TẬP ĐỌC (1)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục đích yêu cầu :
- Luyện đọc :
* Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
* Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ trong bài : ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, bảng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
*** TUẦN 1 *** Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009 TẬP ĐỌC (1) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I.Mục đích yêu cầu : - Luyện đọc : * Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. * Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn). - Hiểu các từ ngữ trong bài : ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu. II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, bảng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. - HS : Xem trước bài trong sách. III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định : Nề nếp 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. Bài tập đọc :” Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. HĐ1: Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt). - GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo. -Ghi từ khó lên bảng,hướng dẫn HS luyện phát âm - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm cả bài HĐ2: Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Đoạn 1:” 2 dòng đầu”. H: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? H: Đoạn 1nói nên điều gì? + Đoạn 2:” 5 dòng tiếp theo”. H: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? G: ” ngắn chùn chùn”: là ngắn đến mức quá đáng, trông rất khó coi. Đoan 2nói nên điều gì? + Đoạn 3:” 5 dòng tiếp theo”. H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? G: “ thui thủi” : là cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn. H: đoạn 3 cho ta thấy điều gì? + Đoạn 4:”còn lại”. H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? H: Những cử chỉ trên cho ta thấy điều gì? - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn rút ra đại y ùcủa bài. - GV chốt ý- ghi bảng: HĐ3: Luyện đọc diễn cảm . - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn. - GV đọc mẫu đoạn văn trên. - Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV theo dõi, uốn nắn. - Nhận xét và tuyên dương. 4.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc NDC. H: Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? - GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : -Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài:” Tiếp theo”, tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. Hát. - Cả lớp mở sách, vở lên bàn. - Lắng nghe và nhắc lại đề bài. -Học sinh đọc bài + chú giải -Lớp theo dõi,Lắng nghe. -Học sinh tiếp nối nhau đọc bài - Thực hiện đọc ( 4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét. - Luyện phát âm - Luyện đocï theo cặp - Đại diện một số nhóm đọc, lớp nhận xét - HS theo dõi - Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi cá nhân nêu theo ý thích của mình. _ Lớp theo dõi – nhận xét và bổ sung ý kiến. Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. Ý 1:Dế Mèn gặp chị Nhà Trò .thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng . Ý 2: Hình dáng chị Nhà Trò trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn cuả bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ôm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này, chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt. Ý 3: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ. + Lời nói của Dế Mèn : Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. + Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: phản ứng mạnh mẽ xoè cả 2 càng ra; hành động bảo vệ, che chơ û: dắt Nhà Trò đi. Ý 4: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn HS ®äc bµi HS nªu Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. - HS đocï nối tiếp đến hết bài, lớp theo dõi,nhận xét,tìm ra giọng đọc của từng đoạn - Theo dõi -Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ************************************************* TOÁN (1) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu : - Giúp HS : + Ôân tập về đọc, viết các số trong 100 000. Ôân tập viết tổng thành số. Ôân tập về chu vi của một hình. + Rèn kỹ năng đocï viết các số trong phạm vi 100 000 + Có ý thức tự giác học tập II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ. - HS : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Nề nếp lớp. 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề. “ Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? ( 100 000). Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000”. HĐ1 : Ôân lại cách đọc số, viết số và các hàng. - GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào? - Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001 - Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề. (VD: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục;) - Gọi một vài HS nêu : các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn. HĐ2 : Thực hành làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở. - Theo dõi HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b” H: Các số trên tia số được gọi là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? H: Các số trong dãy số “b” là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Chữa bài trên bảng cho cả lớp. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài cho cả lớp. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. Đáp án: 63850 : sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi. 91 907: chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy. 16 212 : mười sáu nghìn hai trăm mười hai. 8 105 : tám nghìn một trăm linh năm. 70 008: bảy mươi nghìn không trăm linh tám. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Đáp án: 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 +2 7006 = 7000 +6 7000 + 300 + 50 +1 = 7351 6000 + 200 + 30 = 6230 6000 + 200 + 3 = 6203 5000 + 2 = 5002 Bài 4: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. H: Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào? - Cho HS nêu các hình ở bài tập 4. - Gv gợi ý: vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông để tính. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. - Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài. Đáp án: Chu vi hình tứ giác ABCD: 6+4+3+4 = 17 ( cm) Chu vi hình chữ nhật QMNP: ( 8+4) x 2 = 24 ( cm) Chu vi hình vuông GHIK: 5 x 4 = 20 ( cm). 4.Củng cố : - Chấm bài, nhận xét. - Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi HCN, HV. Hướng dẫn BT luyện thêm về nhà. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Về làm bài luyện thêm, chuẩn bị :”Tiếp theo”. Hát - Mở sách, vở học toán. - Theo dõi. - HS nhắc lại đề. - 2 HS đọc và nêu, lớp theo dõi: số1 hàng Đơn vị, số 5 hàng chục, số 2 hàng trăm, số 3 hàng nghìn, số 8 hàng chục nghìn, - Vài HS nêu: - 10,20,30,40,50,.. - 100,200,300,400, 500, - 1 000, 2 000, 3 000, 4 000, - 10 000, 20 000, 30 000, - 1 HS nêu: a) Viết số thích hợp vào các vạch của tia số. b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài tập. ..các số tròn chục nghìn. .10 000 đơn vị. ..số tròn nghìn. 1000 đơn vị. - Theo dõi và sửa bài nếu sai. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - HS lần lượt lên bảng làm. - HS kiểm tra lẫn nhau. - Theo dõi và sửa bài nếu sai. - 2 HS đọc, lớp theo dõi. a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành số theo mẫu. - HS tự làm bài vào vở, sau đó lần lượt lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét. -Thực hiện sửa bài. - HS nêu yêu cầu bàitập 4: Tính chu vi của các hình. tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. hình tứ giác, hình chữ nhật và hình vuông. - HS làm vào vở BT, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. -Thực hiện sửa bài. - Lắng nghe. - 2 em nhắc lại. - Lắng nghe, ghi nhận. ********************************************************************* CHÍNH TẢ (1 ) (Nghe- viết). DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu : - Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:” Một hômvẫn khóc”. - Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n) hoặc vần ( an/ang). - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, gi ... - GV nêu câu hỏi . -Trên tay cô đang cầm bông hoa gì ? - Bông hoa hồng có hình dạng ntn, màu gì ? + Em hãy cho cô biết lá này người ta gọi là lá gì? + Lá tía tô có hình dạng như thế nào, màu gì GV nhận xét bổ sung . HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ hoa, lá. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của lớp trước, - GV yêu cầu quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ và tiến hành các bước sau. - GV vừa nói vừa làm mẫu . - Vẽ khung hình chung của hoa, lá (hình vuông ,hình tròn, hình chữ nhật, hay hình tam giác ) - Ước luợng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá. - Chỉnh sửa cho gần với mẫu . - Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá . - Tô màu theo mẫu hoặc theo ý thích . HS nhắc lại . - Hoa hồng ,hoa cúc Hình tròn ,màu đỏ . - Lá khoai lang , lá tía tô , - Có hình tam giác bầu, màu tím + HS trả lời . + HS nhận xét - HS quan sát. - HS quan sát và lắng nghe A b c A b c HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH : - GV yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ một bông hoa ,hoặc lá vật mẫu của các em mang đến . - Lưu ý HS quan sát kĩ mẫu truớc khi vẽ ,sắp xếp hình vẽ cho câu đối với tờ giấy ,khung hình . - Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn . - GV đi từng bàn quan sát hướng dẫn các em ,gợi ý hướng dẫn bổ sung thêm . *HOẠT ĐỘNG 4: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ . - GV thu vở HS chấm nhận xét bài làm của HS . - GV tuyên dương những bài vẽ đạt yêu cầu ,nhắc nhở động viên những em chưa vẽ đạt yêu cầu . 4/ Củng cố : Hôm nay em học bài gì ? GDTT 5/ Dặn dò –nhận xét Về nhà chuẩn bị bài sau . Nhận xét tiết học . - HS chuẩn bị vở ,bút chì màu để thực hành HS vẽ . HS thu lại vở . HS trả lời. HS lắng nghe. ********************************************** TOÁN (10) TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I)Mục tiêu: -Học sinh biết đuợc lớp trịêu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu, cũng cố về các đơn vị, lớp nghìn, thứ tự các số, chữ số, giá trị của chữ số theo hàng. -Rèn kỹ năng: rèn viết các số tròn triệu. -Giáo dục học sinh tính chính xác. II)Đồ dùng dạy học : -Bảng các lớp, hàng, đã được kẻ sẵn trên bảng phụ III)Hoạt động dạy và học: 1.Oån định: Hát 2.Bài cũ: ( 5 phút) Bài 1 : Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 213897; 213978; 213789; 213798; 213987 Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 546102; 546201; 546210; 546012; 546120. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề . Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1:( 15 phút) Tìm hiểu bài 1.Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu. H: Hãy kể các hàng và lớp đã học ? -GV đọc : Một trăm, một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn -GV giới thiệu: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu. H: Một triệu bằng mấy trăm nghìn ? H: Số một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào? -Gọi h/s viết số mười triệu, một trăm triệu -Mười triệu còn được gọi là một chục triệu -Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu -G/v giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu tạo thành lớp triệu. -G/v kết hợp điền tên hàng lớp triệu vào bảng phụ (đã chuẩn bị) Hoạt động 2: ( 15 phút ) Luyện tập thực hành Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài2 H: Hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu? Bài 2 :Gọi H S nêu yêu cầu bài H: Hãy đếm thêm một chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu H: 1 chục triệu còn gọi là gì ? -Viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu Bài 3 :Đọc và viết số GV đọc cho HS viết vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng viết. - GV nhận xét, sửaưa3 Bài 4 : : Gọi HS nêu yêu cầu bài G/v đọc: -Ba trăm mười hai triệu -G/v yêu cầu đọc và nêu các chữ số ứng với các hàng đã học -Lớp đơn vị: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm -Lớp nghìn : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. -Một học sinh lên bảng viết số-Học sinh lớp viết vào vở nháp: 100; 1000; 10000; 100000; 1000000. -1 triệu bằng 10 trăm nghìn .có bảy chữ số( một chữ số 1 và sáu chữ số 0 ) -H/s lên bảng viết -10000000 = 1 chục triệu -10000000 = 10 chục triệu -Học sinh nhắc lại tên các hàng ở lớp triệu. -H/s thi đua kể tên các hàng và lớp đã học. - HS nêu yêu cầu bài -H/s xung phong đếm - H S nêu yêu cầu bài -H/s đếm: 1 chục triệu, 20 chục triệu,..10 chục triệu ..10 triệu -H/s viết:10000000; 20000000; .. ; 100000000 - H S nêu yêu cầu bài _ H/s Làm vào vở bài tập. 15000 50000 350 7000000 600 36000000 1300 900000000 - H S nêu yêu cầu bài -H/s viết -312000000 -H/s viết, đọc các số còn lại. ***************************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU (4) DẤU HAI CHẤM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu:báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2- Biết dùng dấu hai chấm khi viết bài văn,thơ: II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS - Mỗi HS đặt 2 câu (một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ người, một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ lòng thương người). 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết tác dụng và cách dùng dấu hai chấm. b.Phần nhận xét: Cho HS đọc yêu cầu + 3 câu a,b,c. GV giao việc: Các em phải đọc các câu văn,thơ đã cho và phải chỉ ra được tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó. Cho HS làm bài và trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. c.Phần ghi nhớ: Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK GV có thể cho HS nói lại phần ghi nhớ (không nhìn sách). d.Phần luyện tập: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giao việc: Các em phải đọc 2 đoạn văn và chỉ rõ tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu. Cho HS làm bài.Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. a/ Dấu hai chấm có tác dụng giải thích,báo hiệu phần đi sau là lời nói của giáo viên. b/ Dấu hai chấm có tác dụng giải thích – phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì. Cho HS đọc yêu cầu của BT. GV giao việc:BT yêu cầu các em dựa theo truyện Nàng tiên Ốc để viết một đoạn văn.Trong đoạn văn ấy ít nhất hai lần sử dụng dấu hai chấm.Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích và một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. +Dấu hai chấm khác dấu chấm ở chỗ nào? 3. Củng cố – dặn dò: Ôn lại bài ở nhà GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tìm trong bài đọc 3 trường hợp dùng hai chấm và giải thích tác dụng của cách dùng đó. ***************************************** TẬP LÀM VĂN (4) TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I) Mục đích yêu cầu -Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách ,thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện.Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật và ý nghĩa của truyện. -HSbiết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. II) Đồ dùng dạy học: -Viết yêu cầu bài tập 1vào khổ giấy to. III) Các hoạt động dạy –học : 1) Ổn định: Hát 2) Bài cũ:(5 phút) -Khi kể lại hành động của từng nhân vật cần chú ý điều gì? -2 Hs kể lại câu chuyện đã giao. 3) Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1:(10 phút) GV yêu cầu HS đọc đoạn văn. GV phát phiếu-Nêu yêu cầu 1)Ghi vắn tắt ngoại hình củaNhà Trò: -Sức vóc: -Thân hình: -Cánh: -Trang phục: 2)Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì?ø -GV kết luận:Những đặc điểm về ngoại hình có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó. -Rút ra ghi nhớ(sgk) Hoạt động 2:(15 phút)luyện tập Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu bà -GV phát mỗi nhóm một tờ giấy có yêu cầu: 1)Chi tiết tả đặc điểm và ngoại hình của chú bé liên lạc: 2)Chi tiết ấy nói lên : -Gv sửa bài –Đánh giá kết quảcủa từng nhóm. Qua bài tập Gvkhắc sâu thêm cho Hs thấy được:Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó. Bài 2: -Gv treo tranh minh họatruyện thơ “Nàng tiên ốc” và yêu cầu:Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật. -GV nhận xét chung –Tuyên dương những HS kể hay. -3HS đọc nối tiếp. -HShoạt động nhóm. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh . 1)Ngoại hình Nhà Trò: -Sức vóc:gầy yếu quá -Thân hình :bé nhỏ,người bự những phấn như mới lột. -Cánh:mỏng như cánh bướm non ,ngắn chùn chùn. 2)Ngoại hình của Nhà Tro ønói lên: -Tính cách:yếu đuối. -Thân phận:tội nghiệp,đáng thương ,dễ bị bắt nạt. -3HS đọc ghi nhớ. -2 Hs nêu yêu cầu của bài tập. -HS hoạt động nhóm(4nhóm) -Các nhóm dán kết quả lên bảng . 1)Ngoại hình:Người gầy,tóc búi ngắn,hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi,quần ngắn tới phần đầu gối,đôi bắp chân nhỏ luôn độngđậy,đôi mắt sáng và xếch. 2)Những chi tiết đó cho thấy:chú bé là con của mộtgia đình nông dân nghèo,quen chịu vất vả. -HS xung phong kể . -Lớp nhận xét bổ sung những thiếu sót. 4)Củng cố:(5phút) -Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? -Tại sao khi tả ngoại hình của nhân vật chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu? 5)Dặn dò: -Học ghi nhớ -Viết lại bài tập 2 vào vở. *** TUẦN 3 *** Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tài liệu đính kèm: