Giáo án Hướng dẫn Luyện từ và câu 4

Giáo án Hướng dẫn Luyện từ và câu 4

Hướng dẫn: Luyện từ và câu

Luyện tập cách viết tên người và tên địa lý Việt Nam

I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững danh từ riêng luôn phải viết hoa và biết cách viết hoa tên người, địa lý.

II, Nội dung:

1, Học sinh làm vở bài tập

2, Viết 5 tên

a, Người bạn của em( Họ và tên)

b, Tỉnh phía bắc

c, Tỉnh phía nam

d, Tỉnh miền trung

đ, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 2 địa danh và 1 tên người ở phần trên kể về người bạn của em.

Hướng dẫn: Luyện từ và câu

Luyện tập cách viết tên người và tên địa lý nước ngoài

I, Mục tiêu: Học sinh biết cách viết tên người, địa lý nước ngoài.

II, Nội dung:

1, Nêu cách viết tên người và địa lý nước ngoài sau:

 - Luipaxto( Lu-i-pax-tơ)

 - Niu đê li( Niu-đê-li)

 - Cualamp(Cu-a-lăm-pơ)

2, Ghi lại các tên đã viết chưa đúng trong đoạn văn sau:

Thần Điô ni mỉm cười ưng thuận

Vua Mi Đat thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.

Vua Mi Đat cầu xin thần tha tội

- Thần Điô ni hiện ra và phán:

- Nhà ngươi hãy đến sông Pác Côn nhúng mình vào dòng nước phép màu sẽ biến mất

III, Củng cố: Nhớ và nắm chắc cách viết hoa tên người và tên nước ngoài

 

doc 14 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng dẫn Luyện từ và câu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập cách viết tên người và tên địa lý Việt Nam
I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững danh từ riêng luôn phải viết hoa và biết cách viết hoa tên người, địa lý.
II, Nội dung:
1, Học sinh làm vở bài tập
2, Viết 5 tên
a, Người bạn của em( Họ và tên)
b, Tỉnh phía bắc
c, Tỉnh phía nam
d, Tỉnh miền trung
đ, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 2 địa danh và 1 tên người ở phần trên kể về người bạn của em.
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập cách viết tên người và tên địa lý nước ngoài
I, Mục tiêu: Học sinh biết cách viết tên người, địa lý nước ngoài.
II, Nội dung:
1, Nêu cách viết tên người và địa lý nước ngoài sau:
 - Luipaxto( Lu-i-pax-tơ)
 - Niu đê li( Niu-đê-li)
 - Cualamp(Cu-a-lăm-pơ)
2, Ghi lại các tên đã viết chưa đúng trong đoạn văn sau:
Thần Điô ni mỉm cười ưng thuận
Vua Mi Đat thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.
Vua Mi Đat cầu xin thần tha tội
Thần Điô ni hiện ra và phán:
Nhà ngươi hãy đến sông Pác Côn nhúng mình vào dòng nước phép màu sẽ biến mất
III, Củng cố: Nhớ và nắm chắc cách viết hoa tên người và tên nước ngoài
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập MRVT: Ước mơ
I, Mục tiêu: Củng cố mở rộng vốn từ “ ước mơ” biết vận dụng để đặt câu viết đoạn văn
II, Nội dung:
1, Khoanh vào từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại
a, Ước vọng, ước muốn, ước mong, ước nguyện, ước lượng, ước mơ
b, Mơ hồ, mơ tưởng, mơ mộng, mơ ước
2, Nối các từ ở cột trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải
a, Ước mơ
1, Mong ước những điề tốt đẹp trong tương lai
b, Ước mơ tầm thường
2, Mong muốn xảy ra những điều xa vời thực tế, chỉ có trong tưởng tượng
c, Ước mơ viển vông
3, Mong ước hợp lý dễ dàng được mọi người chấp nhận
d, Ước mơ chính đáng
4, Mong ước điều tốt đẹp không cho riêng mình
e, Ước mơ cao cả
5, Mong ước quá nhỏ bé cho bản thân mình
3, Điền vào bảng:
Tên tác phẩm đã học
Ước mơ của nhân vật
Đánh giá ước mơ
Chú dế sau lò sưởi
Mô da nghe trống dế ước mơ trở thành nhạc sĩ vĩ cầm
Cao đẹp
ở vương quốc tương lai
Các bạn nhỏ mong muốn có những phát minh phục vụ cuộc sống
Cao đẹp
Trung thu độc lập
Anh mong ước những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các bạn
Cao đẹp
Gà trống và cáo
Cáo ước ăn thịt được gà trống
Của ác thú
Vào nghề
Cô bé ước sau mình sẽ thành diễn viên xiếc
Cao đẹp
Nếu chúng mình có phép lạ
Các bạn nhỏ có ước mơ có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn
Không thực tế
Đôi giày ba ta
Cởu bé ước có đôi giày ba ta để chính đáng đi
Chính đáng
Thưa chuyện với mẹ
Bạn Cường ước mơ làm nghề thợ rèn cao đẹp để kiếm sống để mẹ đỡ vất vả
Cao đẹp
III, Củng cố: Học sinh nắm vững nghĩa của từ
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Ôn tập giữa kỳ I
I, Mục tiêu: Học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học, từ, tiếng, từ ghép, từ đơn, từ láy, danh từ, động từ.
II, Nội dung:
1, Cho đoạn văn sau:
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng nhà vua muốn ban thưởng cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng.
a, Từ ghép có nghĩa PL
b, Từ ghép có nghĩa TH
c, Danh từ
d, Động từ
2, Tìm 3 từ nói về học tập
a, Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần
b, Ghép PL, TH
c, Danh từ, động từ
III, Củng cố: Học sinh nắm vững bố cục làm bài
	Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ
I, Mục tiêu: Học sịnh nắm vững động từ ( bổ sung ý nghĩa thời gian) biết vận dụng để đặt câu
II, Nội dung:
1, Điền các từ “ đã, vừa, đang, sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho các động từ trong các dòng sau
a, Bố em đã đi làm về
 Bố em sắp đi làm về
 Bố em vừa đi làm về
b, Em đã làm bài
 Em đang làm bài
 Em vừa làm bài
 Em sắp làm bài
2, Học sinh đặt câu với các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
III, Củng cố: Học sinh vận dụng làm bài thêm
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập mở rộng vốn từ ý chí nghị lực
I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững vốn từ và biết sử dụng vào đặt câu, viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Khoanh tròn từ có tiếng “chỉ” không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại
a, ý chí, lý trí, chí hướng, chí khí, chí nguyện, chí công
b, Chí thân, chí phải, chí thú, chí nguyện, chí công
2, Tìm tờ có tiếng “ chí” điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
a, Loan là người bạn chí thân của tôi
b, Bây giờ chú ấy đã chí thú làm ăn
c, Bác Hồ quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
d, Bác Hồ là tấm gương sáng về cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 3 từ trong vốn từ chưa học để viết một bạn học sinh trong lớp có chí vươn lên
4, Viết đoạn văn ngắn(5-7 câu) nói về một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng ít nhất 3 tính từ
III, Củng cố: Học sinh vận dụng vào viết đoạn văn
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập mở rộng vốn từ ý chí nghị lực
I, Mục tiêu: Học sinh sử dụng vốn từ đã học để đặt câu và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, a, Tìm 5 từ có tiếng “ kiên”: kiên cường, kiên quyết, kiên cố, kiên định
 b, Tìm 5 từ có tiếng “ quyết”: quyết tâm, quyết chí, quyết liệt
 c, Tìm 3 từ có nghĩa là khó cóa tiếng “gian”: gian nan, gian nguy, gian khổ
 d, Tìm 3 từ có nghĩa là khó cóa tiếng “ nan”: nguy nan, nan giải, nan y
2, Tìm từ có tiếng “chí” điền vào chỗ trống
a, Những nhận xét của anh ấy thật là chí lý
b, Được mọi người giúp đỡ, Ly lý chí học hành
c, Ai cũng khen Tâm tuy nhỏ tuổi nhưng rất có ý chí
d, Con voi của Trần Hưng Đạo quả là con vật chí tình
3, Sử dụng 3- 4 từ tìm được các bài trên viết đoạn văn ngắn kể về một vị anh hùng dân tộc
III, Củng cố: Học sinh vận dụng để làm các bài tâp
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập về câu hỏi
I, Mục tiêu:Học sinh hiểu thế nào là câu hỏi, viết vận dụng đặt câu và viết đoạn văn
II, Nội dung:
1, Đặt câu với mỗi từ sau
- Nhờ đâu: Nhờ đâu mà bạn học giỏi thế?
- Ư: Trời đã sáng rồi ư?
- Đã chưa: Đã lâu rồi bạn chưa đến nhà mình phải không?
2, Câu nào đúng dấu câu đúng
a, Bà hỏi cu tý có mệt không?
b, Cháu mệt hay sao đấy?
c, Cháu đâu có mệt?
d, Cu Tý chẳng biết mình phảI làm gì?
3, Gạch dưới từ ngữ nghi vấn trong các câu hỏi sau:
a, Mẹ cháu đi công tác ở đâu?
b, Bạn đã xem phim “ Hoa mộc lan” chưa?
c, Bây giờ cô sẽ làm gì?
d, Anh phải đi bây giờ ư?
đ, Em phải làm như thế nào?
III, Củng cố: Học sinh vận dụng viết đoạn văn
	Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập mở rộng vốn từ đồ chơi, trò chơi
I, Mục tiêu: Học sinh tìm nhiều từ và biết cách đặt câu và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại và đặt tên cho nhóm
a, Nhiệt tình, ham thích, say mê, mê thích, hay, say sưa, yêu thích, hăng hái
b, Nhanh mắt, nhanh tay, khỏe mạnh, say mê, dũng cảm, khéo tay, gìn giữ, đồ chơi, nắm luật chơi, phối hợp bạn chơi, biết ngường nhịn
2, Khoanh tròn vào chữ cái trước từ không gọi tên đồ chơi
a, Nhảy dây
b, Đá cầu
c, Nhảy chân sáo
d, Kéo co
3, chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn điền vào chỗ chấm( say mê, say sưa, hào hứng)
- Các bạ trong lớp 4C .. trò chơi nhảy dây
- Bạn mình đọc truyện thật
4, Viết đoạn văn ngắn có sử sụng một số từ ở bào 1 để tả một đồ chơi của em
III, Củng cố: Học sinh tìm thêm một số từ theo chủ điểm
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập mở rộng vốn từ đồ chơi, trò chơi
I, Mục tiêu: Học sinh vận dụng vốn từ để đặt câu hoặc viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Viết tiếp 4 trò chơi
a, Bắt đầu bằng một danh từ: cờ tướng, cờ vua
b, Bắt đầu bằng một động từ: đá bóng, đá cầu, nhảy dây
2, Dựa vào tác dụng của trò chơi, gạch bỏ một từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau và viết tiếp vào lời nhận xét cho đúng:
a, Cờ tướng, cờ vua, đá cầu, xếp hình( là những trò chơi luyện trí thông minh)
b, Kéo co, đấu vật, ô an quan, cướp cờ( là những trò chơi nhằm luyện sức khỏe)
c, Cờ vua, đu quay, cầu trượt, đI tàu hỏa trên không(là những trò chơI luyện trí dũng cảm)
3, Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một tò chơI mà em thích
III, Củng cố: Học sinh vận dụng vốn từ để viết đoạn văn
	Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể Ai làm gì?
I, Mục tiêu: Học sinh hiểu câu kể Ai làm gì? Biết sử dụng đặt câu
II, Nội dung:
1, Gạch dưới câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn
Thế là chiều qua, đàn gia súc trở về(1) Từ sáng sớm, cổng trại đã mở toang hai cánh đón chờ, chuồng nào chuồng ấy đầy ắp rơm tươi(2) Chúng tôi đứng chờ đàn gia súc(3) Rồi chúng tiến bước giữa đám bụi hồng rạng rỡ(4)
Câu kể Ai làm gì(1)(2)(3)(4)
2, Nối cột trái với cột phải để tạo thành câu kể Ai làm gì
Mấy con trâu
Cùng nhau ôn bài dưới góc bàn
Con mèo mướp
Nằm nhai cỏ dưới bóng tre
Chúng em
đang tập bắt chuột
3, Đặt câu hỏi Ai làm gì về:
a, Giờ lao động: Dưới sân, các bạn đang lao động
b, Giờ học: Bạn Tuấn chăm chú nghe giảng
c, Giờ vui chơi: Các bạn đang chơi trò trốn tìm
III, Củng cố: Học sinh biết đặt câu kể Ai làm gì?
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kỳ I
I, Mục tiêu: củng cố lại kiến thức về từ loại, từ ghép, từ láy. Học sinh vận dụng vào làm bài tập
II, Nội dung:
1, Cho đoạn văn:
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôI mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằn, mỗi khi cảm thấy oán giận hay không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người không ưa hay ghét giận rồi cho vào túi.
a, Danh từ: buổi học, thầy giáo, túi nhựa, khoai tây, mọi người
b, Động từ: mang, giải thích, cảm thấy, oán hận, tha thứ, hứa, viết, ưa
c, Tính từ: nhiều, to, chậm rãI, căng, nặng, đầy, nhỏ
2, Đặt câu với mỗi câu kể Ai làm gì?
III, Củng cố: Học sinh vận dụng vào làm bài
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững trong câu kể Ai làm gì?
II, Nội dung:
1, Cho đoạn văn:
Quốc Toản ngồi trên mình con ngựa trắng phau. Cậu mặc áo phào đỏ mang tên cung, đeo thanh gươm báu. Theo sau cậu là người hứng già và sáu trăm dũng sĩ, nón nhọn, giáo dài.
a, Đoạn văn có mấy câu: Câu kể Ai làm gì là câu số
b, Ghi lại câu kể Ai làm gì? Gạch chân chủ ngữ, vị ngữ
2, Đặt câu vứi các từ sau để thành câu kể Ai làm gì?
- Những đứa bé
- Em bé
- mặt trời
- Mẹ em
3, Viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì? tả chiếc bàn học của em
III, Củng cố: Học sinh làm bài
Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể Ai làm gì?
I, Mục tiêu:Nắm vững câu Ai làm gì? Viết vận dụng vào đặt câu Ai làm gì và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Ghi lại câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn r ... ng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể Ai thế nào?
I, Mục tiêu: Học sinh biết câu kể Ai thế nào? biết vận dụng để đặt câu và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Cho đoạn văn:
Từ sa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
a, Đoạn văn có 4 câu
b, Câu kể Ai thế nào? là câu số 1, 4
c, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào?
 Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ
	CN	VN
 Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
 CN	VN
2, Thêm bộ phận vị ngữ vào sau các dòng sau để tạo thành câu kể Ai thế nào?
 - Cây phượng ở trường em rất xanh tươi
- Con mèo nhà em béo tròn
- Chiếc bút của em mới tinh
3, Viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của em trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
III, Củng cố: Học sinh nắm vững và vận dụng vào bài tập
22 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững câu kể Ai thế nào vận dụng vào làm bài tập
II, Nội dung:
1, Cho đoạn văn:
Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt đẹt(1). Bỗu trời dần tươi sáng (2) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng (3) hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt (4)
a, Đoạn văn cócâu
b, Gạch chân CN, VN trong các câu trên
c. Các câu trên thuộc kiểu câu gì?
d, Đặt câu hỏi, tìm vị ngữ trong các câu đó
2, Viết đoạn văn ngắn có sử sụng câu kể Ai thế nào?
III, Củng cố: Học sinh nắm vững kiểu câu Ai thế nào
23	Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
 I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững câu kể Ai thế nào?
Vận dụng vào đặt câu và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Đặt 3 câu kể Ai làm gì? kể hoạt động của em trong giờ học
2, Đặt 3 câu kể Ai thế nào? nói về cây phượng ở sân trường em
3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu kể Ai làm gì và Ai thế nào để tả cái bàn của cô giáo
4, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng Ai làm gì và Ai thế nào để tả một cây mà em yêu thích
III, Củng cố: Học sinh vận dụng làm bài tập
24 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể Ai là gì?
I, Mục tiêu: Học sinh vận dụng câu kể Ai là gì để viết đoạn văn ngắn và đặt câu
II, Nội dung
1, Gạch chân CN, VN trong các câu sau và đặt câu hỏi, tìm vị ngữ trong các câu đó
 - Bạn gái ngồi ở bàn đầu tiên tên là Mai Anh
 - Bạn ấy là người hát rất hay
 - Cây hoa có nhiều gai đó là hoa hồng
 - Hoa hồng là chúa của các loài hoa
2, Trong các câu trên câu nào là:
a, Dùng để giới thiệu: 1, 3
b, Dùng để nhận định: 2, 4
3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 3 câu kể Ai là gì để giới thiệu một bạn lớp em
III, Củng cố: Học sinh biết kiểu câu Ai là gì?
25 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập CN, VN trong câu kể Ai là gì?
I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững kiểu câu Ai là gì? Vận dụng vào đặt câu và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì?
a, Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
b, Anh nói thế là không đúng
c, Bác Hồ là niềm tin tha thiết nhất trong làng dân và trong trái tim nhân loại( Ai là gì)
*Gạch chân bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì
2, Điền CN vào bộ phận VN sau để thành câu:
Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên cao nguyên
Thành Phố Hồ chí Minh là thành phố mang tên Bác
Hải Phòng là thành phố hoa phượng đỏ
3, Câu nào thuộc câu Ai là gì? Gạch chân CN các câu đó
a, Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làn quê Việt Nam ( Ai là gì )
b, Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi (Ai là gì)
c, Bà lão phàn nàn là quát ế, chiều nay cả nhà bà sẽ nhịn cơm
d, Vương Việt Thi là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa
4, Điền vị ngữ để thành câu Ai là gì
a, Bác Hồ là người cha vĩ đại của dân tộc ta]
b, Cây tre là một cây không thể thiếu ở Việt Nam 
c, Hoa hướng dương là loài hoa đẹp nhất
d, Quê hương là con đò nhỏ
III, Củng cố: Học sinh vận dụng làm bài
26 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể Ai là gì
I, Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để đặt câu và viết đoạn văn ngắn
II, Nội dung:
1, Khoanh vào chữ cái trước câu đã được phân cách đúng bộ phận CN, VN
a, ở câu lạc bộ, Hoa và các bạn/ trong lớp là những người chăm chỉ đọc sách
b, ở câu lạc bộ,Hoa/ và các bạn trong lớp là những người chăm chỉ đọc sách
c, ở câu lạc bộ, Hoa và các bạn trong lớp/ là những người chăm chỉ đọc sách
2, Cụm từ nào dưới đây điền vào chỗ chấm sẽ tạo thành câu kiểu Ai là gì?, khoanh tròn. Em hãy điền vào thành câu
* Nha Trang
a, Là bãI biển rất nổi tiếng và thơ mộng
b, là thành phố nổi tiếng của Việt Nam
c, được nhiều người xem là thành phố biển thơ mộng nhất của nước ta
3, Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu để giới thiệu một bạn mới về các bạn trong lớp. Trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì và kiểu câu Ai thế nao?
III,Củng cố: Học sinh vận dụng làm bài
27 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập câu khiến
I, Mục tiêu: Học sinh vận dụng câu khiến để đặt câu và viết đoạn văn
II, Nội dung:
1, Những câu nào sau đây là câu khiến (*)
a, Con vào buồng lấy áo ra đây để mẹ mặc áo cho em
b, Ôi con tôI mới dại dột làm sao
c, Đã đến lúc tôi phải về nhà rồi
d, Nào bác cháu ta lên đường (*)
2, Đặt câu khiến với nội dung
a, Nhờ bạn mở cửa sổ hộ mình
b, Để bạn cho mình mượn quyển truyện
c, Có hãy ( hoặc đừng, chớ)
d, Có đI ( hoặc nào)
e, Có xin( hoặc mong)
III, Củng cố: Học sinh hiểu được câu khiến
28 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Ôn tập giữa kỳ II
I, Mục tiêu: Học sinh nắm vững câu kể, câu khiến, kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
II, Nội dung:
1, Viết đoạn văn ngắn tả tả một luống rau mà em yêu thích
2, Viết đoạn văn ngắn tả cây hoa mà em thích
III, Củng cố: Học sinh làm bài
 29 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập Du lịch thám hiểm
I, Mục tiêu: Học sinh nắm được các từ ngữ du lịch thám hiểm. Vận dụng vào viết đoạn văn ngắn và đặt câu
II, Nội dung:
1, a, Tìm từ ngữ thuộc loại từ danh từ, động từ, tính từ nói về du lịc thám hiểm. Mỗi loại 4 từ
 b, Đặt mỗi loại từ 1 câu
2, Viết đoạn văn ngắn tả chuyến tham quan du lịch của trường em
III, Củng cố: Học sinh viết bài
	 30 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập vốn từ Du lịch thám hiểm
I, Mục tiêu: Học sinh vận dụng vốn tờ du lịch thám hiểm để đặt câu và viết đoạn văn
II, Nội dung:
1, Tìm từ có tiếng “ thám” ghi vào chỗ cho phù hợp với nghĩa được nêu
a, Thăm dò bầu trời (thám không)
b. Gián điệp tìm kiếm và truyền tin ( thám báo)
c, thăm dò, khảo sát những nơI xa lạ có nhiều khó khăn nguy hiểm ( thám hiểm)
d, Dò xét, nghe ngóng tình hình( thám thính)
2, Tìm 5 địa danh ở nước ta thu hút khách du lịch đến tham quan ( Sầm Sơn, Đồ Sơn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc)
3, Viết đoạn văn ngắn kể chuyến đI du lịch của gia đình em tổ chức
III, Củng cố: Học sinh làm bài
31 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
I, Mục tiêu: Củng cố học sinh biết nhận diện các câu có trạng ngữ, biết đặt câu
II, Nọi dung:
1, Đặt câu có trạng ngữ ở vị trí khác nhau trong câu rồi điền vào chỗ trống
a, Trạng ngữ đứng đầu câu: Sáng nay em dậy rất sớm
b, Trạng ngữ đứng giữa câu: Em, sáng nay dậy rất sớm
c, TN đứng cuối câu: Em dậy rất sớm, sáng nay
2, Thêm trạng ngữ
a, Sáng hôm sau, tôI trèo lên ngọn hoa cỏ xước ngắm địa thể xung quanh
b, Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươI như bông hoa râm bụt đang cố kiễng chân, đưa tay lên vẫy
c, Lúc còn bé, chú đã biết làm đồ chơi
III, Củng cố: Học sinh biết vận dụng
32 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I, Mục tiêu: Học sinh nắm được trạng ngữ chỉ thời gian đứng ở trong câu. Học sinh vận dụng để đặt câu và viết đoạn văn
II, Nội dung: 
1, Những câu nào có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian:
a, Khi cánh đồng chỉ còn trơ những gốc dạ, bác Lê lo sợ không còn ai mướn mình làm việc.
b, Trong bóng nước loáng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng
c, Đến khi ngoài phố lác đác lên đèn, tôI mới đứng dậy bước ra cổng.
d, Khi bà tôI mỉm cười, hai con ngươI đen sẫm nở ra, long lanh dịu hiền khó tả
2, Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào cuối câu:
- Ngày 19/8/1945 cách mạng Tháng Tám thành công
- Lúc 7 giờ sáng nay, em đI tham quan
- Sáng nay, trường em có giờ chào cờ
- Lúc 7 giờ 30 phút, lớp em có giờ Mỹ thuật
3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 3 trạng ngữ chỉ thời gian nói về giờ hát
III, Củng cố: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài
33 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
Luyện tập thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
I, Mục tiêu: Củng cố cho học sinh bộ phận phụ trong câu giữ chức vj trạng ngữ chỉ nguyên nhân vận dụng đặt câu và viết đoạn văn
II, Nội dung:
1, Những cậu nào có thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân 
a, Vì đI làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều(*)
b, Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh trên thế giới, Đác-Uyn vẫn không ngừng học
c, Nhờ trận mưa đêm qua, vạn vật bây giờ đã rạng rỡ và tươi sáng hẳn lên
2, Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân vào các câu sau:
- Nhờ chăm chỉ, bạn Hiệp có nhiều tiến bộ trong học tập
- Vì trời mưa to, chúng tôI phảI hoãn việc tham quan
- Nhờ chiếc thuyền con, Cuội đã cứu sống được nhiều người
3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ chỉ nguyên nhân kể về bạn học sinh giỏi lớp em
III, Học sinh vận dụng làm bài
34 Hướng dẫn: Luyện từ và câu
I, Nội dung: Ôn tập cho học sinh loại từ đã học nói về vốn từ lạc quan yêu đời
II, Nội dung:
1, a, Tìm 5 từ ghép tổng hợp có tiêng “ vui”: vui tươi, tươi vui, vui chơi, vui khỏe, vui mừng
 b, Tìm 4 từ ghép phân loại só tiếng vui: vui mắt, vui tai, vui tay, vui chân
 c, Tìm 3 từ láy có tiếng vui: vui vui, vui vẻ, vui vầy 
2, Những câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ phương tiện
a, Bằng tài năng của mình, các nghệ sĩ đã chinh phụ được khán giả
b, Để dựng trại, lớp tôI đã chọn một khoảng đất bằng phẳng
c, Bằng một giọng trầm và ấm, con bìm bịp báo hiệu mùa xuân
3, Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu:
Bằng một sự quan sát tinh tế, Trần Đăng Khoa đã viết nên những bài thơ về cảnh vật thiên nhiên rất sinh động
Bằng một giọng đầy tức giận, Trần Bình Trọng đã thét lên: “ Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vua đất Bắc”
III, Củng cố: Học sinh vận dụng vào viết đoạn văn ngắn

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet buoi 2 lop 4.doc