Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 đến 15 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 đến 15 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)

A. Mục tiêu: ( Bỏ bài 4 )

Giúp học sinh:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

- HS có ý thức học tập tốt

B. Đồ dùng dạy – học :

- GV : Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK)

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 153 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 đến 15 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
soạn thứ năm ngày 15 - 11 - 2007 Giảng thứ hai ngày 19- 11 - 2007 
Tiết 1: CHÀO CỜ
 ________________________________________
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 “ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
A. Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: quẩy, nản chí,đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ nói về: nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi
Hiểu các từ ngữ trong bài: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời
*Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vượt lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tưổi lừng lẫy.
B. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức : Cho hát 
II.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Có chí thì nên” + nêu nội dung ?
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
III.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
+ Cho HS quan sát tranh ? Bức tanh vẽ gì ?
- GV chỉ vào tranh nói ; Đây là ông chủ công ty Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là vua tàu thuỷ. Câu chuyện về vua tàu thuỷ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.
2. Nội dung :
a. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
+ Đ1 : từ đầu...cho ăn học
+ Đ2 : Năm 21...nản chí
+ Đ 3 : Bạch....trưng nhị
+ Đ 4 : còn lại
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
? Trong bài có từ nào khó đọc ?
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 + trả lời câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Hiệu cầm đồ: Hiệu giữ đồ của người cần vay tiền, có lãi theo quy định.
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí? 
Nản chí: lùi bước trước những khó khăn, không chịu làm
+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mỏ công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạch tranh với chủ tàu người nước ngoài?
?Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức, ngang tài với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Em hiểu thế nào là : “ Một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Tự hào: vui sướng, hãnh diện với mọi người 
+ Em hiều : “ Người cùng thời” là gì?
+ Nội dung chính đoạn còn lại là gì?
GV: Có những bậc anh hùng không phảI trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
C.Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đoạn nối tiếp đoạn , cả bài.
+ Nêu cách đọc bài?
GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn “ Bưởi mồ côi cha từ nhỏ...nản chí “ + đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
IV..Củng cố– dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài
 “ Vẽ trứng ”+ Nhận xét giờ họcsau
3 HS thực hiện yêu cầu
- Bức tranh vẽ ba chiếc tàu thuỷ đang chạy ảnh chụp một người đàn ông to béo
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần .
- Quẩy gánh hàng, đường thuỷ, diễn thuyết
- HS đọc từ khó
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc chú giải
1 em đọc toàn bài
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh quầy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nưôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
- Có lúc mất trắng tay nhưng bưởi không nản chí.. 
1. Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
- Vào luc những con tàu của người Hoa đã độc chiểm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “ Người ta thì đi tàu ta”. 
- Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom.
- Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
- Là những người chiến thắng trên thương trường
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
- Ông đã biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
- Người cùng thời: là người cùng sống, cùng thời đại với ông.
2.Thành công của Bạch Thái Bưởi..
- HS lắng nghe
Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm.
* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và đã trở thành Vua tàu thuỷ.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Toàn bài đọc với giọng chậmở đoạn 1+ 2 hơi nhanh ở đoạn 3+4 với giọng đọc sảng khoái ở những từ ngữ nói về nghị lực tài chí của Bạch Thái Bưởi.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS nhắc lại nội dung
 ______________________________
Tiết 3: THỂ DỤC: 
 HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
 TRÒ CHƠI ” CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ”
A. Mục tiêu :
- Ôn tập 5động tác vươn thở, tay và chân,lưng- bụng , phối hợp của bài thể dục phát triển chung, yêu cầu thực hiện cơ bản tương đối đúng động tác
- Học động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
- Trò chơi ‘’  con cóc là cậu ông trời‘’. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình 
- HS yêu thích môn học 
B. Phương tiện địa điểm
- Địa điểm : sân bãi
- Phương tiện : còi, phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích
C. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học 
- Chạy một vòng quanh sân khi về HS đứng thành vòng tròn
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông.
- Trò chơi ‘’ Làm theo hiệu lệnh’’
2. Phần cơ bản :
a. Bài thể dục phát triển chung
* Ôn động tác vươn thở : 
* Ôn động tác tay : 
* Ôn động tác chân
* Ôn động tác lưng- bụng
* Ôn động tác phối hợp
* Ôn động tác vươn thở và tay , chân, lưng -bụng. phối hợp: 
* Học động tác: thăng bằng
- GV nêu tên động tác làm mẫu+ giải thích
+ N1 : đưa chân trái sanẳna sau ( mũi chân không chạm đất ) đồng thời đưa hai tay ra trước lên cao chếch chữ V lòng bàn tay hướng vào nhau, ngửa đầu.
 + N2 : gập thân về trước chân trái đưa lên cao về phía sau hai tay dang ngang laòng bàn tay sấp, đầu ngửa thành tư thế thăng bằng sấp trên chân phải( chim nhạn) 
+ N3 : Về nhịp 1
+ N4 : về TTCB
- GV vừa làm mẫu vừa hô cho HS tập theo
- Hô cho HS tập 
b. Trò chơi vận động :
- Trò chơi «  con cóc là cậu ông trời»
- cho HS xếp hai hàng dọc khi có lệnh em đầu hàng ngồi xổm hai tay chống hông nhảy theo tư thế cóc nhảy về đích rồi về đứng vào cuối hàngcứ tiếp tục như vậy cho đến hết tổ nào về trước tổ đó thắng
- Cho HS chơi thử 
-Cho HS chơi
3. Kết thúc : 
- Đứng tại chỗ hát
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- GV nhận xét giờ học 
6 phút
22 phút
14 phút
2 x 8 nhịp
2 x 8 nhịp
2 x 8 nhịp
2 x 8 nhịp
2 x 8 nhịp
2 x 8 nhịp
7 phút
8 Phút
 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 ∆
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
HS tập dưới sự chỉ đạo của GV
HS quan sát
0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0 0 
0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0 0
 ∆
- HS tập 
0 0 0 0 0 0 
0 0 0 0 0 0 
 CB Xp
HS chơi thử
cả lớp chơi
- HS tâp hợp 4 hàng dọc
- HS làm động tác thả lỏng
- HS nêu 
 ___________________________________
Tiết 4: Toán:
 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG 
A. Mục tiêu: ( Bỏ bài 4 )
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- HS có ý thức học tập tốt
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK) 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng
III. Dạy học bài mới :
1- Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Nội dung :
 a. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV ghi 2 biểu thức lên bảng.
? So sánh giá trị hai biểu thức ?
? Từ ví dụ trên em nào rút ra kết luận ?
3) Luyện tập :
* Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu).
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 : 
a) Tính bằng 2 cách :
- Nhận xét, cho điểm HS.
b) Tính bằng 2 cách(Theo mẫu).
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức :
+ Giá trị của 2 biểu thức này như thế nào so với nhau ?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào ? 
+ Biểu thức thứ 2 có dạng như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất ?
+ Muốn nhân một tổng với một số ta làm như thế nào ?
IV. Củng cố - dặn dò :
- Cho HS nhắc lại qui tắc và công thức ?
+ Về học quy tắc và làm bài.
+ Nhận xét giờ học.
Hát tập thể
- HS chữa bài :
400 dm2 = 4 m2
2 110 m2 = 211 000dm2
15 m2 = 150 000 cm2
10 dm2 2cm2 = 1 002 cm2
- Nhắc lại đầu bài.
- HS tính sau đó so sánh.
 4 × (5 + 3) 4 × 5 + 4 × 3
 = 4 × 8 = 32 = 20 + 12 = 32
- So sánh : Hai biểu thức đều có kết quả là 32.
Vậy : 4 × (5 + 3) = 4 × 5 + 4 × 3
*KL : Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng , rồi cộng các kết quả với nhau.
- 3 HS nhắc lại quy tắc.
 a × (b + c) = a × b + a × c
- 2 - 3 HS nêu công thức tổng quát.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a
b
c
a × (b + c)
a × b + a × c
4
5
2
4 (5 + 2) = 28
4 × 5 + 4 × 2 = 28
3
4
5
3 × (4 + 5) = 27
3 × 4 + 3 × 5 = 27
6
2
3
6 × (2 + 3) = 30
6 × 2 + 6 × 3 = 30
- Nhận xét, bổ xung.
- 2 HS lên bảng.
* 36 × (7 + 3) = 36 × 10 = 360
36 × (7 + 3) = 36 × 7 + 36 × 3 = 252 + 108 = 360
* 207 × (2 + 6) = 207 × 8 = 1 656
 207 × (2 + 6) = 207 × 2 + 207 × 6
 = 414 + 1 242 = 1 656
- 2 Hs lên bảng.
* 5 × 38 + 5 × 62 = 190 + 310 = 500
5 × 38 + 5 × 62 = 5 × (38 + 62) = 5 × 100 = 500
* 135 × 8 + 135 × 2 = 1 080 + 270 = 1 350
 135 × 8 +  ... g nhóm.
- 5 - 7 hs trình bày.
VD: Tả trò chơi: Tôi sẽ tả trò chơi nhảy ngựa cho các bạn nghe. Để chơi, phải có ít nhất sau người mới vui: ba người bám vào bụng nhau nối dài làm ngựa, ba người phải bám chắc vào một gốc cây hay một bức tường...
Tôi sẽ hướng dẫn các bạn thử chơi nhé...
 ______________________________
Soạn thứ tư ngày : 12- 12 - 2007 Giảng thứ sáu ngày : 14 - 12 - 2007
Tíêt 1 : TOÁN : 
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp theo)
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số
 - Rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số
- HS có ý thức tự giác học tập 
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc bảng cửu chương
- Nhận xét cho điểm HS
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Nội dung : Ví dụ :
a) 10 105 : 43 = ?
- Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
Y/c HS nêu các bước chia.
+ Vậy : 10105 : 43 = bao nhiêu ?
b) 26345 : 35 = ?
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu các bước chia
* Lưu ý : Phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
3. Luyện tập :
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : ( 83) 
- Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt
Tóm tắt :
1 giờ 15 phút : 38 km 400 m
 1 phút : .....m ?
- Nhận xét, cho điểm HS
IV. Củng cố - dặn dò :
- Nêu cách thực hiện phép nhân ?
+ Khi chia phép chia có dư ta cần chú ý điều gì ?
- Dăn về nhà làm bài vào vở
+ Nhận xét giờ học.
- Hát tập thể
- 2 Học sinh nêu miệng.
- Nêu lại đầu bài.
10105 43
 150 235
 215
 00
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
+ 10105 : 43 = 235.
26345 35 
 184 752
 095
 25
+ 26345 : 35 = 752.
- HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) 
31628 48
 282 658
 428
 44
23576 56
 117 421
 056
 00
42546 37
055 1149
 184
 336
 33
b)
18510 15
035 1234
 051
 60
 00
- Đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc đề bài tóm tắt bài toán và giải.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 Đổi : 1 giờ 15 phút = 75 phút
 38 km 400 m = 38400 m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là : 38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số : 512 m
- Khi chia phép chia có dư ta cần chú ý số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia
 _____________________________________
Tiết 2 : TẬP LÀM VĂN : 
 QUAN SÁT ĐỒ VẬT
A. Mục tiêu:
1.Ốh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tây sờ...) phát hiện những đặc điểm riêng biệtcủa đồ vật đó với những đồ vật khác.
2. Dựa theo kết quả quan sát, biế lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn
3. HS yêu thích và giữ gìn đồ chơi
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : ởtanh SGK, giáo án, bảng phụ viết sẵn dàn ý
- HS : Một số đồ chơi thật
C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định : cho HS hát
II. Bài cũ :
- Gọi 1 HS đọc dàn ý bài tả chiếc áo em mắc đến lớp hôm nay
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Nội dung :
* Bài 1 : Quan sát một đồ chơi mà em thích ghi lại những điều em quan sát được ?
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình
- Yêu cầu HS tự làm
- Gọi HS trình bày lớp và GV nhận xét
* Bài 2 : Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì ?
 Ghi nhớ
3. Luyện tập :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài( dàn ý) sau đó trình bày
IV. Củng cố dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ
- Dặn về nhà làm bài vào vở.
- Nhận xét giờ học
- Hát
HS đọc 
3 em đọc nối tiếp yêu cầu của bài đọc cả mẫu
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu
- Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rất rất ngộ nghĩnh.
- Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa 
- Đồ chơi của em là một chiếc ô tô chạy bằng pin
+ HS tự làm bài 
HS trình bày
*VD : Chiếc ô tô của em rất đẹp nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su
- Nó rất nhẹ em có thể mang theo mình.
- Khi em bật nút ở dưới bụng nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc vui. hai cái gạt nước gạt đi gạt lại thật như vậy 
- Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như những cái khác 
- Bố em còn dán một lá cờ đỏ lên nóc.
* Khi quan sát đồ vật cần chú ý : 
+ Phải quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận 
+ Quan sát bằng nhiều giác quan : Mắt, tai, tay.
+ Tìm ra các đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
HS đọc
+ Mở bài : Giới thiệu gấu bông đồ chơi em thích
+ Thân bài :
- Hình dáng : Gấu bông không to, là gấu ngồi dáng người tròn hai tay chắp thu lu trước ngực 
- Bộ lông : Màu lâu pha lẫn mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chânlàm cho nó có vẻ khác với những con gấu khác 
- Hai mắt : đen láy trông như mắt thật rất tinh nghịch và thông minh
- Mũi màu nâu nhỏ trong như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
- Trên cổ thắt một chiếc lơ đỏ chói làm nó thật bảnh
- Trên đôi tay chắp trước ngực gấu có một bông hoa màu trắng trông thật đáng yêu.
+ Kết luận : Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một bông cúc lớn em thấy rất dễ chịu.
Tiết 3 : KỂ CHUYỆN :
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện, đã nghe, đã đọc về đồ chơi của em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
2. Kỹ năng: Lời kể chân thật, sinh động, giàu hình ảnh và sáng tạo. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
3. Thái độ: Hiểu ý nghĩa truyện, tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể. 
B. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng môn học.
C. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 hs kể chuyện búp bê của ai ?
GV nhận xét, ghi điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tuổi thơ chúng ta có những người bạn đáng yêu : đồ chơi , con vật quen thuộc. Có rất nhiều câu chuyện viết về câu chuyện ấy. Hôm nay lớp chúng mình sẽ bình chọn về bạn nào kể chuyện hay về chúng.
2. Nội dung :
*Tìm hiểu đề bài: Đề bài : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Gọi Hs đọc y/c.
+ Đề bài yêu cầu chúng ta kể chuyện về nội dung gì ?
? Những câu chuyện đó ở đâu ?
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ đọc tên truyện.
? Em biết những câu chuyện nào có nhân vật là đồ chơi trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em ?
- Hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho bạn nghe.( HS giỏi gới thiệu)
3. Luyện kể :
a. Kể chuyện trong nhóm:
- Y/c hs kể chuyện theo cặp và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật ý nghĩa truyện.
*Kể trước lớp:
- Tổ chức cho hs thi kể.
- Khuyến khích hs hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
- Gọi Hs nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét, cho điểm HS theo tiêu chí
Tiêu chí : + Câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm một điểm
- Câu chuyện kể phải có đầu có cuối kết thúc truyện theo lối mở rộng 
- Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện .
- Tuyên dương, khen ngợi hs.
IV. Củng cố dặn dò :
- Qua câu chuyện hôm nay chúng ta thấy các đồ chơi và nhỡng con vật rất đáng yêu vì vậy chúng ta phải yêu quí trọng và giỡ gìn chúng
- Dặn về nhà kể chuyện cho mọi người nghe
- Nhận xét giờ học 
- Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 2 Hs kể chuyện
Hs lắng nghe.
- Hs đọc y/c của bài.
- Đề bài yêu cầu kể về đồ chơi của trẻ con, con vật gần gũi.
- Câu chuyện được đọc, được nghe
- 2, 3 hs giới thiệu mẫu.
+ Chú lính dũng cảm An-đéc-xen
Võ sĩ bọ ngựa ( Tô Hoài)
Chú Đất Nung ( Nguyễn Hiền)
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Chú mèo đi hia
Vua lợn
chim sơn ca và bông cúc trắng
Cong ngỗng vàng
Con thỏ thông minh
+ Tôi muốn kể chuyện cho các bạn nghe câu chuyện về con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người trừng trị kẻ ác.
- 2 hs ngồi cùng bàn kể chuyện và trao đổi...
- hs thi kể.
- Hs nhân xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
 _____________________________________
Tiết 4 : ÂM NHẠC : 
 HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
 Đ/C Nguyễn Thị Vui soạn giảng
 _______________________________
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Sau tiết sinh hoạt HS nhận thấy những ưu khuyết trong tuần từ đó có hướng sửa chữa những khuyết điểm tồn tại
- Rèn kĩ năng truy bài đầu giờ, đi học đúng giờ
- HS có ý thức tự giác học tập 
 B. Nhận xét chung
 1. Đạo đức:
 +Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn lễ phép đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. Xong hiện tượng ăn quà vặt Vứt rác ở xung quanh trường vẫn còn
II. Học tập:
 +Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn. Trong lớp chú ý nghe giảng xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quyên sách vở, vở viết của một số HS còn thiếu nhãn vở.Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm, còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Loan, Chôm, Quyết, Trọng
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- quy định cách ghi vở cho HS. Xong 1 số HS không viết theo yêu cầu: Sơn, Vui, Yêu, Quyết, Sươi, Chôm, Hợp, Trọng
* Tuyên dương : Tính, Lèo Hà, Cong, Phóng
- Một số em có tiến bộ trong học tập : Sơn, Hằng, Hạnh
 III. Công tác khác
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường lớp đề ra
- Công tác góp nộp đã hoàn thành
 - Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều HS thiếu chổi quét. yêu cầu mỗi HS nộp 1 chổi.Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
Xong hiện tượng ăn quà vặt Vứt rác ở xung quanh trường vẫn còn
 +Yêu cầu từ tuần sau ăn sáng ở nhà không mang tiền đến cổng trường mua quà. Không vứt rác bừa bãi
 + trời đã vào rét xong các em chưa mặc ấm đến trường 
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng
- Đã thực hiện học thêm 2 buổi chiều bồi dưỡng cho học sinh yếu vào thứ tư và thứ hai
- Một số em đến lớp còn thiếu khăn quàng đỏ
 B. Phương Hướng:
 - Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
 - Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà, Chuẩn bị sách vở , 
- Mặc ấm đi học 
- Tiếp tục phụ đạo HS yếu vào chiều thứ hai và thứ tư
 ________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_den_15_ban_2_cot_chuan_ki_nang.doc