Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn)

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn)

Tiết 9:

ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết:

 - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên

 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.

2. Kĩ năng: - HS dựa vào thông tin ở SGK để tìm kiến thức.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Phiếu bài tập hoạt động 2.

 - HS

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Thứ hai ngày 18 tháng10 năm 2010
Chào cờ 
Toán
Tiết 41: 
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có đỉnh chung.
	2. Kĩ năng: - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
	3. thái độ: - HS ứng dụng những kiến thức đã học trong bài vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Ê-ke
	- HS: Ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV vẽ một số góc lên bảng cho HS dùng ê-ke để xác định các góc đó.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD
- Cho HS đọc tên hình và cho biết đó là hình gì? (hình chữ nhật ABCD; các đỉnh A; B; C; D của hình chữ nhật đều là góc vuông)
- Thực hiện thao tác kết hợp nêu: kéo dài 2 cạnh DC, BC ta được hai đường thẳng DC; BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Hai đường thẳng DC; BC có mấy góc vuông? (4 góc vuông). Có chung đỉnh nào? (Chung đỉnh C). - Cho HS kiểm tra lại
- Hướng dẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc rồi nhận xét. 
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét, bổ sung:
- Hai đường thẳng vuông góc ON và OM tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về hai đường thẳng vuông góc trong thực tế.
c) Thực hành:
Bài tập 1: Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
+ Hình a là hai đường thẳng vuông góc
+ Hình b là 2 đường thảng không vuông góc.
Bài 2: Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
- Cho HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt kết quả:
Cạnh BC và CD vuông góc với nhau
Cạnh CD và AD vuông góc với nhau
Cạnh AD và AB vuông góc với nhau
Cạnh AB và BC vuông góc với nhau
 + Có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau?
Bài 3: Dùng Ê-ke kiểm tra góc vuông rồi nêu tên chúng
- Cho 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đo các hình trong SGK 
- Gọi HS nêu kết quả
- Chốt câu trả lời đúng
a) Góc đỉnh A và góc đỉnh D là góc vuông
+ AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ CD và DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông
+ MN và NP là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ NP và PQ là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập 4 (trang 50).
- Hát
- 2 HS thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát
- Trả lời
- Theo dõi, lắng nghe
- Trả lời, kiểm tra lại
- Thực hiện theo hướng dẫn
- 1 HS lên bảng làm
- Theo dõi
- 1 số HS lấy ví dụ
- 1 HS nêu 
- Làm bài 
- 1 số HS nêu kết quả
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ trên bảng
- Nêu kết quả
- Nhận xét, lắng nghe
- Trả lời
- 1 HS nêu yêu 
-Dùng ê-ke đo các hình trong
 SGK 
- Nêu kết quả
- Lắng nghe
Anh văn
Tập đọc
Tiết 17::
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Hiểu những từ ngữ mới trong bài
	- Hiểu nội dung ý nghĩa trong bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.
	2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm phân biệt lời Cương, lời mẹ Cương.
	3. Thái độ: - HS có ý thức giúp đỡ cha mẹ và biết quý trọng những ng ười lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc (SGK)
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn (2 đoạn)
- Cho HS đọc đoạn
 Sửa lỗi phát âm cho HS. Giải nghĩa từ (chú giải SGK). Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giọng đọc phù hợp
- Luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài 
- Đọc mẫu toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: 
+ Cương xin mẹ đi học nghề rèn để làm gì? (Cương thương mẹ vất vả, học nghề để kiếm sống giúp mẹ)
+ Cương đã nói với mẹ như thế nào? (nhờ mẹ xin thầy cho đi học nghề rèn)
+ Mẹ Cương lúc đầu có đồng ý không? (Mẹ Cương lúc đầu không đồng ý nhưng Cương đã cắt nghĩa cho mẹ hiểu)
- Giảng từ: + Ngỏ ý ( Bày tỏ tình cảm, ý nghĩ)
 + Cắt nghĩa ( Giải thích cho rõ nghĩa)
+ Nêu ý đoạn 1? (1. Cương ước mơ trở thành thợ rèn.) 
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? (Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ nói Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương không cho làm thợ rèn)
- Giảng từ: Dòng dõi quan sang( từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.)
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? (Cương nói với mẹ là nghề nào cũng quí trọng, ăn trộm ăn cắp, ăn bám mới đáng bị coi thường)
- Cho HS đọc thầm toàn bài. Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương. (Cương xưng hô với mẹ lễ phép kính trọng mẹ Cương xưng hô dịu dàng âu yếm. Cách xưng hô thể hiện tình cảm mẹ con rất thân ái)
+ Nêu ý đoạn 2? ( 2. Mẹ Cương không đồng ý, Cương tìm cách thuyết phục mẹ )
- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài
Ý chính: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống đỡ mẹ.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp
- Cho HS đọc lại toàn truyện
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS đọc nối tiếp 
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, chia đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn (2 - 3 lần)
- Theo dõi, lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
-2 HS đọc, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lớp đọc thầm, nêu nhận xét 
- Trả lời
- Nêu ý chính
-2 HS nhắc lại
- Nêu cách đọc
- Đọc theo cách phân vai
Lịch sử:
Tiết 9: 
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên
	- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
2. Kĩ năng: - HS dựa vào thông tin ở SGK để tìm kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu bài tập hoạt động 2.
	- HS 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi: 
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? (Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là người cương nghị, mưu cao và có chí lớn)
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? (Ông đã xây dựng lực lượng, dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn)
+ Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? (Ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình).
- Giải thích các từ: Đại Cồ Việt; Thái Bình
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước ta trước và sau khi được thống nhất.
- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, chốt lại đáp án:
 Thời gian 
Trước khi thống nhất 
Sau khi thống nhất 
Các mặt 
Đất nước
Bị chia thành 12 vùng
Đất nước qui về một mối
Triều đình
Lục đục
Được tổ chức lại qui củ
Đời sống của nhân dân
Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ; đổ máu vô ích
Ruộng đồng xanh tươi, người người ngược xuôi buôn bán
* Ghi nhớ: ( SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc mục bài học ở SGK
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Suy nghĩ. Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4, lập bảng so sánh.
- Làm bài vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét 
- Theo dõi, lắng nghe
- 2 HS đọc 
Đạo đức:
Tiết 6: 
TIẾT KIỆM THỜI GIAN
I. Mục tiªu:
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu: - Thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm.
	2. Kĩ năng: - Cách tiết kiệm thời giờ.
	3. Thái độ: - Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS: 3 tấm thẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào? 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút”
- Tổ chức cho HS kể chuyện “Một phút” ở SGK. 
- Nêu câu hỏi:
+ Mi-chi-ca có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? (Bao giờ cũng chậm hơn mọi người, khi mọi người giục thì em trả lời: “chỉ một phút nữa thôi”)
+ Chuyện gì sảy ra với Mi-chi-ca trong cuộc thi trượt tuyết? (Mi-chi-ca chỉ đạt giải nhì vì em chỉ chậm hơn Vích-to đúng một phút)
+ Sau chuyện đó Mi-chi-ca đã hiểu ra điều gì? (Mi-chi-ca hiểu một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng).
* Ghi nhớ: SGK 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài tập 1: (SGK)
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài rồi trình bày, trao đổi trước lớp
- Kết luận:
+ Ý (a); (c); (d) là tiết kiệm thời giờ
+ Ý (b); (đ); (e) là không tiết kiệm thời giờ
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2: (SGK)
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Kết luận:
+ Đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng đến kết quả thi.
+ Hành khách đến muộn nhỡ tàu, máy bay
+ Người bệnh cấp cứu chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng
* Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ
Bài tập 3: SGK
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Nêu từng ý kiến cho HS sử dụng các tấm thẻ để bày tỏ thái độ.
- Kết luận: 
+ Ý kiến (d): đúng
+ Các ý kiến (a); (b); (c): sai
* Hoạt động tiếp nối: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Kể dưới hình thức phân vai
- Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài cá nhân
- Một số em trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- Theo dõi, lắng nghe
- Các nhóm thảo luận về các tình huống: ...  nghe
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- HS đọc bài đã làm
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2010
Toán:
Tiết 45: 
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ được hình chữ nhật và hình vuông với độ dài của cạnh cho trước.
