C. Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học. - Dặn HS CBBS - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1. - Thảo luận nhóm đôi. a. Tài có nghĩa là " có khả năng hơn người bình thường ": tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng. b. Tài có nghĩa là "tiền của": tài sản, tài nguyên, tài trợ. - Giải thích theo ý hiểu: + Tài hoa: tỏ ra có tài về nghệ thuật, văn chương. + Tài giỏi: người có tài. + Tài nghệ: tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp. + Tài ba: tài ( nói khái quát ) + Tài năng : năng lực xuất sắc, khả năng làm việc giỏi và có sáng tạo một công việc gì. + Tài nguyên: nguồn của cải thiên nhiên chưa khai thác hoặc đang tiến hành khai thác. + Tài trợ: giúp đỡ về tài chính. + Tài sản: của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài 2. HS tự làm bài sau đó trình bày trước lớp. - Ví dụ:+ Tố Hữu là một nhà thơ tài hoa. + Chúng ta cần bảo vệ Tài nguyên và Môi trường. + Đội bóng đá được nhiều doanh nghiệp tài trợ. + Anh ấy là một hoạ sĩ tài ba. - HS đọc. - HS tự làm bài. - Câu a. Người ta là hoa đất. Câu c. Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. - HS đọc. + Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất. + Chuông có đánh mới kêu/ đền có khêu mới tỏ: Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. + Nước lã mà vã nên hồ tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn. Tiết 3: Luyện tiếng việt Ôn tập vốn từ : Tài năng I- Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp , hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người. II- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ của tiết chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? B. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1. - Yêu cầu HS làm bài. - GV có thể dựa vào hiểu biết của HS để giải thích nghĩa của các từ trên. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV chữa lỗi dùng từ. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Gợi ý: Muốn biết được câu tục ngữ nào ca ngợi tài trí của con người, các em hãy tìm hiểu xem nghĩa bóng của câu ấy là gì - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học. - Dặn HS CBBS - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1. - Viết vào VBT, 1 số em trình bày trước lớp. a. Tài có nghĩa là " có khả năng hơn người bình thường ": tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng. b. Tài có nghĩa là "tiền của": tài sản, tài nguyên, tài trợ. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài 2. HS tự làm bài sau đó trình bày trước lớp. - Ví dụ:+ Đỗ Trung Quân là một nhà thơ tài hoa. + Chúng ta cần bảo vệ Tài nguyên và Môi trường. + Đội bóng đá được nhiều doanh nghiệp tài trợ. + Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài ba. - HS đọc. - HS tự làm bài vào VBT . Nêu kq - Câu a. Người ta là hoa đất. Câu c. Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2010 Tiết 1: Toán Luyện tập I- Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành. - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. II- Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ – BT 3. III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các HS nêu quy tắc tính diện tích hbh - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài . 2. Hướng dẫn luyện tập. Bài 1. - GV vẽ lên bảng hcn ABCD, hbh EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình. - GV nhận xét sau đó hỏi thêm: những hình nào có các cặp cạnh đối diện // và bằng nhau. - GV: Có bạn HS nói hcn cũng là hbh, theo em nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? Bài 2. - Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi; Em hãy nêu cách làm BT 2. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, cho điểm. Bài 3a.(HS khá giỏi làm cả) - Hỏi : Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? - Dựa vào cách tính chung đó chúng ta sẽ đi tìm công thức tính chu vi của hbh. - Vẽ lên bảng hbh ABCD như BT3 và giới thiệu: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b. - Em hãy tính chu vi của hình bình hành ABCD. - Vì hình bình hành có hai cặp cạnh bằng nhau nên khi tính chu vi của hbh ta có thể tính tổng của hai cạnh rồi nhân với 2. - Gọi chu vi của hình bình hành là P, bạn nào có thể đọc được công thức tính chu vi của hbh ? - Nêu quy tắc tính chu vi của hbh ? - Yêu cầu HS áp dụng công thức để tính chu vi của hbh. - Nhận xét , cho điểm. C. Củng cố, dặn dò. Tổng kết tiết học. - Dặn HS về nhà làm BT VN: 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - 3 HS thực hiện yêu cầu. + Trong hcn ABCD, có cạnh AB đối diện với CD, cạnh AD đối diện với BC. +Trong hbh EGHK, có cạnh EG đối diện với KH, cạnh EK đối diện với GH. + Trong tứ giác MNPQ có cạnh MN đối diện với PQ, cạnh MQ đối diện với NP. - Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện // và bằng nhau. - Bạn đó nói đúng vì hcn có 2 cặp cạnh // và bằng nhau. - Tính diện tích của hbh và điền vào ô tương ứng trong bảng. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. KQ: 182 dm2 ; 368 m2 - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Hs quan sát. - HS có thể tính như sau: a+b+a+b hoặc (a+b)x 2 - HS nêu: P = (a+b) x2 - HS nêu như SGK. - 2 HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) P = ( 8+3) x 2 = 22 ( cm2 ) b) P = ( 10+5) x 2 = 30 ( dm2 ) Tiết 2: Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1). - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). II- Đồ dùng dạy - học - Giấy khổ to và bút dạ III- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - Gọi 4 HS đọc các đoạn mở bài theo cách trực tiếp, gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn. - Nhận xét bài làm và cho điểm HS. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. + Bài văn miêu tả đồ vật nào ? + Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón. + Theo em, đó là kết bài theo cách nào? Vì sao? Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. GV phát giấy khổ to cho 6 HS, 2 HS làm cùng 1 đề. - Chữa bài cho HS thật kĩ, nhận xét và cho điểm. C. Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đề bài trên. - 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - Bài văn miêu tả cái nón. - Đoạn kết bài là đoạn văn cuối cùng trong bài : Má bảo: " Có của phải biết giữ gìn thì mới lâu bền" Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế dễ bị méo vành. - Đó là kiểu kết bài mở rộng vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. - HS đọc thành tiếng. - 6 HS dán kết quả lên bảng và đọc bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa bài cho bạn. Luyện toán (2t) Luyện tập I- Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành. - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. II- Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các HS nêu quy tắc tính diện tích hbh - Nhận xét, cho điểm. B. Hướng dẫn luyện tập. Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Bài 2. - Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi; Em hãy nêu cách làm BT 2. - Củng cố cách tính chu vi hính bình hành - Nhận xét, cho điểm. Bài 3. Viết vào ô trống - Củng cố cách tính cạnh đáy, chiều cao của hình bình hành. Bài 4: - Củng cố cách tính diẹn tích hình bình hành. C. Củng cố, dặn dò. Tổng kết tiết học. - Dặn HS về nhà làm BT VN: 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS làm vào VBT, nêu kq: Khoanh vào hình A - HS giải thích lí do chọn hình A. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. KQ: 20 cm; 16 cm; 16 cm; 18 cm. - Làm vào VBT, nêu cách tính và kq: Các số cần điền: 15 cm, 13 cm. - 1 em đọc đề toán, cả lớpp làm vào vở, - Nêu cách tính. Diện tích của hình ABCD là: 4 x 3 = 12 (cm2) Diện tích hình BEFC là: 4 x 3 = 12(cm2) Diện tích hình H là: 12 + 12 = 24 (cm2) ĐS: 24 cm2 Sinh hoạt : Tuần 19 *- Nội dung sinh hoạt 1. Lớp trưởng(điều khiển): Mời các tổ trưởng lần lượt báo cáo các mặt thi đua trong tuần qua về : Học tập, kỷ luật, chuyên cần, phong trào. * Lớp trưởng nhận xét chung các mặt. Sau đó mời cô chủ nhiệm có ý kiến với lớp. * Bình chọn tổ :Tổ xuất sắc. Tổ chưa đạt. 2. Phổ biến công tác tuần 20. - Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường và liên đội đề ra. - Thi đua học tốt xây dựng phong trào Đôi bạn cùng tiến - Thực hiện tốt ATGT. - Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Tài liệu đính kèm: