Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Giáo viên: Nguyễn Trung Sỹ - Trường Tiểu học Hải Lựu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Giáo viên: Nguyễn Trung Sỹ - Trường Tiểu học Hải Lựu

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp)

(Tô Hoài)

I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.

2. Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa nội dung bài.

 - Giấy viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 37 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Giáo viên: Nguyễn Trung Sỹ - Trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp)
(Tô Hoài)
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
2. Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa nội dung bài.
	- Giấy viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS:
- Nhận xét cho điểm.
- Đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” và nêu nội dung bài.
- Đọc truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” và nêu ý nghĩa của truyện.
C. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu:
2. Nội dung:
a. Luyện đọc:
? Bài chia làm mấy đoạn
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
GV: Đọc diễn cảm toàn bài.
HS: 3 đoạn.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lần.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- Nghe GV đọc.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
- Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. 
- Đọc thầm đoạn 2 và cho biết: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
- Đầu tiên, Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của 1 kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện “chóp bu”, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta.
- Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách”.
- Đọc thầm đoạn 3 và cho biết: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
HS: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng.
? Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào
HS: Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang phá hết các dây tơ chăng lối.
HS: Đọc câu hỏi 4 trao đổi, thảo luận chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn.
GV gợi ý: - Tráng sĩ
 - Võ sĩ
 - Chiến sĩ
 - Hiệp sĩ
 - Dũng sĩ
=> Tốt nhất là chọn danh hiệu Hiệp sĩ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV khen những em đọc tốt.
HS: Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 1, 2 đoạn.
+ GV đọc mẫu.
- HS: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đọc lại bài truyện
____________________________________
Toán
các số có 6 chữ số
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sử dụng các bảng gài có thẻ ghi số.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên chữa bài về nhà.
- Nhận xét và cho điểm.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu - ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn bài mới:
a. Số có 6 chữ số:
Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quan hệ giữa các hàng liền kề.
HS: Nêu 10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
Hàng trăm nghìn:
- GV giới thiệu: 
10 chục nghìn = 100 nghìn
100 nghìn viết là 100 000
a.3/ Viết và đọc số có 6 chữ số:
- GV cho HS quan sát bảng có viết sẵn các hàng đơn vị -> trăm nghìn
HS: Gắn các thẻ số 100 000; 10 000;  10; 1 lên các cột tương ứng.
- Đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn
bao nhiêu chục nghìn
bao nhiêu đơn vị
- GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng. 
- Xác định lại số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- GV hướng dẫn HS viết số và đọc số.
- Tương tự như vậy, GV lập thêm vài số nữa, sau đó cho HS lên bảng viết và đọc số.
- GV viết số, sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1 000; 100; 10; 1 và các tấm 1, 2, 3, , 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
a. GV cho HS phân tích mẫu.
b. GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 5 2 3 4 5 3 
Cả lớp đọc số 5 2 4 4 5 3 .
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu và tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
+ Bài 3:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc các số đó.
+ Bài 4: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
GV nhận xét, chấm bài cho HS.
- Viết các số tương ứng vào vở.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, về nhà học và làm bài tập.
______________________________________
Buổi chiều
chính tả (Nghe - viết)
mười năm cõng bạn đi học
I. Mục tiêu:
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”.
2. Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm vần, dễ lẫn s/x, ăn/ăng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy khổ to ghi sẵn bài tập 2.
- Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, uốn nắn và cho điểm.
HS: 2 em lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp những tiếng có âm đầu n/l hoặc vần an/ang.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu - ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
HS: - Cả lớp theo dõi.
 - Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý tên riêng cần viết hoa.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết vào vở. Mỗi câu đọc 2 lượt.
HS: Nghe - viết bài vào vở.
GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Soát lỗi.
- GV chấm 7 đến 10 bài.
HS: từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Có thể đối chiếu SGK và sửa lỗi ra lề.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui “Tìm chỗ ngồi”, suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV: Dán giấy ghi sẵn nội dung truyện vui lên bảng.
HS: 3 - 4 lên thi làm đúng, làm nhanh.
- Từng em đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui.
- Cả lớp và GV nhận xét từng bạn về chính tả, phát âm, khả năng hiểu đúng tính khôi hài, châm biếm của truyện.
- Lời giải đúng:
+ Lát sau - rằng - phải chăng - xin bà - băn khoăn - không sao! để xem.
+ Tính khôi hài của truyện:
“Ông khách  mà thôi”
* Bài 3b:
HS: 2 em đọc câu đố.
- Cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải đố.
- Dòng 1: chữ trăng
- Dòng 2: chữ trắng
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm 10 từ ngữ bắt đầu bằng s
________________________
Toán (Bổ sung)
Ôn tập các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu.
- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán nâng cao 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nội dung:
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong Vở bài tập Toán nâng cao - tập 1.
+ Bài 1: (Tr.10)
- Luyện tập cách đọc, viết các số có sáu chữ số.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào VBT
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
+ Bài 2: (Tr.11)
- Củng cố cách đọc số với các số có sáu chữ số.
- Gọi 1 số hs phát biểu tại chỗ
- Làm bài vào vở bài tập, sau đó phát biểu
+ Bài 3: (Tr.11)
a. Viết các số thành tổng.
b. Viết các tổng thành số.
- 4 hs lên bảng, dưới lớp hs làm bài vào VBT.
a. 726146 = 700000 + 20000 + 6000 + 100 + 40 + 6
b. 400000 + 50000 + 3000 + 600 + 20 + 9 = 453629
- Các số còn lại làm tương tự như trên.
+ Bài 4: (Tr.11)
Tìm các số có sáu chữ số và có tổng bằng 2?
- Các số tìm được là: 100001, 100010, 100100, 101000, 110000, 200000
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét chung giờ học
	- Nhắc nhở hs đọc trước bài.
_________________________
Tiếng việt (bổ sung)
Luyện viết bài 2
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: Bài tập đọc cho ta hiểu thêm điều gì?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
- HS thực hiện
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- Viết bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
thể dục
quay trái, quay phải, dàn hàng, dồn hàng
trò chơi: thi xếp hàng nhanh
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay phải, trái đúng kỹ thuật, đều, đẹp, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh” biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi.
II. Địa điểm - phương tiện:
	- Sân trường sạch, chuẩn bị còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu, chỉnh đốn hàng,
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Giậm chân đếm theo nhịp 1 - 2.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn đội hình đội ngũ:
- Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
+ GV quan sát HS tập để sửa chữa những sai sót.
+ GV quan sát, đánh giá sửa chữa những sai sót.
+ GV cho cả lớp tập lại để củng cố(2 lần)
- Tập dưới sự điều khiển của GV, có sửa sai cho HS.
- Chia tổ tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
HS: - 1 tổ chơi thử 1 - 2 lần.
- Cả lớp chơi thử 1 - 2 lần
- Cả lớp chơi chính thức có thi đua 2, 3 lần.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài 1 – 2 phút.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà tập lại các động tác vừa học cho thành thạo.
HS: làm động tác thả lỏng 2 – 3 phút.
- Nêu lại nội dung bài.
- Cho cả lớp ngồi nghỉ tại chỗ để chuẩn bị học giờ sau.
____________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm “thương  thân”. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2. Học nghĩa 1 số từ và đơn v ... giảI thích
GV nhận xét cho điểm
HS làm bài vào vở sau đó lên bảng làm bài 
Lớp nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Giấy khổ to, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
? Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào
HS: 2 em nêu lại phần ghi nhớ.
- Qua hành động, lời nói, hình dáng và ý nghĩ của nhân vật.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Phần nhận xét:
- GV phát cho 3 - 4 em phiếu làm và dán lên bảng, còn lại làm vào vở.
HS: 3 HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1, 2, 3
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò.
? Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này (ý 2)
HS: Trả lời miệng.
=> GV kết luận lời giải đúng:
ý 1: - Sức vóc gầy yếu bự những phấn như  lột.
- Cảnh: mỏng như  non, ngắn  quen mở.
- Trang phục: mặc áo thâm dài  điểm vàng.
ý 2: Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp đáng thương, dễ bị bắt nạt, ăn hiếp.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 - 4 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: GV viết sẵn đoạn văn vào giấy dán lên bảng, gọi 1 HS lên gạch dưới các chi tiết miêu tả trả lời câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm đoạn văn và tự gạch vào vở bài tập.
a) Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
b) Thân hình - đầu gối cho thấy chú bé là con 1 gia đình nông dân nghèo luôn vất vả. 
- Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú rất hiếu động 
- Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- Treo tranh minh hoạ truyện thơ “Nàng tiên ốc” để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện yêu cầu của bài.
- 2 - 3 HS thi kể, cả lớp nhận xét bổ sung.
5. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài.
___________________________________
Toán
Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
HS: 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn rồi yêu cầu em đó viết tiếp số mười trăm nghìn.
HS: 1000, 10000, 100000, 100000.
- GV giới thiệu mười trăm nghìn còn gọi là một triệu. Một triệu viết là 1 000 000
- GV yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả mấy số 0.
HS: - có 6 chữ số 0.
- GV giới thiệu tiếp: mười triệu còn gọi là một chục triệu rồi cho HS tự viết số mười triệu ở bảng.
HS: Viết bảng con 10 000 000.
- GV nêu tiếp: mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu và cho HS ghi số một trăm triệu vào bảng.
HS: Viết bảng con 100 000 000.
- GV nêu tiếp: Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu. Sau đó thôi cho HS nêu.
à Lớp triệu gồm các hàng: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đếm thêm từ 1 triệu -> 10 triệu
10 triệu -> 100 triệu
100 triệu -> 900 triệu
+ Bài 2:
HS: Quan sát mẫu rồi tự làm.
+ Bài 3:
HS: Nêu yêu cầu và tự làm vào vở.
+ Bài 4:
HS: 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
GV lưu ý HS nếu viết số ba trăm mười hai triệu ta viết số 312 sau đó thêm sáu chữ số 0 tiếp theo.
4. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
__________________________________
Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn 
vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu:
- HS có thể sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
- Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường và nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 10, 11 SGK.
	- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, cho điểm.
HS: Trả lời câu hỏi bài trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài. 
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Tập phân loại thức ăn.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Yêu cầu HS mở SGK và trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi 3 SGK.
HS: - Làm việc theo cặp đôi nói tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày.
- Quan sát H10 và hoàn thành bảng sau: (SGV trang 36).
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV nghe HS trình bày rồi đi đến kết luận:
à Phân loại thức ăn theo các cách:
- Phân loại theo nguồn gốc động vật hay thực vật.
- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng có thể chia 4 nhóm: chất bột đường + chất đạm + chất béo + vitamin và chất khoáng.
HS: Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: HS làm việc theo cặp.
HS: Nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường trang 11 SGK và tìm hiểu vai trò.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Nói tên các thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình trang 11 SGK
? Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày
? Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà các em thích ăn
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Nhận xét, bổ sung.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho HS.
HS: - Làm việc với phiếu học tập.
- 1 số HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
___________________________________
Tiếng việt (bổ sung)
Luyện tập: tả ngoại hình nhân vật
trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu.
HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Trắc nghiệm TV 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nội dung:
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
+ Bài 1: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn những gì để cho thấy nhân vật đó thông minh?
Đôi mắt.
Đôi tay.
Vầng trán.
- Đáp án a, c.
+ Bài 2: Cần chọn những gì về ngoại hình để tả nhằm chứng tỏ nhân vật là người lao động ngoài trời vất vả?
Đôi tay.
Làn da.
Đôi mắt
- Đáp án a,c
+ Bài 3: Cần chọn những gì để tả nhằm là cho người đọc hình dung ra nụ cười tươi tắn?
Đôi mắt.
Đôi môi.
Đôi má.
Hàm răng.
Đáp án: a, b, d
+ Bài 4: Viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu miêu tả niềm vui của mẹ khi thấy em đã làm được một việc tốt.
GV gợi ý cho học sinh.
Thu vở, chấm chữa bài cho hs
Đọc bài làm tốt nhất của hs trước lớp
- Làm bài cá nhân.
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét chung giờ học
	- Nhắc nhở hs đọc trước bài.
_____________________________________
Buổi chiều
TOáN( Bổ SUNG)
Luyện tập: triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu.
- Giúp HS biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán nâng cao 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nội dung:
- Hướng dẫn hs làm bài tập trong Vở bài tập Toán nâng cao - tập 1.
+ Bài 1: (Tr.15) Nối theo mẫu.
- Củng cố cách đọc số.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào VBT
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
+ Bài 2: (Tr.16) 
- Cho biết giá trị của chữ số 7 và chữ số 1 trong các số sau: 715000000, 157000000, 759641.
- Nhận xét chữa bài cho hs.
- 3 hs lên bảng, dưới lớp hs làm bài vào vở bài tập.
+ Bài 3: (Tr.16) Viết theo mẫu.
- GV gọi 4 hs lên bảng.
a. Trong số 67000000, lớp triệu gồm các chữ số: 6 ; 7.
- Làm tương tự với các phần b, c, d.
+ Bài 4: (Tr.16)
Viết các số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn hs làm.
- GV thu vở, chấm chữa bài cho hs.
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm vào VBT.
a. Số lớn nhất có sáu chữ số và có tổng bằng 22: 994000.
b. Số bé nhất có sáu chữ số và có tổng bằng 22: 100399
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét chung giờ học
	- Nhắc nhở hs đọc trước bài.
____________________________________
Sinh hoạt tập thể
NHậN XéT TUầN 2
 I- Mục tiêu :
- Kiểm điểm các hoạt đọng trong tuần của lớp
- Đề ra phương hướng hoạt động học tập tuần 3
III- các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức: Hát
2. Sinh hoạt:
A. Kiểm điểm trong tuần;
 Lớp trưởng báo cáo và tổ trưởng mọi mặt
 Gv nhận xét chung:
+ Học tập : chưa tập chung học bài ,còn quên kiến thức cũ
 Kết quả làm chưa đúng , về nhà chưa hoàn thành BT
+ Nề nếp : rất lộn xộn ,chưa đúng với tư cách của người đội viên
 Còn HS quên mang khăn quàng đỏ 
+ Vệ sinh: chưa sạch ,GV còn phải nhắc nhở
 Vệ sinh cá nhân chưa tốt quần áo chưa gọn gàng 
+ các hoạt động khác : Chưa sôi nổi 
+ VSCĐ cao có kết quả cao
B. Phương hướng tuần 3.
Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
Thi đua học tôt ,thực hiện tốt nghĩa vụ của người HS.
3 .Văn nghệ 
 Cá nhân, tập thể
4. Dặn dò;
Thực hiện tốt phương hướng .
Nhận xét của BGH:
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 day 2 buoi tren ngay.doc