Giáo án lớp 4 môn Toán - Kì I - Tuần 7

Giáo án lớp 4 môn Toán - Kì I - Tuần 7

I.Mục đích, yêu cầu: -Giúp HS: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.

 -Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.

 -Dành cho HS khá, giỏi giải toán có lời văn ở bài tập 4 , 5.

 -Có ý thức tốt trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II.Đồ dùng dạy - học:

 GV: Bảng phụ ghi bài giải, sgk

 HS: Sgk, vở, bút,.

III.Hoạt động dạy – học:

 

doc 11 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2697Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Toán - Kì I - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
§31 Luyện tập.
I.Mục đích, yêu cầu: -Giúp HS: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
 -Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
 -Dành cho HS khá, giỏi giải toán có lời văn ở bài tập 4 , 5.
 -Có ý thức tốt trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ ghi bài giải, sgk
 HS: Sgk, vở, bút,...
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 tiết trước, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 Ghi tựa: Luyện tập.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét 
 -GV nêu cách thử lại: 
 -GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn -GV nêu cách thử lại: Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
 x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 Dành cho HS khá, giỏi
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS trả lời.
 Bài 5 Dành cho HS khá, giỏi
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm, không đặt tính.
3.Củng cố- Dặn dò: 
Gọi HS nên lại dạng toán vừa làm trên
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa hai chữ.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 2416 TL: 7580
-2 HS nhận xét ? + -
-HS trả lời. 5164 2416
-HS thử lại phép cộng. 7580 5164
-HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở nháp
-HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại.
-Tìm x.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
-HS đọc.
-Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn: 3143 – 2428 = 715 (m).
-HS: Số lớn nhất có năm chữ số là 99999, số bé nhất có năm chữ số là 10000, hiệu của hai số này là 89999.
-2 HS nêu
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§32 Biểu thức có chứa hai chữ.
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 -Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. 
 -Biết cách tính gíá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
 -HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3, 4
 -Có ý thức học tốt toán, biết ứng dụng trong thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 Vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
 HS: SGK, vở, bút,...
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: ghi đề 
 b.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: 
 * Biểu thức có chứa hai chữ
 -GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
 -GV hỏi: Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
 -Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?
 -GV làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, 
 -GV nêu: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
 -GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
 * Giá trị của biểu thức chứa hai chữ
 -GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?
 -GV nêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
 -GV làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; 
 -GV: Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ?
 -Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ?
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2 ( a, b)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
-GV: Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ?
 Bài 3 ( 2 cột) HS khá, giỏi làm cả bài
-GV treo bảng số như phần bài tập của SGK.
-GV yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong bảng.
-Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b ở cùng một cột.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
 -GV tiến hành tương tự như bài tập 3.
-GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV yêu cầu mỗi HS lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ.
 -GV yêu cầu HS lấy một ví dụ về giá trị của các biểu thức trên.
 -GV nhận xét các ví dụ của HS. 
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nhắc lại
-HS đọc.
-Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được với số con cá của em câu được.
-Hai anh em câu được 3 +2 con cá.
-HS nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp.
-Hai anh em câu được a +b con cá.
-HS: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5.
-HS tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp.
-Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
-Ta tính được giá trị của biểu thức a + b
-Tính giá trị của biểu thức.
-Biểu thức c + d.
a) Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c +d là: c +d = 10 + 25 = 35
b) Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là:
 c + d = 15 cm +45 cm = 60 cm
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vở.
-Tính được một giá trị của biểu thức a – b
-HS đọc đề bài.
-Từ trên xuống dưới dòng đầu nêu giá trị của a, dòng thứ hai là giá trị của b, dòng thứ ba là giá trị của biểu thức a x b, dòng cuối cùng là giá trị của biểu thức a : b.
-HS nghe giảng.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS đọc đề bài, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.(như bài 3)
-3 đến 4 HS nêu.
-HS tự thay các chữ trong biểu thức mình nghĩ được bằng các chữ, sau đó tính giá trị của biểu thức.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§33 Tính chất giao hoán của phép cộng.
I.Mục ích, yêu cầu: - Giúp HS: 
 -Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
 -Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thực hành tính. 
 -HS khá, giỏi làm bài tập3
 -Có ý thức học toán tốt, vận dụng kiến thức vào trong thực tế.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 GV: -Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số như SGK
 HS: SGK, vở, bút,...
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 tiết trước.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
 -GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: 
 -GV treo bảng số như đã nêu 
 -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.
a
20
 350
 1208
b
30
250
 2764
a +b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 +350 = 600
2764 + 1208 = 3972
-Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20, b = 30.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?
-Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ?
 -Ta có thể viết a + b = b + a.
 -Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?
 -Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ?
 -Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
 -GV yêu cầu HS đọc lại kết luận 
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
-Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?
 Bài 2 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + 
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3 Dành cho HS khá, giỏi 
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV:Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng vào chỗ chấm của 2975 + 4017  4017 + 2975.
 -Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017 4017 + 3000 ?
 -GV hỏi với các trường hợp khác trong bài.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -HS nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
 -GV tổng kết giờ học, về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa 3 chữ
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau:
-Đều bằng 50.
-Đều bằng 600.
-Đều bằng 3972.
-Luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.
-HS đọc: a + b = b + a.
-Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
-Ta được tổng b + a.
-Không thay đổi.
-HS đọc thành tiếng.
-Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính.
-Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468.
-HS nêu 
-Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
-Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
-Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có:
2975 + 4017 < 4017 + 3000
-HS giải thích tương tự như trên.
-2 HS nhắc lại trước lớp.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§34 BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu: -Giúp HS: 
 -Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
 -Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy.
 -GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 33, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. 
 b.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ :
 *Biểu thức có chứa ba chữ 
 -GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
 -GV hỏi: Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
 -GV treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con 
cá ?
 -GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.
 -GV làm tương tự với các trường hợp khác.
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả ba người
2
3
4
2 + 3 + 4
5
1
0
5 + 1 + 0
1
0
2
1 + 0 + 2
a
b
c
a + b + c
 -GV nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?
 -GV giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
 -GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).
 * Giá trị của biểu thức chứa ba chữ
 -GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và 
c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
 -GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
 -GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
 -GV hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?
 -Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
 -GV hỏi lại HS: Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
 -Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV: Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ?
 -GV hỏi: Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ?
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc phần a.
 -GV: Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm thế nào ?
 -Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì chu vi của tam giác là gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc.
-Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.
-Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá.
-HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như sau:
-Cả ba người câu được a + b + c con cá.
-HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 
thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.
-HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.
-Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
-Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
-Tính giá trị của biểu thức.
-Biểu thức a + b + c.
-HS làm VBT.
-Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22.
-Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Đều bằng 0.
-Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đọc.
-Ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau.
-Là a + b + c.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)
b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)
c) P = 6 + 6 + 6 = 18 (dm)
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§35 Tính chất kết hợp của phép cộng.
I.Mục đích, yêu cầu: -Giúp HS: 
 -Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
 -Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính
 -Biết đưa kiến thức đã học vào trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV:-Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như SGK:
 HS:SGK, vở, bút, ...
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên làm các bài tập 2, 3 tr 44 và kiểm tra VBT về nhà của HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
 -GV ghi tựa
b.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng:
 -GV treo bảng số như đã nêu 
 -HS tính giá trị của các biểu thức 
(a + b) +c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6) = 5 + 10 = 15
35
15
20
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + ( 49 + 51) = 28 + 100 = 128
 -Gọi HS tự so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) trong mỗi trường hợp trên 
 -Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) ?
 -Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng):
(a + b) + c = a + (b + c)
 Cho HS nêu dạng toán trên
 * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
 GV kết luận về tính chất kết hợp của phép cộng
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1 a,(dòng 2,3); 1b, (dòng 1,3)
 -GV gọi HS nêu yêu cầu 
 -GV viết lên bảng biểu thức:
4367 + 199 + 501
GV yêu cầu HS thực hiện.
-Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
 -Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3 Dành cho HS khá, giỏi làm
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS giải thích bài làm của mình. +Vì sao em lại điền a vào a + 0 = 0 + a = a
+Vì sao em lại điền a vào 5 + a = a + 5.
+Em đã dựa vào tính chất nào để làm phần c? -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như sau:
-HS so sánh
-Giá trị của hai biểu thức đó luôn luôn bằng nhau
-HS đọc.
-HS: cộng một tổng hai số với số thứ ba...
-HS nghe giảng.
-HS nêu lại và thuộc tại lớp
-Một vài HS đọc trước lớp.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 4367 + 199 + 501
= 4367 + (199 + 501)
= 4367 + 700
= 5067
-Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm,...
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS đọc.
-Ngày đầu: 75 500 000 đồng.
-Ngày thứ 2: 86 950 000 đồng
-Ngày thứ 3: 14 500 000 đồng
+Cả 3 ngày nhận được ...tiền?
Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở chấm, 1 HS chữa bài
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
75500000+86950000+14500000 =176950000(đồng)
Đáp số: 176950000 đồng
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, và khi cộng bất kì số nào với 0 cũng cho kết quả là chính số đó.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
+Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng.
-HS cả lớp.
Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 4_t7.doc