I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ.
- HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy và học
TUẦN 1 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2010 ĐẠO ĐỨC(1) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1) I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra. - Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập. - Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ. - HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định : Chuyển tiết 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề . HĐ1 : Xử lí tình huống. - Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - Gv tóm tắt thành cách giải quyết chính. a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem. b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách G.quyết đó? - GV kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ2: Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK.. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận: + Ý (c) là trung thực trong học tập. + Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. HĐ3 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK). - GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Phân vân + Không tán thành - Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình. - GV có thể cho HS sử dụng những tấm bìa màu . VD: Tán thành thì giơ bìa màu đỏ. Không tán thành giơ bìa màu xanh Phân vân thì giơ bìa màu vàng - GV kết luận: Ý kiến (b), (c) là đúng, ý (c) là sai. - GV kết hợp giáo dục HS: H: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập? - GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt. HĐ4 : Liên hệ bản thân. - GV tổ chức làm việc cả lớp. - Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập. H: Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? H: Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết? * GV chốt bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng. “ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay” 4. Củng cố : Hướng dẫn thực hành: - GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học( BT5 SGK). Trật tự - Đặt sách vở lên bàn. - Lắng nghe và nhắc lại . - HS quan sát và thực hiện. - Theo dõi, lắng nghe. - Thảo luận nhóm 2 em. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét. - HS theo dõi. - Một số em trình bày trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. - Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi. - Nêu yêu cầu : Giải quyết các tình huống. - Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1. - HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - Nhóm 3 em thực hiện thảo luận. - Các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung. - Lắng nghe và trả lời: cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không coi cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. -Nói dối, chép bài của bạn, nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. - Nhắc lại - HS nêu trước lớp. - Tự liên hệ. - Lắng nghe, ghi nhận. - Nghe và ghi bài. TOÁN ( 1) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu : - Giúp HS : + Ôân tập về đọc, viết các số trong 100 000. Ôân tập viết tổng thành số. Ôân tập về chu vi của một hình. + Rèn kỹ năng đocï viết các số trong phạm vi 100 000 + Có ý thức tự giác học tập II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ. - HS : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Nề nếp lớp. 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề. “ Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? ( 100 000). Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000”. HĐ1 : Ôân lại cách đọc số, viết số và các hàng. - GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào? - Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001 - Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề. (VD: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục;) - Gọi một vài HS nêu : các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn. HĐ2 : Thực hành làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở. - Theo dõi HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b” H: Các số trên tia số được gọi là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? H: Các số trong dãy số “b” là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Chữa bài trên bảng cho cả lớp. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài cho cả lớp. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. Đáp án: 63850 : sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi. 91 907: chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy. 16 212 : mười sáu nghìn hai trăm mười hai. 8 105 : tám nghìn một trăm linh năm. 70 008: bảy mươi nghìn không trăm linh tám. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Đáp án: 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 +2 7006 = 7000 +6 7000 + 300 + 50 +1 = 7351 6000 + 200 + 30 = 6230 6000 + 200 + 3 = 6203 5000 + 2 = 5002 Bài 4: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. H: Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào? - Cho HS nêu các hình ở bài tập 4. - Gv gợi ý: vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông để tính. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. - Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài. Đáp án: Chu vi hình tứ giác ABCD: 6+4+3+4 = 17 ( cm) Chu vi hình chữ nhật QMNP: ( 8+4) x 2 = 24 ( cm) Chu vi hình vuông GHIK: 5 x 4 = 20 ( cm). 4.Củng cố : - Chấm bài, nhận xét. - Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi HCN, HV. Hướng dẫn BT luyện thêm về nhà. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Về làm bài luyện thêm, chuẩn bị :”Tiếp theo”. Hát - Mở sách, vở học toán. - Theo dõi. - HS nhắc lại đề. - 2 HS đọc và nêu, lớp theo dõi: số1 hàng Đơn vị, số 5 hàng chục, số 2 hàng trăm, số 3 hàng nghìn, số 8 hàng chục nghìn, - Vài HS nêu: - 10,20,30,40,50,.. - 100,200,300,400, 500, - 1 000, 2 000, 3 000, 4 000, - 10 000, 20 000, 30 000, - 1 HS nêu: a) Viết số thích hợp vào các vạch của tia số. b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài tập. ..các số tròn chục nghìn. .10 000 đơn vị. ..số tròn nghìn. 1000 đơn vị. - Theo dõi và sửa bài nếu sai. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - HS lần lượt lên bảng làm. - HS kiểm tra lẫn nhau. - Theo dõi và sửa bài nếu sai. - 2 HS đọc, lớp theo dõi. a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành số theo mẫu. - HS tự làm bài vào vở, sau đó lần lượt lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét. -Thực hiện sửa bài. - HS nêu yêu cầu bàitập 4: Tính chu vi của các hình. tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. hình tứ giác, hình chữ nhật và hình vuông. - HS làm vào vở BT, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. -Thực hiện sửa bài. - Lắng nghe. - 2 em nhắc lại. - Lắng nghe, ghi nhận. LỊCH SỬ(1) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I.Mục tiêu: Sau bài học , HS biết: -Vị trí địa lý, hình dáng đất nước ta. -Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sốngvà có trung một lịch sử, một tổ quốc. -Một số yêu cầu khi học moan lịch sử và địa lý. II. Đồ dùng dạy học. -Bản đờ địa lý tự nhiên VN, bản đồ hành chính VN. - hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động day Hoạt động học Ổn định Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS Bài mới: *. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ tự nhiên, bản đồ hành chính VN lên bảng - GV giới thiệu vị trí địa lý của đất nước tavà các cư dân ở mỗi vùngtrên bản đồ. H: Em đang sống ở tỉnh nào? -Gv gọi một số lên trình bày lạivà xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh mà em đang sống *. Hoạt độn 2: Làm việc theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một vùng. Yêu cầu HS tìm hiểuvà mô tả theo tranh, ảnh. =>KL: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử VN. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV đặ ... tập Gvkhắc sâu thêm cho Hs thấy được:Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó. Bài 2: -Gv treo tranh minh họatruyện thơ “Nàng tiên ốc” và yêu cầu:Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật. -GV nhận xét chung –Tuyên dương những HS kể hay. -3HS đọc nối tiếp. -HShoạt động nhóm. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh . 1)Ngoại hình Nhà Trò: -Sức vóc:gầy yếu quá -Thân hình :bé nhỏ,người bự những phấn như mới lột. -Cánh:mỏng như cánh bướm non ,ngắn chùn chùn. 2)Ngoại hình của Nhà Trònói lên: -Tính cách:yếu đuối. -Thân phận:tội nghiệp,đáng thương ,dễ bị bắt nạt. -3HS đọc ghi nhớ. -2 Hs nêu yêu cầu của bài tập. -HS hoạt động nhóm(4nhóm) -Các nhóm dán kết quả lên bảng . 1)Ngoại hình:Người gầy,tóc búi ngắn,hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi,quần ngắn tới phần đầu gối,đôi bắp chân nhỏ luôn độngđậy,đôi mắt sáng và xếch. 2)Những chi tiết đó cho thấy:chú bé là con của mộtgia đình nông dân nghèo,quen chịu vất vả. -HS xung phong kể . -Lớp nhận xét bổ sung những thiếu sót. 4)Củng cố:(5phút) -Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? -Tại sao khi tả ngoại hình của nhân vật chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu? 5)Dặn dò: -Học ghi nhớ -Viết lại bài tập 2 vào vở. ******************************************** KHOA HỌC(4) CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I: Mục tiêu: Qua bài HS biết : - Phân lọai được thức ăn hằng ngày và nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật và nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật - Phân lọai được các thức ăn dựa vào các chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó . - Biết được nhiều lọai thức ăn co chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng - Qua đó giáo dục HS có ý thức ăn đầy đủ các lọai thức ăn để đảm bảo cho họat động sống . II: Đồ dùng dạy _- Học - Hình minh họa SGK trang 10,11 - Phiếu học tập Các thẻ có ghi chữ : Cá N.cam Tôm Đậu Trứng Gà Rau Gà Sữa II: Các họat động dạy _ Học 1: Ổn định : Hát 2: Bài cũ : Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất . Gọi 2 HS lên bảng H: Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ? H: Gỉai thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người ? - Nhân xét, ghi điểm 3: Bài mới : Giới thiệu bài _ Ghi đề Họat động của GV Họat động của HS * Họat động 1:Phân lọai thức ăn và đồ uống + Cho HS quan sát tranh 10 SGK H: Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật , thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật ? _ Gọi lần lượt HS lên xếp thẻ ghi tên thức ăn,đồ uống vào đúng cột phân lọai _ Yêu cầu HS nói tên các lọai thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật _ Tuyên dương những HS tìm được nhiều lọai thức ăn và phân lọai đúng nguồn gốc +Họat động cả lớp - Cho HS đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK H: Người ta còn có cách nào để phân lọai thức ăn nữa ? H:Theo cách này thức ăn chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ? H: Vậy có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân lọai như vậy ? Kết luận : Người ta có thể phân lọai thức ăn theo nhiều cách +Phân lọai theo nguồn gốc + Phân lọai theo lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi lọai ,người ta chia thức ăn thành 4 nhóm _ Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường . _ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm _ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo _ Nhóm thức ăn có chứa nhiều vi ta min , chất khóang Ngoài ra còn có nhiều thức ăn còn chứa chất xơ và nước Họat động 2: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng +Họat động theo nhóm ( 6 em ) Yêu cầu HS quan sát các tranh11 SGK +Câu hỏi thảo luận : Câu 1: Kể tên những thức ăn giàu chất bột ở các tranh 11 SGK Câu 2: Kể tên một số lọai thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất đường ,bột ? KẾT LUẬN :Chất bột đường là cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể . Chất bột đường có nhiều ở gạo , ngô ,bột mì ,ở một số lọai củ như khoai , sắn ,đậu và ở đường ăn _ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân + Phát phiếu học tập cho HS + GV tiến hành sửa bài tập_ chấm bài 4 : Củng cố -_Dặn dò : Về đọc nội dung bạn cần biết trang 11 SGK _ Liên hệ giáo dục _Tuyên dương HS hăng hái phát biểu xây dượng bài . + HS quan sát tranh + Lần lượt HS lên bảng gắn thẻ và ghi bổ sung tên lọai thức ăn ,đồ uống NGUỒN GỐC Thực vật Động vật Đậu cô ve Trứng ,tôm Rau cải cá Chuối ,táo Thịt lợn ,thịt bò Bánh mì,bún Cua ,tôm Bánh phở ,cơm Trai ,ốc Khoai tây , ếch Sắn , Sữa bò tươi Sữa đậu nành hến - HS đọc _ lớp theo dõi -Người ta phân lọai thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó + Theo cách này người ta chia thành 4 nhóm : Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo Nhóm thức ăn chứa nhiều vi_ ta_ minvà chất khóang + Có 2 cách phân lọai thức ăn. Dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong các thức ăn đó -HS lắng nghe , ghi nhớ HS làm nhóm – thảo luận và báo cáo kết quả + gạo , bánh mì ,mì sợi , ngô ,miến ,bánh quy , bánh phở ,bún +.cơm ,bánh mì ,chuối ,đường ,phở HS nhắc lại + HS làm bài PHIẾU BÀI TẬP Trả lời các câu hỏi sau : Những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu và có vai trò gì? HS nghe ************************************** ĐẠO ĐỨC(2) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2) I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra. - Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập. - Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ. - HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định : Chuyển tiết 2. Bài cũ : H. Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? H. Tại sao cần phải trung thực trong học tập? - GV nhận xét, ghi điểm 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề . HĐ1 : Kể tên những việc làm đúng sai -Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm (4 em).Yêu cầu các học sinh trong nhóm lần lượt nêu tên ba hành động trung thực, ba hành động không trung thực. - Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, đại diện các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét bổ sung. * GV kết luận : Trong học tập chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em tìm cách xử lí cho mọi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó ở bài tập 3 SGK. - Đại diện các nhóm trả lời 3 tình huống và giải thích vì sao lại xử lí như thế. - GVtóm tắt các cách giải quyết : a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại cho đúng. c) Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. - GV nhận xét khen ngợi các nhóm. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ3: Làm việc cá nhân bài tập 4(SGK). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4 trong SGK. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 4. - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận: H. Qua các mẩu chuyện bạn kể các em học tập được gì ? H. Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì? GV kết luận : Việc học tập sẽ thực sự giúp em tiến bộ nếu em trung thực. 4. Củng cố : 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ. H. Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau. Trật tự - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe và nhắc lại . -học sinh làm việc theo nhóm, thư kí nhóm ghi lại kết quả. - Các nhóm dán kết quả và nhận xét bổ sung cho bạn. - Học sinh lắng nghe, nhắc lại. - Thảo luận nhóm 2 em. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét. - HS theo dõi. - Nêu yêu cầu bài - Làm việc cá nhân, trình bày trước lớp - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - Học sinh trả lời - 2 -3 học sinh nhắc lại -1 học sinh nhắc lại 2-3 học sinh trả lời - Lắng nghe, ghi nhận. - Nghe và ghi bài. ********************** SINH HOẠT LỚP TUẦN 2 I)MỤC TIÊU: -Đánh giá các hoạt động tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần đến. -Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. -GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể. II)CHUẨN BỊ:Nội dung sinh hoạt III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1)Đánh giá các hoạt động tuần qua: a)Hạnh kiểm: -Các em có tư tưởng đạo đức tốt. -Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè. b)Học tập: -Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp. -Truy bài 15 phút đầu giờ tốt -Một số em có tiến bộ chữ viết c)Các hoạt động khác: -Tham gia sinh hoạt đội, sao đầy đủ. 2)Kế hoạch tuần 3: -Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. -thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiếnbộ. IV)CỦNG CỐ-DẶN DÒ: -Chuẩn bị bài vở thứ hai đi học
Tài liệu đính kèm: