Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

2. Kĩ năng :

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục

3. Thái độ : Kính phục người tài .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Tiết 1
Hoạt động tập thể
 Chào cờ
Tiết 2
Toán
Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
i. mục tiêu 
Kiến thức : HS nắm được cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Kĩ năng : HS có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
ii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): Gọi HS lên bảng làm bài 3 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài ( 1 phút)
2.2. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10: ( 5 phút)
GV đưa ra phép tính 27 11, 
Cho HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận.
Để có 297 ta viết số 9 ( là tổng của 7 và 2) xen giữa hai chữ số của 27.
GV cho cả lớp làm thêm một ví dụ, chẳng hạn : 35 11.
2.3.Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: ( 5 phút)
-Cho HS thử nhân nhẩm 48 11 theo cách trên. Vì tông 4 + 8 không là số có một chữ số mà là số có hai chữ số, nên cho HS đề xuất cách làm tiếp.
-GV chốt lại cách làm.
2.4. Thực hành ( 20 phút)
Bài 1 : 
- Yêu cầuHS tự làm cả bài . Gọi ba em lên bảng làm.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
- GV chú ý cho HS khi đi tìm x nên nhân nhẩm với 11. 
- GV cho HS nhận xét và chữa bài. 
Bài 3 : Cho HS đọc bài và tóm tắt bài toán.
GV chấm một số bài và cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Lưu ý HS có thể giải bằng hai cách khác nhau. GV khuyến khích HS giải cách còn lại vào vở ở nhà.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
 3. Củng cố dặn dò ( 3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Nhân với số có ba chữ số.
- 1 HS viết lên bảng.
- HS nhận xét
- HS đặt tính và tính 48 11.Từ đó rút ra cách làm đúng. 
-HS nhận xét và chữa bài. HS nêu cách nhẩm .Chẳng hạn:
a. 34 11 = 374 
b. 11 95 = 1045
- HS tự giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi để rút ra kết luận câu b. là câu đúng
Tiết 3
Đạo đức
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ (tiết 2) 
i. Mục tiêu 
Đã soạn ở tiết một 
ii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ (5phút)
- GV kiểm tra bản liên hệ của bản thân
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2.Các hạot động
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( bài tập 1, SGK). (8phút)
1. HS tự làm bài tập cá nhân.
2. HS trình bày, trao đổi trước lớp.
3. GV kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 4,SGK). (8phút)
- HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của minh trong thời gian sắp tới.
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
 Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. (10phút)
1. HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
2. HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương,... vừa trình bày.
3. GV nhận xét.
Kết luận chung:
- Thời gian là thứ quý, phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
Củng cố -dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
Tiết 4
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao. 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kĩ năng : 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục 
3. Thái độ : Kính phục người tài . 
ii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): HS đọc bài Vẽ tứng của bài trước, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút) 
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30phút)
 a. Luyện đọc 
- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
 b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm toàn bài trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: 
? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? 
? Ông kiên trì thược hiện mơ ước của mình như thế nào?
? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
-GV gọi một số cặp lên trao đổi đôi thoại trước lớp trả lời các câu hỏi trên.
-GV giới thiệu thêm về Xi-ôn cốp-xki.
-GV kết luận 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- GV cho các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn có thể chọn đoạn 1 .
3. Củng cố , dặn dò: (3phút)
- GV hỏi : Câu chuyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
- Hs đọc, trả lời
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- lớp thảo luận nhóm đôi để đặt tên khác cho truyện.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn .
- 3 HS lên thi đọc diễn cảm , cho lớp nhận xét để tìm ra bạn có giọng đọc hay nhất.
Buổi chiều
Tiết 1
Luyện từ và câu
Luyện tập về tính từ 
i. mục tiêu: Củng cố cho HS:
1. Kiến thức 
- Nắm được thế nào là tính từ. 
2. Kĩ năng 
- Tìm được tính từ trong đoạn văn, biết tìm, đặt câu với tính từ.
3. Thái độ : ý thức sử dụng đúng thể loại từ .
ii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gọi một HS lên bản tìm 1 động từ rồi đặt câu.
2. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập (30 phút) 
Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1 : Gạch dưới những tính từ trong các câu sau:
a. Mẹ vừa mua cho Lan một chiếc cặp mới, rộng.
b. Ông em rất tốt bụng.
c. Dáng đi của cô ấy thật nhanh nhẹn, hoạt bát.
d. Bạn Huy lớp em vừa cao, vừa gầy.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2: Viết những tính từ sau vào từng cột cho phù hợp :
Xanh biếc,chắc chán, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà. 
 A	B	C
Tính từ chỉ màu sắc
Tính từ chỉ hình dáng
Tính từ chỉ tính chất
phẩm chất
.............................
............................
................................
................................
................................
................................
- GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải.
 	A	B	C
Từ chỉ sự vật
Tính từ chỉ màu sắc 
của sự vật (1)
Tính từ chỉ hình dáng 
của sự vật (2)
a. Cái bút
b. Cái mũ
................................
................................
................................
................................
- GV gọi 3- 4 HS lên bảng thi làm bài. 
- Cả lớp cùng GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố , dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
-- Chuẩn bị bài sau .
- 2 Hs làm bảng
- Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân bằng bút chì mờ dưới các tính từ.
- HS báo cáo kết quả 
- HS làm vở, gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS làm vở, lên bảng chữa bài.
Tiết 2
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý chí - Nghị lực 
I- mục tiêu
1.Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm: Có chí thì nên.
2. Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
3. Hiểu được ý nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ về ba cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất trong bài tập LTVC tuần trước.
2.Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30 phút)
 Bài tập1:
- Đại diện các cặp trình bày kết quả bài làm. 
- Cả lớp nhận ,GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
 - Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
- GV cần lưu ý cho HS có một số từ vừa là DT,vừa là TT hoặc vừa là ĐT.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài nhắc HS chú ý viết đoạn văn đúng theo yeu cầu của đề bài, có thể viết về một người em biết nhờ đọc qua sách báo hoặc nghe ai kể, có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn viết văn hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ớc mơ, HTL các tục ngữ ở bài tập 4.
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân ( mỗi HS đặt 2 câu, một câu với từ ở nhóm a, một câu với từ ở nhóm b ).
- HS lần lượt báo cáo 2 câu mình đã đặt.
-Một vài HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học hoặc đã biết.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình trước lớp
Tiết 3
Kỹ thuật
Thêu lướt vặn (tiết 1) 
i. mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn .
2. Kĩ năng 
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu .
3. Thái độ 
- HS hứng thú học tập .
ii. đồ dùng dạy học 
- Một mảnh vải sợi bông màu trắng , kích thước 20 x 30 cm 
- Len , chỉ thêu khác màu vải 
- Kim khâu len , kim khâu 
- Phấn vạch , thước , kéo
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra (3 phút): KT sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1 phút)
2.2 . Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (5 phút)
- GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn 
- HS rút ra khái niệm thêu lướt vặn 
- GV giới thiệu môt số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn 
2.3. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật (20 phút)
- GV treo tranh qui trình , HS quan sát tranh và các hình trong SGK để nêu qui trình thêu lướt vặn .
- Gọi một vài HS vạch dấu đường thêu và ghi số thứ tự lên bảng .
- HS quan sát hình 3a, b, c, rồi nêu cách bắt đầu thêu , thêu mũi thứ nhất , mũi thứ hai . Sau đó GV thực hiện thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu , thêu mũi thư nhất , mũi thứ hai .
- HS trả lời về cáh thêu mũi thứ ba , thứ tư , thứ năm ....
- HS quan sát hình 4 để nêu cách kết thúc đờng thêu lướt vặn .
- GV hưỡng dẫn nhanh các thao tác thêu lướt vặn lần hai .
- HS so sánh sự giống và khác nhau giữa thêu lướt vặn và cách khâu đột mau .
- HS đọc phần ghi nhớ .
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau đ ...  thi kể câu chuyện của mình trước lớp .
- Mỗi HS kể xong, cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật, chi tiết,nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò . (3phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe, xem trước nội dung bài kể chuyện tuần sau.
- HS kể, trả lời câu hỏi.
- HS đọc đề bài .
- HS nối tiếp nhau đọc ba gợi ý (1,2,3) . Cả lớp theo dõi .
- HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể, trao đổi.
- Cả lớp bình chọn cá nhân có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất ,bạn đặt được câu hỏi hay nhất .
Tiết 4
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi. . 
2. Kĩ năng 
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường..
3. Thái độ : 
- ý thức sử dụng đúng thể loại câu .
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ
 iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút): - Gọi 1 HS l đọc lại đoạn văn BT3
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2.Phần nhận xét: (10phút)
- GV đưa bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu, .
Bài tập 1: 
- GV chép các câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi. 
- Cho HS đọc lại các câu hỏi đó.
Bài tập 2,3: 
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó mời một HS đọc bảng kết quả
- GV đưa ra kết luận.
2.3. Phần ghi nhớ: (3phút)
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
2.4. Phần luyện tập: (17phút)
Bài tập 1: 
GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả,GV và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn.
Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi - đáp thành thạo, tự nhiên đúng ngữ điệu.
Bài tập 3:
GV gợi ý các tình huống cho HS
GV nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS soạn bài của tuần sau.
- Lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1,2,3.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc nội dung của bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm bài văn Thưa chuyện với mẹ,Hai bàn tay, làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc yêu cầu của đề ( đọc cả ví dụ – M ).
-Từng cặp HS đọc thầm bài văn: Văn hay chữ tốt, chọn 3,4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp.
- Một số cặp thi hỏi - đáp .
-HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ,tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
Buổi chiều
Tiết 1
Toán
Luyện tập: Nhân với số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cho HS:
1. Kiến thức : Cách thực hiện Nhân với số có ba chữ số.
2. Kĩ năng : - áp dụng để giải các bài toán có liên quan
3. Thái độ: Biết ứng dụng vào thực tế.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a. 246 158
 432 264
641 537
14374 22
Bài 2: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:
m
345
660
378
554
m 256
Bài 3: Tính
 a. 234123 + 4567	 b.135790 - 324205
Bài 4: 
Tính diện tích một khu đất hình vuông có cạnh dài 105m.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài	
3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Tự học
- Toán: Giải đáp các thắc mắc của HS. Rèn kỹ năng làm tính nhân với số có ba chữ số.
- Tiếng Việt: Luyện tập về Dấu chấm hỏi.
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006
Tiết 1
Toán
Tiết 65: Luyện tập chung
i. mục tiêu : Giúp HS, củng cố về :
1. Kiến thức 
Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
Lập được công thức tính diện tích hình vuông..
 2. Kĩ năng 
 - Biết tính toán, tính nhanh một cách hợp lí, tính diện tích hình vuông.
Thái độ :
- Tính chính xác và yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ đã viết sẵn các biểu thức ghi lại tính chất của phép nhân.
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút): GV kiểm tra VBT của HS 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Thực hành: (30phút)
Bài 1 : 
- Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài .
Bài 2 : 
- Có thể chọn bài tập 268 235, 324 250, 309 207 cho cả lớp làm bài
- GV ghi phép tính lên bảng , gọi 2 HS lên bảng tính.
- GV và HS nhận xét và chữa bài 
Bài 3 :
- Mục đích của bài là HS biết áp dụng tính chất đã học để tính nhanh.
Bài 4 : 
- G ọi HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Nhắc HS cần đổi đơn vị đo thời gian ra phút.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Chia một tổng cho một số.
- HS làm bảng, vở 
- HS làm bảng, vở
- HS tự làm bài vào vở sau khi đã hướng dẫn HS cách làm.
- HS nhận xét cách làm và kết quả.
- HS nêu cách làm, giúp HS biết cách giải.
- HS làm bài rồi chữa bài .
Tiết 2
địa lí
Người dâm ở đồng bằng Bắc Bộ.
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Nắm được người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Nắm được sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân đoòng bằng Bắc Bộ.
2. Kĩ năng :
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Thái độ :
-Tôn trọng các thành quả LĐ của người và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút):? Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Chủ nhân của đồng bằng: (15 phút)
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi sau:
?Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
? Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là đân tộc nào?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
?Làng của người Kinh ở ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
? Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ ?
? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
? Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- HS lên bảng trình bày kết quả làm việc.
- GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ, vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó.
2.3. Trang phục và lễ hội (15 phút)
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu Biết của bản thân thảo luận theo gợi ý :
 + Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
 + Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
 + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung . GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
- GV giới thiệu về một số trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà HS chưa biết đến. GV kể thêm một số lễ hội của người dân ở đây ( Nêu rõ tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội) 
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Tiết 3
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
i. mục tiêu
1. Kiến thức 
- Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của bài văn kể chuyện.
2. Kĩ năng : 
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với bạn bè về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện , kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (5phút): GV kiểm tra sự chuẩn của HS.
2.Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài (1phút) 
2.2. Hướng dẫn HS ôn tập:
* Bài tập 1:
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2,3: 
Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện/ tính cách nhân vật/ cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn cùng trả lời hoặc ngược lại – trả lời những câu hỏi mà thầy cô và các bạn đặt ra.
Cuối cùng GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt, gọi một HS đọc
3. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà xem lại phần tóm tắt kiến thức về văn kể chuyện.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
-HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3.
- Một số HS nói đề tài chuyện mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
-Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của bài tập 3
- HS đọc
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 13
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Nhất, Cầm, Tùng...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em quên đồ dùng học tập (Cầm, Sơn, Thành...)
- Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Sơn, Đỗ Yến, Thành Công, )
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_nguyen_thi_vui_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc