I. Mục tiêu :
A. Tập đọc :
1- Đọc đúng , rành mạnh , biết nghỉ hơi, hợp lý sau các dấu chấm dấu phẩy , giữ các cụm từ .
- Bước đầu phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( cậu bé, vua ) .
2. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh tài trí của em bé)
B. Kể chuyện : Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
* Tăng cường tiếng việt cho h/s phần tìm hiểu bài, kể chuyện.
II. Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK .
- Bảng viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
Tuần 1 Ngày soạn:/./.. Ngày giảng:./../ Tiết 1 : chào cờ ________________________________________ Tiết 2 + 3 Tập đọc – kể chuyện : Cậu bé thông minh I. Mục tiêu : A. Tập đọc : 1- Đọc đúng , rành mạnh , biết nghỉ hơi, hợp lý sau các dấu chấm dấu phẩy , giữ các cụm từ . - Bước đầu phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( cậu bé, vua ) . 2. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài . - Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh tài trí của em bé) B. Kể chuyện : Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. * Tăng cường tiếng việt cho h/s phần tìm hiểu bài, kể chuyện. II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK . - Bảng viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . III. Các hoạt động dạy học : HĐGV HĐHS 1 ổn định tổ chức: - Hát 2. KTBC: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS . 3. Bài mới : A/ Tập đọc - GV giới thiệu và ghi đầu bài - HS nghe 2. Luyện đọc : - HS mở SGK lắng nghe a. GV đọc toàn bài : - HS nghe - GV hd cách đọc b. GV hd luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : - HS chú ý nghe + Đọc nối tiếp từng câu -Lần lượt Hs đọc nối tiếp câu + Đọc đoạn trước lớp - Lần lượt Hs đọc - GV hd đọc đoạn khó trên bảng phụ - HS nghe - 1 HS đọc đoạn khó trên bảng phụ - Gv nghe – bổ sung - HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ - Gv đặt câu hỏi - Hs nghe và trả lời ? Tìm từ gần nghĩa với từ trọng thưởng (khen thưởng) ? Em hiểu thế nào là từ hạ lệnh ?( Đưa lệnh xuống) - Gv chia nhóm cho Hs đọc trong nhóm - HS đọc theo nhóm 2 - Gv nghge và sửa sai * 3. Tìm hiểu bài: - GV đặt câu hỏi gọi H/s TL - HS đọc thầm đoạn 1 ? NHà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? (Lệnh cho mỗi người trong làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng) - Hs suy nghĩ và trả lời ? Vì saodân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? (Vì gà trống không đẻ trứng được) - HS trả lời ? Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? ( Cậu nói chuyện bố đẻ em bé ..) - HS trả lời - Gọi Hs đọc đoạn 2 - 1 HS đọc đoạn 2 ? Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ? (sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc.) - HS thảo luận nhóm - HS trả lời ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?( Vì việc đó không làm được) - HS trả lời * HS đọc thầm cả bài - HS đọc ? Câu chuyện này nói lên điều gì ? (Ca ngợi trí thông minh của cậu bé) - HS trả lời - Nghe Hs TL – củng cố bổ sung sút ra * Y nghĩa: (Ca ngợi trí thông minh và táI trí của cậu bé) - HS trả lời - Vài Hs đọc ý nghĩa 4. Luyện đọc lại : -Cho hs đọc lại bài - 3,4 em đọc - Nghe sửa sai B/ Kể chuyện : a. GV treo tranh lên bảng : - HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn trê bảng - HS nhẩm kể chuyện b. GV gọi HS kể tiếp nối : - HS kể tiếp nối đoạn - Tranh 1: Quân lính đang làm gì? - Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ? ( Lo sợ) - Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? ( Cậu bé khóc ầm ĩ và bảo : bố cậu mới đẻ em bé , ..... bố đuổi đi .) - Thái độ của vua ra sao ? (giận dữ quát vì cho cậu bé láo) - Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giải điều gì?( Về tâu với vua chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để sẻ thịt chim) - Thái độ của vua thay đổi ra sao ? (Vua biết đã tìm được người tài , nên trọng thưởng cho cậu bé , gửi cậu vào trường để rèn luyện ). - Gvuyêu cầu Hs sau mỗi lần kể lớp nhận xét về nội dung , diễn đạt, cách dùng từ - Hs nghe và nhận xét 4. Củng cố dặn dò : TRong truyện em thích nhất nhân vật nào ? vì sao ? - HS nêu - Nêu ý nghĩa của truyện - 1, 2 em - Nhận xét tiết học - Dặn dò giờ sau học ___________________________________ Tiết 4 Toán : Đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số I. Mục tiêu : - Giúp HS : Ôn tập củng cố cách đọc, viết , so sánh các số có ba chữ số . - Hs biết vận dụng vào làm tốt các bài tập II Đồ dùng: SGK. Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: HĐGV HĐHS 1 ổn định tổ chức. – Hát 2 KTBC - GV kiểm tra sách vở - đồ dùng sách vở của HS. 3. Bài mới : a, GTB – ghi đầu bài lên bảng - Hs nghe b, Hướng dẫn Hs làm các bài tập * Bài tập 1: Viết (theo mẫu) - HS đọc yêu cầu BT mẫu - 2 HS lên bảng - GvYêu cầu HS đọc và viết đúng số có ba chữ số . * Bài tập 2 : Yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào các ô trống - GV dán 2 băng giấy lên bảng 310 311 312 313 314 315 - Lớp làm vào vở - Nhận xét bài làm của bạn - HS nêu yêu cầu BT - HS thi tếp sức (theo nhóm ) - GV theo dõi HS làm bài tập ? Em có nhận xét gì về các số ở băng giấy 1? ? Em có nhận xét gì về các số ở băng giấy thứ 2? *. Bài tập 3: Yêu cầu HS biết cách so sánh các số có ba chữ số 303 <330 ; 30 + 100 < 131 199 < 200 ; 410- 10 < 400 + 1 615 > 516 243 = 200 + 40 +3 - HS làm bảng con - Nêu miệng - GV nhận xét , sửa sai cho HS . * Bài 4: Yêu cầu HS biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho - HS nêu yêu cầu bài tập - HS so sánh miệng 375 ; 241; 573 ; 241 ; 735 ; 142 + Số lớn nhất : 735 + Số bé nhất : 142 - GV nhận xét, sửa sai cho HS *. Bài tập 5: Yêu cầu HS viết các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại - HS nêu yêu cầu BT - HS thảo luận nhóm a, 162 ; 241 ; 425 ; 519; 537 - Đại diện nhóm trình bày b, 537 ; 519 ; 425 ; 241 ; 162 - Lớp nhận xét - GV nhận xét sửa sai cho HS 4 Củng cố dặn dò : - Nêu lại nội dung bài học - HS nêu - Nhận xét tiết học - Về nhà chuẩn bị cho tiết học sau . ___________________________________ Tiết 5: Đạo đức : Kính yêu Bác Hồ ( Tiết 1) I. Mục tiêu : 1. HS biết : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lacó tình lớn đối với đất nước, với dân tộc . - Tình cảm giữa thiếu niên với Bác Hồ . - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ . 2. HS hiểu : Ghi nhớ và làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng . 3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ . * Tăng cường tiếng việt cho học sinh HĐ2 II Đồ dùng: - Tranh ảnh III. Các hoạt động dạy học : HĐGV HĐHS 1 ổn định tổ chức: - Hát 2 KTBC: 3 Bài mới: * Khởi động : - GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên , nhi đồng - HS hát tập thể + Hãy nêu tên bài hát ? - HS nêu - Vậy Bác Hồ là ai ? Tại sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài đạo đức hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó - HS nghe 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Hs thảo luận nhóm a. Mục tiêu : - HS biết được : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, công lao to lớn đối với đất nước , với dân tộc - Tình cảm giữa thiêu nhi với Bác Hồ . b. Cách tiến hành : - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu nhiệm vụ cho từng nhóm - Nhóm 1: quan sát ảnh 1,2 - Nhóm 2: quan sát ảnh 3,4,5 - Các nhóm quan sát và thảo luận tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét - Thảo luận lớp : Em còn biết thêm gì về Bác Hồ + Quê Bác ở đâu ? + Bác còn có những tên gọi nào khác ? - HS nêu + Tình cảm giữa Bác và các cháu thiếu nhi như thế nào ? + Bác đã có công lao như thế nào với nhân dân ta , đất nước ta ? c. Kết luận : 2. Hoạt động 2: Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác . - GV kể chuyện - HS chú ý nghe - Thảo luận + Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ? - HS nêu + Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ? - Lớp nhận xét bổ xung c. Kết luận : - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quúi các cháu , quan tâm đến các cháu thiếu nhi . - Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện năm điều Bác Hồ dạy . 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng . - Học sinh đọc năm điều Bác Hồ dạy - GV ghi lên bảng 5 điều Bác Hồ dạy + Tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng . - HS thảo luận nhóm - GV chốt lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng - Đại diện nhóm trình bày - Hướng dẫn thực hành : + Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy . + Sưu tầm các bài thơ , bài hát, tranh, ảnh về Bác Hồ . + Sưu tầm cáca tấm gương cháu ngoan Bác Hồ . 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống nội dung bài -Nhận xét giờ học – Liên hệ thực tế - Về nhà ôn bài – chuẩn bị bài sau Ngày soạn..//. . Ngày giảng ././.. Tiết 1: Tập đọc : Hai bàn tay của em I. Mục tiêu : 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ : Nằm ngủ, canh lòng ....các từ mới : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ . - Biết nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các kkổ thơ. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : - Nắm được nhĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài đọc . - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ ( Hai bàn tay đẹp, rất có và đáng yêu ) 3. Học thuộc lòng bài thơ. * Tăng cường tiếng việt cho học sinh tìm hiểu bài II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc . - Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn . III. Các hoạt động dạy học : HĐGV HĐHS 1 ổn định tổ chức - Hát 2. KTBC: - GV gọi HS đọc bài “ cậu bé thông minh” – 1 em đọc và trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn. - Nhận xét – ghi điểm 3. Bài mới : 1. Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Luyện đọc : a. GV đọc bài thơ - HS chú ý nghe b. HD HS luyện đọc kết hợp giả nghĩa từ : - HS nối tiếp nối mỗi em 2 dòng - Gv nghe – bổ sung - Đọc từng khổ thơ trước lớp - HS nối tiếp 5 khổ thơ - 1 HS đọc chú giải ? Tìm từ gần nghĩa với từ siêng năng ? - HS trả lời ? Đặt câu với từ thủ thỉ ? - Đọc từng khổ thơ trong nhóm - HS đọc theo cặp - GV theo dõi HD HS đọc đúng - Cả lớp dsdọc đồng thanh cả bài 3. Tìm hiểu bài : * HS đọc thầm khổ thơ 1 ? Hai bàn tay bé được so sánh với gì ? (với những nụ hồng, những ngón tay xinh) - Hs trảlời -> GV : Hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp ? Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? ( Buổi tối : hai hoa ngủ cùng bé + Buổi sáng : tay giúp bé đánh giăng ... - Hs trảlời + Khi bé học ...bàn tay như với bạn) ? Em thích nhất khổ thơ nào ? vì sao? -> HS phát biểu những suy nghĩ của mình 4. Học thuộc lòng : - GV treo bảng phụ đã viết sẵn hai khổ thơ - GV xoá dần các từ , cụm từ chỉ để lại tiếng đầu dòng ( các khổ thơ còn lại tương tự) - HS đọc đồng thanh - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ - Thi đọc tiếp sức theo tổ - Gv cho học sinh thi đọc - Thi đọc - Gv nghe – u ... ài tập - GV yêu cầu HS - HS nêu cách làm bài đúng, nhanh - Nghe và đưa ra kq - Lớp quan sát – nhận xét a. Mắt hiền sáng tựa vì sao - Lớp làm bài vào vở. b. Hoa xao xuyến nở như mây từng c. Trời là cái tủ ướp lạnh, trời là cái bếp lò nung d. Dòng sông là 1 đường trăng lung linh b. Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu BT - GV: Yêu cầu 4 HS lên bảng dùng bút - lớp đọc thầm , màu gạch dưới những từ chỉ sự so sánh 1 HS nêu cách làm trong câu văn, thơ. - Nghe và đưa ra kq => Lời giải đúng: Tựa – như – là - là - là - GV nhận xét – ghi điểm. - 2 HS lên bảng làm – lớp làm vào vở. - Lớp nhận xét bài trên bảng c. Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu BT - 1HS nêu cách làm bài - 1HS lên bảng làm bài - GV yêu cầu HS + lớp làm vào vở - GV nhận xét ghi điểm . 4. Củng cố dặn dò: - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Chính tả ( tập chép) Chị em I. Mục tiêu: - Chép bài đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ học hát “chị em” (56 chữ). - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vấn dễ lẫn: tr/Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ăc/oăc. - Rèn cho Hs viết đúng, đẹp II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy học: HĐGV HĐHS 1. ổn định tổ chức - Hát 2. KTBC: - HS viết bảng lớp: Trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi. - 1 em - Gv nhận xét – ghi điểm - Lớp viết bảng con: 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài - Hs nghe 2. Hướng dẫn nghe viết. a. Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài thơ trên bảng phụ - HS chú ý nghe - Gọi Hs đọc - 2 HS đọc lại ? Người chị trong bài thơ làm những việc gì? (Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét nhà sạch thềm....) - Hs trả lời ? Bài thơ viết theo thể thơ gì?( Thơ lục bát) ? Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ? - HS nêu. ? Những chữ nào trong bài viết hoa? - Luyện viết tiếng khó: - Gv đọc: Trải chiếu, lim dim, luống rau, hát ru... - HS luyện viết vào bảng con. + GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng. - GV hướng dẫn Hs viết bài- cho Hs viết bài vào vở. - HS nhìn vào SGK – chép bài vào vở. - GV theo dõi HS viết, uấn nắn cho HS. c. Chấm chữa bài. - GV đọc lại bài - HS dùng bút chì soát lỗi - GV thu bài chấm điểm. - Nhận xét bài viết. 3. HD làm bài tập. a. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn Hs các làm - GV nhận xét kết luận. - HS làm vào nháp - 1 HS lên bảng làm. (- Lời giải: Đọc ngắc ngứ - Lớp đọc bài của mình Ngoắc tay nhau – nhận xét bài của bạn. Dấu ngoặc đơn.) b. Bài 3 - HS nêu yêu cầu BT - GV hướng dẫn Hs các làm - GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS - HS làm vào nháp - GV nhận xét- đưa ra kq - 2 HS lên bảng. (+ Chung - Lớp nhận xét. + Trèo; chậu.) 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Tiết 1: Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ quả I. Mục tiêu: - Học hình biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài hoa quả. - Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích. - Cảm nhận vẻ đẹp của các loại hoa quả. II. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị quả bưởi, chuối,na... + Hình gợi ý cách vẽ quả - HS: Mang theo quả, VTV III. Các hoạt động dạy học: 1. GT bài – ghi đầu bài. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu một vài quả, nêu câu hỏi. + Tên các loại quả ? - Na, bưởi, chuối.... + Nêu đặc điểm, hình dáng của từng loại quả? - Dài, tròn .... + Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận ? + Màu sắc của các loại quả? - GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng của một số loại quả. - Nêu yêu cầu, mục đích vẽ . b. Hoạt động 2: Cách vẽ quả. - GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự. - HS chú ý nghe - So sánh ước lượng chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa với phần giấy. + Bước 1: Vẽ phác hình quả - HS chú ý quan sát GV làm mẫu. Bước 2: Sửa lại hinh cho giống quả mẫu. - HS chú ý nghe – quan sát GV vẽ mẫu. Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. c. Hoạt động 3: Thực hành - HS quan sát mẫu – thực hành vẽ vào vở TV. - GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . - HS nhận xét đánh giá bài của bạn - GV nhận xét chung – khen ngợi 1 số bài vẽ đẹp. IV Củng cố – dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2006. Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2006. Âm nhạc: Tiết 3: Học hát: Bài ca đi học (lời 1) I. Mục tiêu: - HS biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát. - Học sinh hát đúng, thuộc lời 1. - Giáo dục tình cảm gắn bó với môi trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài hát - Hát chuẩn xác bài hát. III. Các hoạt động dạy học: a. Giới thiệu bài hát b. Dạy hát: - GV hát mẫu bài hát lần 1 - HS chú ý nghe. - GV hát mẫu + động tác phụ hoạ. - GV đọc lời ca - HS đọc đồng thanh lời ca. - GV dạy HS hát theo hình thức móc xích. - HS hát ntheo hướng dẫn của GV. - Gv hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - HS theo dõi - HS hát + vỗ tay theo tiết tấu. c. Luyện tập: - Lớp hát lại bài hát một lần. - HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Lớp chia làm 3 nhóm . N1: Câu 1 N2: Câu 2 N3: Câu 3 Cả lớp: Câu 4 2. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Lớp chia thành 2 nhóm N1: Hát N2: Gõ đệm phách. - GV nghe – nhận xét. - Lớp hát + gõ đệm theo phách. IV: Củng cố – dặn dò: - Nhận xét – tiết học - Chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt lớp Nhận xét trong tuần Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2006 Mĩ thuật: Tiết 2: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm I. Mục tiêu : - HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản . - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm . - HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm . II. Chuẩn bị : - Giáo viên : + Một vài đồ vật có trang trí đường diềm . + Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và đã hoàn chỉnh . + Hình gợi ý cách vẽ III. Các hoạt động dạy học : 1. GTB : - GV dùng đồ vật có trang trí đường diềm để giới thiệu bài . 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét . - GV giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng - HS chú ý nghe - GV cho HS xem 2 mẫu đường diềm đã chuẩn bị - HS quan sát + Em có nhận xét gì về hai đường diềm ? + Có những hoạ tiết nào ở đường diềm ? - HS trả lời + Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ? - GV nhận xét, bổ xung thêm b. Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết - GV yêu cầu - HS quan sát hình ở vở tập vẽ để ghi nhớ và vễ tiếp phần thực hành . - GV HD mẫu lên bảng - HS quan sát + Phác trục để vẽ hoạ tiết phải cân đối + Khi vẽ phác nét nhẹ trước - GV cho HS xem lại hình gợi ý cách vẽ - HS quan sát - GV HD cách vẽ màu : chọn màu thích hợp có thể dùng 3 ,4 màu, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu c. Hoạt động 3 : Thực hành - GV yêu cầu Hs thực hành - HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ - GV đến từng bàn quan sát và HD bổ xung cho HS d. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét, đánh giá bài vẽ - HS chú ý nghe - GV nhận xét chung tiết học - Khen gợi động viên những HS có bài vẽ đẹp 3. Củng cố dặn dò : - Về nhà chuẩn bị cho bài sau : quan sát hình dáng một số loại quả . Tập đọc : Tiết 5: Khi mẹ vắng nhà I. Mục tiêu : 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy cả bài : Chú ý đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai và viét sai : luộc khoai , nắng cháy ... - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ . 2. Rèn kỹ năng đọc hiẻu - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học ( buổi, quang ) - Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ : Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc . 3. Học thuộc lòng bài thơ . II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách GK - Bảng phụ 1.Các hoạt động dạy học : A. KTBC : 5 HS nối tiếp nhau, mỗi em kể lại 1 đoạn của câu chuyện “ Ai có lỗi ”bằng lời của mình . B. Bài mới : 1. GTB : 2. Luyện đọc : a. Gv đọc bài thơ ( giọng vui, nhịp nhàng, - HS chú ý nghe tình cảm ) b. GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ . - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ - Đọc từng dòng thơ trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ ( 2 lượt ) - HS giải nghĩa các từ chú giải - Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Từng cặp HS luyện đọc + GV theo dõi, HD HS đọc đúng - GV cho lớp đọc đồng thanh cả bài - lớP Đọc đồng thanh cả bài 3. Tìm hiểu bài : * HS đọc thầm khổ thơ 1 - Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ ? - Luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân * 2 HS đọc khổ thơ còn lại - Kết quả công việc của bạn nhỏ như thế nào ? - Lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc đã làm xong .... mẹ khen bạn nhỏ ngoan . - Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ ? - HS trao đổi nhóm - Đại diện nhóm phát biểu - GV: Bạn nhỏ tự thấy mình chưa ngoan vì chưa giúp mẹ được nhiều ... - Lớp đọc thầm lại bài thơ. trao đổi nhóm. + Em thấy bạn nhỏ có ngoan không ? vì sao ? - HS trả lời + Em có thương mẹ như bạn nhỏ trong bài không ? ở nhà đã làm gì giúp đỡ mẹ ? - HS tự liên hệ 4. Học thuộc lòng bài thơ : - GV HD HS học thuộc lòng bài thơ - HS đọc khổ thơ, cả bài theo cách xoá dần từng dòng, khổ thơ - HS thi đọc thuộc lòng, khổ , bài .... - GV nhận xét đánh ghi điểm - Lớp nhận xét bình chọn 5. Củng cố dặn dò : - Nêu nội dung chính bài thơ - HS nêu - Về nhà học thuộc bài chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học . _______________________________________ Âm nhạc Tiết 2: Học hát: Bài quốc ca Việt Nam I. Mục tiêu: - Học sinh hát đúng Quốc ca Việt Nam . - Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát quốc ca Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Hát thuộc lời 2 và cả bài Quốc ca Việt Nam . - Băng nhạc III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Học hát Quốc ca Việt Nam (lời 2) - GV cho HS nghe lại băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam - HS ôn lại lời một của bài hát. - GV hát mẫu lời 2 - HS chú ý nghe. - GV đọc lời ca - HS chú ý nghe - Lớp đọc đồng thanh lời ca (lời 2) - GV dạy HS hát từng câu theo hình thức móc xích. - HS hát theo GV - Lớp chia thành 3 nhóm lần lượt tập luyện lời 2 - HS hát lối lời 1 với lời 2 - 1 số HS hát cá nhân. 2. Hoạt động 2: - HS đứng hát Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ. - GV nhận xét chung. IV. Dặn dò. Về nhà học lại bài chuẩn bị bài - Đánh giá tiết học Sinh hoạt lớp: Nhận xét trong tuần
Tài liệu đính kèm: