I. Mục tiêu:
- Giúp h/s biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.(BT1,3)
- Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? - 1 số h/s nêu.
TUẦN 13: Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục; phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. - Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài vẽ trứng, nêu ý nghĩa bài? - 2 h/s đọc, lớp nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc: - Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn. - Đ1: 4 dòng; Đ2: 7 dòng tiếp. Đ3: 6 dòng tiếp; Đ4: còn lại. - Đọc tiếp nối, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ ( chú giải). - 4 h/s đọc nối tiếp, chú ý đọc đúng tên riêng, câu hỏi. - Yêu cầu đọc nhóm 2. - HS đọc nhóm. - Đọc cả bài. - 1 h/s đọc. - GV đọc toàn bài. 3.Tìm hiểu bài: - GVđiều khiển cho h/s trả lời, trao đổi lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - HS thảo luận trả lời. - Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? - Mơ ước được bay lên bầu trời. - Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? - Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm... - Nguyên nhân chính giúp ông thành công? - Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước. - Em hãy đặt tên khác cho truyện? - Lần lượt nhiều h/s đặt: Người chinh phục các và sao; Từ mơ ước bay lên bầu trời; Ông tổ của ngành vũ trụ... - Nội dung bài? - HS nêu nội dung. 4. Đọc diễn cảm: - Gọi h/s đọc tiếp nối. - 4 h/s đọc. - Yêu cầu nêu cách đọc bài? - Toàn bài giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm.... - Tổ chức cho h/s luyện đọc diễn cảm đoạn: từ đầu...trăm lần. - Nêu cách đọc đoạn. - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc. - Cá nhân đọc, cặp đọc. - GV cùng h/s nhận xét h/s đọc tốt. C. Củng cố dặn dò: - Em học được gì qua cách làm việc của Xi-ôn cốp-xki? - Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. ___________________________________ Toán: Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. Mục tiêu: - Giúp h/s biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.(BT1,3) - Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? - 1 số h/s nêu. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới. 1. Nhân nhẩm trường hợp tổng hai hai chữ số bé hơn 10. - Đặt tính và tính: 2711 - Nhận xét kết quả 297 và 27 ? - 1 HS lên bảng tính, cả lớp làm nháp. - Số xen giữa hai chữ số của 27 là tổng của 2 và 7. - Vận dụng tính: 2311=? - HS tính và nêu miệng kết quả: 253. 2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. - Nhân nhẩm: 4811=? - Em nhận xét gì về tổng 4+8? - HS nhẩm theo cách trên ta thấy tổng 4 + 8 không phải là số có 1 chữ số mà là số có 2 chữ số. - Cả lớp đặt tính và tính? - HS tính nêu kết quả: 528 - Cách nhân nhẩm ? 4 + 8 = 12. Viết 2 xen giữa 2 chữ số của + Chú ý : Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên. - Muốn nhận số có hai chữ số với 11 ta làm thế nào? 48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 528. 3. Thực hành: Bài 1*: Tính nhẩm: - Gọi h/s nêu lại cách thực hiện. - Yêu cầu h/s làm bài miệng. - GV nhận xét . - HS nêu cách tính. - HS tự tính nhẩm và nêu miệng kết quả: a. 374; b. 1045; c. 902. Bài 3: - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS đọc đầu bài. - HS phát biểu. - Thực hiện thế nào? Yêu cầu h/s làm bài. - GV theo dõi gợi ý. - GV thu chấm 1 số bài, nhận xét. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 h/s lên chữa bài: Bài giải: Số học sinh của khối lớp Bốn có là: 11 17 = 187 ( học sinh ) Số học sinh của khối lớp Năm có là: 11 15 = 165 ( học sinh ) Số học sinh của cả khối lớp có là: 187 + 165 = 352 ( học sinh ) Đáp số: 352 học sinh. Bài 4 : Đọc yêu cầu. - Yêu cầu h/s làm bài miệng. C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11? - Nhận xét tiết học dặn h/s chuẩn bị bài cho tiết sau. Tự làm bài 2. - HS đọc, trao đổi, rút ra kết luận đúng : - Câu b. ___________________________________ Đạo đức: Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. ( Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc phần ghi nhớ của bài? B. Bài mới. 1. Hoạt động 1. Đánh giá việc làm đúng sai. - Tổ chức cho h/s làm bài. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Quan sát tranh sgk đặt tên cho tranh? + Vì sao đặt tên như vậy ? - VD: Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan. - Hành động của cậu bé chưa ngoan vì cậu bé chưa hiếu thảo và quan tâm tới ông bà cha mẹ. - Tranh 2. Một tấm gương tốt. Cô bé biết chăm sóc bà khi bà ốm, động viên bà. Việc làm của cô bé chúng ta học tập. - Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ? - Luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ. 2. Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo. - HS làm việc theo nhóm. GV nêu VD : - Về công lao của cha mẹ? - Về lòng hiếu thảo? Chim trời ai dễ nhổ lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. - Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo để con. - GV nhận xét. - Lần lượt h/s kể. 3. Hoạt động 3: Em sẽ làm gì? - Yêu cầu h/s nêu ý kiến trước lớp về việc làm ẹm dự định của bản thân về những việc định làm thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - HS ghi những điều dự định sẽ làm để quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ. - HS dán bài lên lần lượt nêu ác ý kiến. - GV kết luận: nhận xét nhắc các em làm đúng các điều dự định. - Lớp nhận xét trao đổi, bổ sung. 4. Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống. - GV ra tình huống. - HS đóng tình huống theo nhóm. - GV cùng h/s nhận xét, trao đổi theo các tình huống. C. Củng cố dặn dò: - Nêu các việc em đã làm thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ? - Nhận xét tiết học. - Một số nhóm thể hiện. - Lớp nhận xét bổ sung. ________________________________________________ BUỔI 2: ( Thầy Đăng+ Cô Năm soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010 BUỔI 1: ( Cô Năm soạn giảng) ______________________________________ BUỔI 2: Toán: Tiết 25: LUYỆN TẬP: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ; NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. Mục tiêu: - Học sinh thực hiện được nhân với số có hai chữ số; áp dụng giải toán. - Nhận nhẩm số có hai chữ số với 11. II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Gọi h/s nêu cách nhân số có hai chữ số với 11? Áp dụng tính 2311 - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HD luyện tập: Bài 1: (BT1-69-VBT) - Gọi h/s làm mẫu nêu rõ cáh thực hiện. - Tổ chức cho h/s làm bài. - GV theo dõi gợi ý h/s yếu, T. - Nhận xét sửa sai. Bài 2: (BT2-69VBT) HD mẫu Với x=15 thì 25 x = 2515 = 375 - Yêu cầu h/s làm bài. - Theo dõi nhắc nhở h/s yếu, T thực hiện. - Nhận xét chữa bài. Bài 3: (BT2-70VBT) - HD mẫu. - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét chữa bài. Bài 4**: (BT3-70VBT) - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Ta cần tìm nhữ gì? - Yêu cầu h/s làm bài. - GV gợi ý h/s lúng túng. - Nhận xét chữa bài. Bài 5: (BT2-71VBT) - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Áp dụng nhân nhẩm với 11 tính x. - Theo dõi nhắc nhở. - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách nhân với số có hai chữ số? - Nhận xét giờ học, dặn h/s ôn lại bài. - HS nêu và thực hiện. - Nêu yêu cầu. - HS khá thực hiện mẫu. 3136 - HS làm bài. KQ : 9065 ; 11270. - Nêu yêu cầu bài. - HS theo dõi mẫu. - HS làm bài. Với x=17 thì 25x= 2517=425 Với x=38 thì 25x= 25 38=950 - HS đọc đầu bài. - HS theo dõi mẫu. - HS làm bài. n 10 20 22 220 n78 780 1560 1716 17160 - Đọc đầu bài. - HS nêu ý kiến. - HS làm bài theo HD. Bài giải : Gạo tẻ bán được số tiền : 3800 16=60800 (đồng) Gạo nếp bán được số tiền là : 6200 14=86800(đồng) Cửa hàng thu được số gạo là : 60800+86800=147600(đồng) Đáp số : 147600 đồng - Nêu yêu cầu. - Nêu cách tìm số bị chia. - HS làm bài. x :11=35 x= 35 11 x=385 x :11= 87 x = 8711 x = 957 _____________________________________ Âm nhạc: Tiết 13: ÔN TẬP BÀI HÁT: CÒ LẢ- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4 Con chim ri và ghép lời.(Không bắt buộc) - HS yêu thích ca hát. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng, thanh phách. III. Các hoạt động dạy học. A. Phần mở đầu: - Hát bài Cò lả? - Nhóm hát và biểu diễn. - GV nhận xét đánh giá. - Giới thiệu nội dung bài học: Ôn bài Cò lả; TĐN số 4. - Lắng nghe. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cò lả. - GV hát toàn bài: - HS nghe. - GV gõ nhịp. - Lớp hát toàn bài. - Trình bày bài hát có phụ hoạ. - Một số h/s biểu diễn. - Hát xướng và xô. - 1 HS hát xướng câu đầu cả lớp hát xô. - Trình bày hát xướng và xô. - Lớp thực hiện. - GV nhận xét, đánh giá. b. Hoạt động 2: TĐN số 4: Con chim ri.(Không bắt buộc) - GV chép bài TĐN vào bảng. - HS theo dõi. - GV đọc từng nốt, từng câu. - HS luyện đọc từng nốt ở từng câu. - GV đọc ghép toàn bài: - HS đọc theo. - Đọc và ghép lời ca. - Lớp thực hiện. C. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu cả lớp hát lại bài Cò lả. - Nhận xét giờ học. - HS thực hiện. - Một số h/s biểu diễn hát bài Cò lả. _____________________________________ Tiếng Việt( Tăng) Tiết 5: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Ôn tập về tính từ: tìm được các tính từ chỉ mức độ. Đặt câu với tính từ tìm được. - Luyện viết bài: Người tìn đường lên các vì sao. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra : - Thế nào là tính từ, cho ví dụ ? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Luyện tập Tính từ : Bài 1 : (BT2 -85VBT) - Tổ chức cho h/s thi đua làm bài trên bảng. - ... êu ,bại không nản . Có bột mới gột nên hồ . Bài 4: GV hướng dẫn h/s làm bài tập làm văn kể chyện chọn một trong 2 đề sau (86-VBT) Đề bài : 1.Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc có nội dung nói về một người có tấm lòng nhân hậu . 2. Kể lại câu chuyện : Nổi dằn vặt của An -đrây –ca bằng lời của cậu bé An -đrây –ca C. Củng cố dặn dò: - Em cần có ý chí thế nào trong học tập? - Nhận xét chung giớ học, dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau. Bài làm : a) Nghĩa của từ nghị lực là : ý chí kiên quyết , bền vững , không sợ khó khăn , gian khổ b) Đặt câu: VD : Anh Nguyễn Ngọc Kí là người có ý chí nghị lực cao. - Nêu yêu cầu bài. - HS làm bài. chí thân chí hướng ý chí ; ý chí Quyết chí Bài làm Các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người là : Có chí thì nên Thua keo này, bày keo khác . Có công mài sắt, có ngày nên kim Có đi mới đến, có học mới hay . Thắng không kiêu, bại không nản - HS đọc các đề bài. - HS lựa chọn đề và làm bài. ______________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tiết 13: LUYỆN TẬP THEO CHỦ ĐỀ VIẾT VẼ, KỂ CHUYỆN, LÀM THƠ THEO CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC I. Mục tiêu: - Tổ chức cho h/s viết, vẽ, kể chuyện, làm thơ theo chủ đề trường học và lòng kính yêu thầy cô giáo. - HS thể hiện được bài hát, thơ, chuyện theo chủ đề. - Giáo dục lòng kính yêu thầy cô, yêu trường lớp. II. Các hoạt động: 1. Tổ chức hoạt động: - Hãy cho biết tháng 11 có ngày kỉ niệm gì? - Giáo viên giới thiệu chủ đề. - Nêu nội dung tiết luyện tập. - Tổ chức cho h/s thể hiện yêu trường lớp và lòng kính yêu thầy cô qua các câu chuyện, bài thơ, câu chuyện, bài viết. - HS thể hiện trước lớp. + Hát. (Bài Em yêu trường em; Cô và mẹ;... + Kể chuyện. + Đọc thơ. + Vẽ. - GV cùng lớp theo dõi động viên sau mỗi tiết mục, bài viết, 2. Tổng kết dặn dò: - Vì sao cần kính yêu thầy cô giáo? Em đã thể hiện lòng kính yêu thầy cô giáo thế nào? - GV tổng kết giờ học , dặn h/s yêu quý thầy cô giáo. ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010 Toán: Tiết 65: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2). - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. (Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3) II. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính: - GV cùng h/s nhận xét chữa bài, ghi điểm. B. Bài mới: - 2 HS lên bảng chữa bài. 237 x 24=? Kết quả: 5688 - Nếu a = 15 m và b = 10 thì S = a x b = 15 x 10 = 150 m2. 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 : - 1, 2 h/s đọc. - HD thực hiện. - Làm dòng đầu của 3 câu: a,b,c. - Cả lớp tự làm bài vào nháp, 3 h/s lên bảng chữa bài. - GV cùng h/s nhận xét, chữa bài. a, 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ b, 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn c, 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2 Bài 2: - GV yêu cầu h/s làm câu a, ý 2 câu b. - GV theo dõi gợi ýý h/s yếu. - Nhận xét chữa bài. - Nêu yêu cầu bài. - HS tự làm bài vào vở, 3 h/s lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo vở kiểm tra. a. 62980 ; 81000; b. 63963; Bài 3: Bài yêu cầu làm gì? - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Gọi h/s nêu cách tính. - HS nêu miệng cách tính. - Yêu cầu h/s làm bài. - Làm bài vào vở 3 h/s lên bảng. - GV chấm 1 số bài. - GV cùng h/s nhận xét chữa bài và giải thích tại sao đó là cách thuận tiện nhất. a. 2 x 39 x 5 = (2 x 5) x 39 = 10 x 39 = 390 b. 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 302 x 2 x 10 = 604 x 10 = 6040 c.769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85 - 75) = 769 x 10 = 7690. Bài4**: - HS đọc bài. - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Yêu cầu h/s tự làm vào vở. - Cả lớp làm bài, 1 h/s lên bảng chữa bài. - GV chấm 1 số bài. (Giải bài toán bằng 2 cách được phép giảm) Bài giải: 1 giờ 15 phút = 75 phút Số lít nước cả hai vòi chảy được vào bể trong 1 phút là: 25 + 15 = 40 ( l ) Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả hai vòi nước chảy vào bể được là: 40 x 75 = 3000 ( l ) Đáp số: 3000 l nước Bài 5. GV vẽ hình lên bảng. - Nêu bằng lời cách tính diện tích hình vuông? - HS đọc yêu cầu. - 1 h/s lên viết công thức tính diện tích của hình vuông, nhắc lại quy tắc. S = a x a - Áp dụng công thức, tự làm phần b. - GV nhận xét chữa bài. - Lớp làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng làm. Với a = 25 m thì: S = 25 x 25 = 625 (m2) C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách tính diện tích hình vuông? - Dặn h/s về làm cách 2 bài 3, phần c bài 2. ______________________________________ Tập làm văn: Tiết 26: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm đuợc nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ ghi tóm tắt 1 số kiến thức về văn kể chuyện. III. Các hoạt động dạy học. A. kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 1 số h/s viết lại bài văn chưa đạt yêu cầu của tiết TLV trước. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1. Đọc yêu cầu. - 1 h/s đọc. Lớp đọc thầm. - Đề nào thuộc loại văn kể chuyện? - HS suy nghĩ trả lời. - Đề 2 - thuộc loại văn kể chuyện. - Vì sao đó là thể loại văn kể chuyện? - Vì đây là kể lại một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo. Bài 2, 3: Đọc yêu cầu. - 2 h/s đọc. - Nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể. - Lần lượt h/s nói. - Viết dàn ý câu chuyện chọn kể. - HS viết nhanh vào nháp. - Tổ chức cho h/s thực hành theo nhóm 2, trao đổi về câu chuyện vừa kể. - Tập kể trao đổi từng cặp theo từng bàn. - Kể chuyện trước lớp. - Trao đổi cùng h/s về câu chuyện h/s vừa kể. ( Hỏi h/s khác cùng trao đổi ). - HS kể chuyện trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét. - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị. - 1 số h/s đọc. Văn kể chuyện - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa. Nhân vật - Là người hay các con vậ, đồ vật, cây cối... được nhân hoá. - Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. Cốt truyện - Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài: ( trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài: ( mở rộng và không mở rộng ) C. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là văn kể chuyện? - Dặn h/s về tập kể chuyện. ______________________________________ Khoa học: Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. Mục tiêu: - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, + Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. + Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, + Vỡ đường ống dẫn dầu, - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. - Có ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước. II. Đồ dùng dạy học. - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nước bị ô nhiễm? Thế nào là nước sạch? - GV nhận xét đánh giá. - 2 h/s trả lời, lớp nhận xét. B. Bài mới. 1. Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. + Mục tiêu: - Phân tích các nguyên nhânh làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm. Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. + Cách tiến hành: - Quan sát từ hình 1- đến hình 8. Trao đổi trong nhóm 2. - Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. - GV gợi ý: + Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H1,4 ) + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H2 ) + Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H3 ) + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H7,8 ) + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H5,6,8 ) - Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm lần lượt lên trao đổi trước lớp về 1 nội dung. - Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương. + Kết luận: - Mục bạn cần biết ( trang 55 ). - GV giới thiệu cho h/s một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm. 2. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước. + Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. + Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 2. - Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - Quan sát các hình, mục bạn cần biêt, thông tin sưu tầm được để trao đổi. - Trình bày. + Kết luận: Mục bạn cần biết - trang 55. C. Củng cố dặn dò: - Em và người dân ở địa phường cần làm gì để nguồng nước không bị ô nhiễm? - Nhận xét tiết học, dặn h/s học thuộc bài, xem trước bài 27. - Đại diện các cặp trả lời, nhóm khác trao đổi, bổ sung. - HS nêu ý kiến. _____________________________________ Sinh hoạt: SƠ KẾT TUẦN 13 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 13. - Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 13. - Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi. II. Các hoạt động chính: 1. Sinh hoạt lớp: - GV tổ chức cho các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 13. Nêu ý kiến phấn đấu tuần 14. - Lớp trưởng nêu ý kiến nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới. - HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến bổ sung. - GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 14. Tuyên dương các em chăm học đi học đều, có tiến bộ. Rút kinh nghiệm cho h/s còn chậm tiến bộ. - Tiếp tục tham gia tốt thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Thể hiện lòng yêu trường,lớp và kính trọng thầy cố qua học tập. 2. Hoạt động tập thể: - HS chơi các trò chơi đã học. - GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia chơi nhiệt tình an toàn.
Tài liệu đính kèm: