Giáo án Khối 4 - Tuần 15, Thứ 3

Giáo án Khối 4 - Tuần 15, Thứ 3

I. Mục tiêu:

 - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi(BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).

 - HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy- học:

 - Tờ giấy khổ to viết tên các đồ chơi, trò chơi (lời giải BT2)

 - Ba tờ phiếu viết y/c của BT 3,4

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15, Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba:Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI 
I. Mục tiêu:
 - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi(BT1, BT2); phân biệt được những đồø chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tờ giấy khổ to viết tên các đồ chơi, trò chơi (lời giải BT2)
 - Ba tờ phiếu viết y/c của BT 3,4
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Gọi hs lên bảng trả lời và thực hiện 
- Ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện điều gì?
- Cho ví dụ có thể dùng câu hỏi để tỏ thái độ khen,chê/khẳng định, phủ định/ thể hiện yêu cầu, mong muốn. 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ HD hs làm bài tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/C HS quan sát tranh trong SGK nói đúng, nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh.
- Gọi 1 hs làm mẫu 
- Gọi hs lên bảng thực hiện 
+ Tranh 1: đồ chơi : diều; trò chơi: thả diều 
+ Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao. Trò chơi: múa sư tử - rước đèn
+ Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp 
 Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột, xếp hình nhà cửa, thổ cơm 
- GV nhận xét- KL
Bài tập 2: Gọi hs nêu y/c
- Y/C HS tìm thêm các trò chơi, đồ chơi khác trong nhóm 6 
- Gọi các nhóm nêu tên đồ chơi, trò chơi nhóm mình tìm được 
- Gọi 2 nhóm lên dán phiếu
- GV nhận xét, tuyên dương 
Bài tập 3:
- Gọi hs đọc y/c
-Y/c hs thảo luận nhóm 3, 
- Gọi hs phát biểu
Bài tập 4: Gọi hs nêu y/c
- Các em hãy suy nghĩ tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi. 
- Gọi hs lần lượt phát biểu
- Hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi? 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV chốt lại bài học
- Chuẩn bị bài sau: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi 
- hs lên bảng thực hiện y/c
- 2 hs lên bảng cho ví dụ 
- Lắng nghe 
- 1 hs nêu y/c
- Quan sát tranh
- Hs lần lượt lên bảng nêu tên đồ chơi, trò chơi
+ Tranh 4: đồ chơi: màn hình, bộ xếp hình
 Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình
+ Tranh 5: đồ chơi: dây thừng; trò chơi: kéo co
+ Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê. 
- 1 hs nêu y/c
- Hoạt động trong nhóm 3
- Lần lượt nêu
- Dán bảng nhóm trình bày
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm 3
- HS phát biể
- 1 hs nêu y/c
- Suy nghĩ, tìm từ
- say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa,...
. Em rất say mê bóng đá
. Em rất ham thích thả diều.
. Em Lan nhà em rất thích đu quay.
Tiết 2: Thể dục
Tiết 3: TỐN
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu:
 - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư ).
 - BTCL: Bài 1, Bài2
 - HS có ý thức học toán tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Kẻ sẵn bảng phụ BT1 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Chia hai số có tận cùng bằng chữ số 0
- Gọi HS lên bảng thực hiện 
- Nêu cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
- Gọi HS làm BT3(b) sgk/ 80
Nhận xét, cho điểm 
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Trường hợp chia hết
- Ghi bảng: 672 : 21 = ? 
- HD hs đặt tính và tính
- Cách khác: HD các em tập ước lượng thương bàng cách: 67 : 21 được 3, có thể lấy 6 : 2 được 3
 42 : 21 được 2; có thể lấy 4 : 2 được 2 
b/ Trường hợp chia có dư
- Ghi bảng: 779 : 18 
- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện, vừa nói vừa viết như trên 
- Em có nhận xét gì về số dư với SC? 
- KL: Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia
- HD hs ước lượng thương bằng cách khác:
 * 77 : 18 = ? Ta làm tròn như sau: 80 : 20 = 4 
 * 72 : 23 = ? Ta làm tròn 70 : 20 = 3 dư 10 
- Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất, VD các số 75,76,87,89 có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm lên đến số tròn chục 80, 90. Các số 41, 42, 53, 64 có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống thành 40, 50, 60...
- Muốn chia cho số có hai chữ số ta làm sao? 
c/ Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc y/c bài tập
 - Y/C HS làm bài BL, cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét- KL
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs thảo luận nhóm đôi thực hiện tóm tắt và giải bài toán
- Gọi 2 em lên bảng thực hiện 
 15 phòng : 240 bộ
 1 phòng: ..... bộ? 
- GV nhận xét- KL
Bài 3*: HSKG
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn lên thực hiện 
- Hỏi cách tìm thừa số, số chia. 
- GV nhận xét- KL
3. Củng cố, dặn dò: 
- Trong phép chia có dư ta chú ý điều gì? 
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Chia cho số có hai chữ số (tt)
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện 
 1200 : 80 = 15 ; 45000 : 90 = 500
- 1HS lên bảng thực hiện
- Lắng nghe 
- HS lắng nghe
 672 21
 63 32
 42
 42
 0
 779 18 
 72 43
 59 
 54 
 5 
- Số dư nhỏ hơn số chia 
- Theo dõi 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Ta đặt tính, sau đó thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải 
- 4 HS thực hiện BL, cả lớp làm vào vở.
1a) 288 : 24 = 12 ; 740 : 45 = 16 dư 20 
 b) 469 : 67 = 7 ; 397 : 56 = 7 dư 5 
- 1 hs đọc đề bài
- Thảo luận nhóm đôi
- HS1 tóm tắt, HS 2 giải bài toán 
 Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là:
 240 : 15 = 16 (bộ)
 Đáp số: 16 bộ 
- 6 hs lên thực hiện 
a) X x 34 = 714 846 : x = 18
 x = 714 : 34 x = 846 : 18
 x = 21 x = 47 
- Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia 
HSTB
HSTB
HSK
Tiết 4: KHOA HỌC 
 LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I. Mục tiêu:
 - Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Chuẩn bị theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, bình thuỷ tinh, chai không, một viên gạch
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Tiết kiệm nước
Gọi hs lên bảng trả lời
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? 
+ Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm nước? 
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
- Gọi 2 hs cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang hàng lang của lớp, khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buột chặt miệng túi lại. 
- Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? 
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì? 
- GV KL
b/ Hoạt động 2: TN chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
- Gọi hs đọc mục thực hành SGK/62
- Y/c hs làm thí nghiệm theo nhóm 6
- Đi đến các nhóm giúp đỡ: Các em thảo luận và đưa ra giả thiết là “xung quanh ta có không khí", sau đó làm 2 thí nghiệm như SGK và rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên 
- Ghi nhanh các kết luận lên bảng 
- Cả 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì? 
Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 
c/ Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? 
- Các em tiếp tục thảo luận nhóm 3 tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. 
- Gọi các nhóm nêu ví dụ
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/63
-Về nhà chuẩn bị 3 quả bong bóng với những hình dạng khác nhau để học bài sau: Không khí có những tính chất gì?
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng trả lời
- Lắng nghe 
- 2 hs thực hiện 
- Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại, nó phồng lên
- Xung quanh ta có không khí
- 1 hs đọc to trước lớp
- Các nhóm lắng nghe, làm thí nghiệm 
- Đại diện các nhóm nêu kết luận
+ TN1: Khi dùng kim đâm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống. để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ. 
+ TN2: Khi mở nút chai ta thấy có bong bóng nổi lên mặt nước. KL: Không khí có ở trong chai rỗng. 
+ TN3: Nhúng cục đất xuống nước ta thấy nổi lên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong cục đất. KL: Không khí có trong khe hở của cục đất.
- Không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, cục đất. 
- Lắng nghe
- Là khí quyển 
- Chia nhóm tìm ví dụ
- Lần lượt các nhón nêu (mỗi nhóm 1 ví dụ)
-3 hs đọc to trước lớp 
- lắng nghe, thực hiện 
Tiết 5: KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC 
I. Mục tiêu:
 - Kể lại được câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Sách truyện đọc lớp 4
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Búp bê của ai?
- Gọi hs lên bảng kể lại truyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê. 
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
2.1/ HD kể chuyện- Tìm hiểu đề bài
- Gọi hs đọc y/c
- Dùng phấn màu gạch chân: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.
- Y/C HS quan sát tranh minh họa và nêu tên truyện. 
- Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em?
- Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? 
- Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em? 
- Y/C HS giới thiệu câu chuyện mình kể. 
b/ HS thực hành kể chuyệntrong nhĩm 
- Y/C HS kể phải có đầu, có cuối. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng
- Y/C HS kể nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c/ Thi kể trước lớp:
- Tổ chức thi kể trước lớp.
- Y/c cả lớp lắng nghe, theo dõi và cùng trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. 
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài sau: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của trẻ em hoặc của các bạn xung quanh.
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng nối tiếp nhau kể lại truyện 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- Theo dõi
- Quan sát tranh và nêu: Võ sĩ bọ ngựa - Tô Hoài; Chú Đất Nung - Nguyễn Kiên; Chú lính chì dũng cảm - An-đéc-xen
- Chú lính chì dũng cảm, Chú Đất Nung.
- Võ sĩ Bọ Ngựa.
- Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chim Sơn ca và bông cúc trắng, Vua lợn, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh. ...
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- Thực hành kể trong nhóm đôi 
- HS thi kể trước lớp
- Lắng nghe, trao đổi
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
HSTB
HSK,G

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_15_thu_3.doc