	2. Kĩ năng: - Vẽ được hình chữ nhật và hình vuông
	3. Thái độ: - Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Thước kẻ và ê-ke
	- HS: Thước kẻ và ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài tập 3 (SGK trang 54)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn HS thực hành vẽ hình chữ nhật:
* Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm; chiều rộng 2cm
- Nêu yêu cầu 
- Vẽ mẫu lên bảng kết hợp nêu cách vẽ (SGK trang 54)
- Cho HS thực hành vẽ vào vở
c, Hướng dẫn HS thực hành vẽ hình vuông:
* Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Vẽ mẫu lên bảng kết hợp hướng dẫn cách vẽ
- Yêu cầu học sinh vẽ lại
* Luyện tập:
Bài tập 1: (tr 54)
a) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm; chiều rộng 3cm
b) Tính chu vi hình đó
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS vẽ hình rồi tính chu vi hình chữ nhật ra nháp
- Cho HS làm bài, nhận xét 
* Đáp án:
 5 cm
 3cm
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(5 + 3) 2 = 16 (cm)
Bài tập 2: (tr 54)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài
- Cho HS đo 2 đường chéo của hình chữ nhật và chiều dài để so sánh
- Nhận xét, chữa bài:
- AC và BD là hai đường chéo của hình chữ nhật: 
AC = BD
Bài tập 1: (tr 55)
 a) vẽ hình vuông có cạnh 4cm 
 b) Tính chu vi hình vuông đó
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu cả lớp làm bài 
- Gọi HS lên chữa bài
- Nhận xét, chữa bài:
b) 
Chu vi hình vuông đó là:
4 4 = 16 (cm)
Diện tích hình vuông đó là:
4 4 = 16 (cm2)
Bài tập 2: (tr 55)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát mẫu ở SGK, vẽ lại cho đúng vào giấy ô li
- HS vẽ trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt lại
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị bài sau
- Dặn học sinh về ôn lại cách vẽ hình chữ nhật.
- Hát
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- Nghe yêu cầu bài toán
- Quan sát, lắng nghe
- Vẽ vào vở
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Vẽ hình, tính chu vi 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Lớp theo dõi, nhận xét 
- 1 HS nêu 
- Quan sát SGK, thực hành vẽ 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi, nhận xét. 
- Theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Vẽ vào vở
- HS thực hiện
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm bài ra nháp
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi
Tập làm văn:
Tiết 18: 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
	1.Kiến thức: Xác định được mục đích trong trao đổi, vai trong trao đổi.
	2.Kĩ năng: Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích
	- Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
	3. Thái độ: - Luôn có khả năng trao đổi với người khác đẻ đạt được mục đích.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Viết sẵn đề bài tập làm văn
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch “Yết Kiêu”
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài:
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh, chị để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Cả lớp đọc thầm để xác định trọng tâm đề
c) Xác định được mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có:
- Cho HS đọc các gợi ý (SGK trang 95)
- Hướng dẫn xác định đúng trọng tâm đề
- Đặt câu hỏi:
+ Nội dung trao đổi là gì? (Về nguyện vọng học thêm 1 môn năng khiếu)
+ Đối tượng trao đổi là ai? (Anh (chị) em của em)
+ Mục đích trao đổi là gì? (Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em để ủng hộ em thực hiện nguyện vọng).
+ Hình thức trao đổi là gì? (em và bạn: bạn đóng vai anh, chị của em)
- Cho HS đọc gợi ý 2 (SGK)
d) Tổ chức cho HS trao đổi
- Đến từng nhóm giúp đỡ
- Tổ chức cho học sinh trao đổi trước lớp
- Tuyên dương nhóm trao đổi tốt
4. Củng cố:	
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về viết ý kiến trao đổi vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS kể
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Đọc gợi ý 
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Trả lời
- Đọc thầm, hình dung câu trả lời giải đáp thắc mắc của anh (chị) có thể đặt ra
- Trao đổi theo nhóm 2
- Chọn bạn để trao đổi (có đổi vai)
- 3 nhóm trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét 
Anh văn
Mỹ thuật
Tiết 9: 
Bài 9: VẼ TRANG TRÍ
VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa lá đơn giản, nhận ra vẻ đẹp của họa tiết hoa lá trong trang trí.
Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.
Học sinh yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn bị một số hoa lá thật (đặc điểm và màu sắc khác nhau).
Một số ảnh chụp hoa lá đã được vẽ đơn giản: Một số bài vẽ trang trí của lớp trước.
- Học sinh: Sách giáo khoa, mỗi em một bông hoa và một chiếc lá.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra đồ dùng (1’): 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: 
- Giáo viên cho xem 1 bức tranh hoa vẽ đơn giản, đặt câu hỏi:
Chiếc váy này được trang trí bằng họa tiết nào?
Em có biết đó là bông hoa gì và lá gì không?
Giống thật không?
- Đó là hoa bướm và lá bưởi đã được lược bớt chi tiết để vẽ cho đẹp hơn trong trang trí.
- Vậy bài hôm nay chúng ta sẽ học bài vẽ đơn giản hoa lá.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày ra cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh quan sát trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Bằng họa tiết bông hoa và cái lá.
- Là hoa bướm, lá bưởi, hoa hồng
- Có giống.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát một vài loại hoa, lá thật mà giáo viên đã chuẩn bị đặt câu hỏi.
Em nhận xét gì về màu sắc và hình dáng của những loại hoa lá này?
- Cho học sinh quan sát đường diềm ở đường diềm này có được trang trí họa tiết hoa lá không.
Đó là hoa lá gì?
- Mở sách giáo khoa trang 23 hình 1 nhóm 1 xem 2 hoa 2 lá số 12; Nhóm 2 xem hoa lá số 3, 4.
Em hãy nêu tên gọi của hoa lá mà nhóm em được quan sát?
Em thấy có giống hoa lá thật không?
Hãy kể tên một vài loại hoa lá mà em biết?
- Hoa hồng, hoa cúc thường có những màu gì ?
Các loại lá này có giống nhau không?
- Vậy so sánh giữa hoa hồng thật và hoa hồng cách đơn giản em thấy thế nào?
Vậy theo em thế nào là đơn giản hoa lá?
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Đó là hoa cúc, hoa bướm, hoa hồng.
- Màu sắc và hình dáng các loại hoa khác nhau.
- Có.
- Học sinh quan sát
- Từng nhóm trả lời
- Có giống
- Học sinh kể
- Học sinh trả lời
- Không
- Vẫn giống hoa hồng
- Khi vẽ hoa, lá người ta thường lược bớt những chi tiết rườm rà nhưng vẫn giữ được đặc điểm, hình dáng chung của hoa, lá.
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa lá
- Theo em muốn vẽ đơn giản hoa lá chúng ta phải vẽ thế nào ?
- Vậy chúng ta cùng chú ý lên đây, cô giáo hướng dẫn vẽ hình hoa lá mẫu.
- Giáo viên vẽ hoa cúc.
- Giáo viên vẽ lá khoai.
Vậy theo em, muốn vẽ đơn giản 1 bông hoa hoặc 1 chiếc lá ta phải làm thế nào?
- Giáo viên treo tranh các bước vẽ đơn giản yêu cầu học sinh lên sắp xếp lại cho đúng.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Trước khi học sinh làm bài, giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ đơn giản để học sinh quan sát.
- Giáo viên cất mẫu, yêu cầu học sinh tự chọn một bông hoa hoặc 1 cái lá dùng làm mẫu để vẽ đơn giản.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh quan sát mẫu
- Học sinh nhìn mẫu hoa, lá để vẽ vẽ hình dáng chung, cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm của hoa lá với các chi tiết cần được vẽ hoặc lược bỏ, vẽ cho rõ đặc điểm.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn những bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo lên bảng để xem đã rõ hình chưa.
- Màu sắc thế nào
- Yêu cầu học sinh xếp loại bài
- Học sinh quan sát và nhận xét bài của bạn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Qua đó tự đánh giá bài của mình.
Kỹ thuật:
Tiết 9: 
KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 2)
I. Mục ti êu:
1. Kiến thức: - Biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
	- Thực hành khâu được các mũi khâu đột thưa theo vạch dấu
	2. Kĩ năng: - Khâu được các mẫu khâu đột thưa theo đường vạch dấu
3. Thái độ: - Học sinh yêu thích khâu vá.
	- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Mẫu khâu đột thưa, vải kim chỉ
	- HS: Vải, kim, chỉ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 3: Học sinh thực hành khâu đột thưa
- Yêu cầu nhắc lại các bước khâu đột thưa.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Cho HS thực hành khâu đột thưa.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS trình bày sản phẩm
- Nêu tiêu chí đánh giá
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về thực hành.
- Hát
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại
Nhận xét.
- HS thực hành cá nhân
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN
I) Nhận xét ưu, nhược điểm trong tuần
 * Ưu điểm:
	- Vệ sinh: Sạch sẽ trong lớp học và khu vực được phân công 
	- Nền nếp: Chấp hành tương đối tốt mọi nền nếp do liên đội và nhà trường 
qui định
	- Học tập: Đa số có ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến 
lớp, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 * Nhược điểm: 
	- Còn có nhóm vệ sinh khu vực phân công chậm.
	- Một số em viết xấu, chưa chăm học
II) Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm; khắc phục nhược điểm
 - Đẩy mạnh phong trào học tập và các hoạt động khác để lập thành tích kỉ niệm 
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 9(4).doc