Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Đinh Thị Lộc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Đinh Thị Lộc

Lịch sử

Làm quen với bản đồ ( tt)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ.

2. Kỹ năng: Xác định được 4 phơng hướng chính ( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ. Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.

3. GD: Có tinh thần tích cực học tập

II.Đồ dùng dạy học :

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Đinh Thị Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 1/9/2012
Ngày dạy: 3/9/2012
Thứ hai ngày 3 thỏng 9 năm 2012
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá
 (GV chuyên dạy)
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tt)
I.Mục tiêu : 
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện giọng đọc.
2. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
3. GD: Có tinh thần thông cảm và chia sẻ với người không may.
II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:5’
- Gọi hs đọc thuộc bài" Mẹ ốm" và trả lời câu hỏi đoạn đọc.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:30’
a.Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài đọc :Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
b.Hướng dẫn luyện đọc. 
*.Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu cả bài.
c.Tìm hiểu bài:
- Trận địa mai phục của bạn nhện đáng sợ ntn?
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
- Dế Mèn đã nói ntn để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
- Bọn Nhện sau đó đã hành động ntn?
- Nêu nội dung chính của bài.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
 - Gv đọc mẫu.
3.Củng cố dặn dò:2’
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc thuộc lòng bài thơ,trả lời câu hỏi của bài.
- Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
-Hs nghe.
- Bọn Nhện chăng tơ ngang kín đường.
- Chủ động hỏi , lời lẽ oai phong
Hành động tỏ rõ sức mạnh: Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách
- Phân tích theo cách so sánh và đe doạ chúng.
- Chúng sợ hãi dạ ran , phá dây tơ chăng lối.
+Hs thảo luận theo nhóm câu hỏi 4 chọn danh hiệu cho Dế Mèn.
Danh hiệu : Hiệp sĩ là phù hợp nhất.
- Hs nêu ,Ca ngợi Dế Mốn cú tấm lũng nghĩa hiệp-bờnh vực kẻ yếu xoỏ bỏ ỏp bức bất cụng.
- 3 hs thực hành đọc 3 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs nêu lại nội dung chính.
Toán
Các số có sáu chữ số
I.Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề
2. Kỹ năng: Viết và đọc các số có tới sáu chữ số
3. GD: Tự giác học tập
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:5’
- Gv viết viết bảng:
87 235 , 28 763
- Yêu cầu hs đọc số , phân tích các hàng thành tổng.
- Gv nhận xét.
2.Bài mới:30’
a.Giới thiệu bài.
b.Các số có 6 chữ số.
*.Ôn về các hàng đơn vị , chục , trăm , nghìn , chục nghìn.
*.Hàng trăm nghìn.
*.Viết và đọc các số có sáu chữ số.
- Gv gắn các thẻ lên các cột tương ứng.
- Gv ghi kết quả xuống dưới.
- HD hs đọc các số và viết các số.
c.Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu.
b.Gv đưa hình vẽ ở sgk.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét.
Bài 3:Đọc các số tương ứng.
- Gv viết các số lên bảng.
- Gọi hs nối tiếp đọc các số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:Viết các số sau.
- Gv đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:2’
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc 2 số, phân tích số thành tổng, lớp làm vào bảng con.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu quan hệ giữa các hàng liền kề.
VD : 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm.
- Hs nêu :
10 chục nghìn = 100 000
- Hs quan sát bảng các hàng từ đơn vị đến 100 000
- Hs đếm kết quả.
- Hs đọc số vừa phân tích sau đó viết số vào bảng con.
- Hs lập thêm 1 số các số khác.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs phân tích mẫu phần a.
- Hs nêu kết quả cần viết
 523 453
- Cả lớp đọc số.
- 1 hs lên bảng, lớp làm vào nháp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp , mỗi em đọc 1 số.
93 315 : Chín mươi ba nghìn ba trăm mười lăm.
- 1 hs đọc đề bài.
- 2 hs lên bảng viết số, lớp viết vào bảng con.
63 115 ; 723 936 ; 943 103 ; 860 372
Lịch sử
Làm quen với bản đồ ( tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ.
2. Kỹ năng: Xác định được 4 phơng hướng chính ( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ. Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ. 
3. GD: Có tinh thần tích cực học tập
II.Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ :3’
2/Dạy bài mới :28’
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn tỡm hiểu bài:
HĐ1: Cách sử dụng bản đồ.
B1: Thảo luận.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
- Đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí ?
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam?
B2:Gọi hs trả lời.
B3:Gv kết luận : sgv.
HĐ2:Thực hành theo nhóm.
- Hs làm việc theo nhóm : xác định các hướng và các kí hiệu trên bản đồ địa lí và bản đồ hành chính Việt Nam.
- Gọi hs các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- Treo bản đồ hành chính, địa lí Việt Nam lên bảng , yêu cầu hs lên thực hành chỉ và nêu các kí hiệu , các hướng.
- Gv nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:2’
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Nội dung thể hiện trên bản đồ.
- 3 hs nêu.
- 2 hs lên chỉ.
- Nhóm 6 hs quan sát bản đồ thảo luận và chỉ bản đồ theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- 4 - 5 hs lên bảng chỉ bản đồ.
.................................................................................................
Ngày soạn: 3/9/2012
Ngày dạy: 4/9/2012
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: Luyện viết các số có tới sáu chữ số.
2. Kỹ năng: viết dúng, đọc chính xác các số có sáu chữ số.
3. GD: tính cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học :
III.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ:5’
- Gọi hs lên bảng viết số có sáu chữ số và đọc , phân tích hàng.
- Gv nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:30’
a/ Giới thiệu bài.
b/Hướng dẫn luyện tập.
*Ôn lại các hàng.
- Cho hs ôn lại các hàng đã học và mối quan hệ giữa các hàng.
+Gv viết số: 825 713
- Yêu cầu hs đọc số , phân tích số
*Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở , đọc kết quả.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Đọc các số sau.
- Gọi hs đọc đề bài.
a. Gọi hs nối tiếp đọc các số đã cho.
b.Cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào?
- Chữa bài , nhận xét.
Bài 3: Viết các số sau.
- Gv đọc từng số .
- Cho hs viết vào bảng con, 2 hs lên bảng.
- Gv nhận xét.
Bài 4:Viết các số thích hợp vào chỗ trống.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi 1 số hs lên thi điền tiếp sức.
- Chữa bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:2’
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 hs lên bảng viết mỗi em một số và thực hiện theo yêu cầu.
- Hs theo dõi.
- Hs xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào.
- Hs đọc các số:
850 203 ; 820 004 ; 800 007 ; 832 100
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài.
425 301 ; 728 309
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp , mỗi em đọc 1 số.
2 453: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
762543:Bảy trăm sáu hai nghìn năm trăm bốn ba.
53620:Năm ba nghìn sáu trăm hai mươi.
VD: 2453:Chữ số 5 ở hàng chục
762543:Chữ số 5 ở hàng trăm
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết vào bảng con.
4300 ; 24316 ; 24301
180715 ; 307421 ; 999 999
- Hs đọc đề bài.
- Hs lên bảng thi viết tiếp sức.
a.600 000 ; 700 000 ; 800 000
b.38 000 ; 39 000 ; 400 000
c.399 300 ; 399 400 ; 399 500
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ:nhân hậu,đoàn kết
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2. Kỹ năng: Sử dụng từ đúng văn cảnh, đúng nghĩa.
3. Giáo dục tình thương yêu đồng loại
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
- Một số tờ giấy trắng khổ to.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:5’
- Gọi hs lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con các tiếng chỉ người thân trong gia đình mà phần vần chỉ có 1 âm , 2 âm.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:28’
a/ Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 1: Tìm các từ ngữ.
a.Thể hiện lòng nhân hậu.
b.Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
c.Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.
d.Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Tìm nghĩa của từ "Nhân".
a.Từ nào tiếng nhân có nghĩa là người?
b.Từ nào tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.
- Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 3:Đặt câu.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Gọi hs nối tiếp đọc câu đặt được. 
- Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Tìm hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì và chê điều gì?
2.Củng cố dặn dò:2’
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs viết:
VD: bố , mẹ , chú , dì
- Bác , thím , ông , cậu
- Hs theo dõi.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân vào vở.Chữa bài
a.Nhân đức, bao dung , nhân ái
b.Căm ghét , độc ác, bạc ác
c.Lá lành đùm lá rách , 
d.Thờ ơ , lạnh nhạt , bàn quan , 
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs thảo luận theo nhóm 2, trình bày kết quả trước lớp.
+Người : công nhân , nhân dân , nhân loại , nhân tài.
+Lòng thương người: nhân hậu , nhân ái , nhân đức , nhân từ.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs đặt câu , nêu miệng kết quả câu vừa đặt được.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs trao đổi về nội dung của 3 câu tục ngữ- tiếp nối nói về nôi dung khuyên bảo, chê bai ở từng câu.
a.Khuyên ta sống hiền lành , nhân hậu.
b.Chê người có tính xấu, hay ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc.
c.Khuyên ta phải đoàn kết.
Đạo đức
Trung thực trong học tập ( tiết 1)
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS nhận thức được: cần phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Kỹ năng:Biết trung thực trong học tập 
3. GD: Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập
II.Tài liệu và phương tiện:
Sgk đạo đức.
Tranh minh hoạ sgk
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: 5’
- Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?
2.Bài mới: 28’
a/ Giới ... ào tháng 1 và tháng 7?
B2: Gv kết luận : sgv.
B3: Tổng kết :
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình, khí hậu của dãy HLS?
3.Củng cố dặn dò:2’
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu tên bản đồ, chỉ bản đồ và đọc tên dãy núi HLS.
- 3 - 4 hs chỉ.
- Sông Gâm ; Ngân Sơn , Bắc Sơn , Đông Triều , HLS .Dãy HLS dài nhất.
- Phía trái của sông Hồng, phía phải của sông Đà.
- Chiều dài: khoảng 180 km , chiều rộng:gần 30 km.
- Sườn núi: rất dốc; thung lũng : hẹp và sâu.
- Hs chỉ bản đồ và nêu : Độ cao của dãy HLS là 3143 m.
- Vì Phan - xi - păng là đỉnh núi cao nhất nước ta.
- Có nhiều đỉnh nhọn , quanh năm mây phủ.
- Hs đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Lạnh quanh năm.
- 3 - 4 hs chỉ bản đồ vị trí Sa Pa.
- Tháng 1: 90C ; tháng 7: 280C
Khí hậu Sa Pa mát mẻ , có nhiều phong cảnh đẹp, là nơi du lịch , nghỉ mát lý tưởng.
- Hs nêu lại các nội dung vừa học.
Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu
2. Kỹ năng: thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ 
3.GD: Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động
II. Đồ dùng dạy – học:
- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
+ Một số mẫu vải và chỉ khâu chỉ thêu các màu.
+ kim khâu, kim thêu các cỡ.
+ kéo cắt vải, khung thêu cầm tay, phấn màu, thước dẹt, thước dây. 
 + Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
III. Các hoạt động dạy- học
1.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu một số sản phẩm may, khâu, thêu.
 - GV nêu mục đích bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về vật liệu khâu thêu
a.Vải:
- HS đọc nội dung a SGK, quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày mỏng của một số mẫu vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- GV nhận xét và kết luận:Vải là vật liệu chính để may, khâu, thêu thành quần, áo và nhiều sản phẩm cần thiết khác cho con người.
- GV hướng dẫn HS chọn vải để khâu, thêu ( vải sợi bông, vải sợi pha).
b. Chỉ:
- HS đọc mục b SGK trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK
- GV giới thiệu một số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu.
- Kết luận: Chỉ khâu, chỉ thêu được làm từ nguyên liệu như sợi bông,sợi lanh, sợi hoá học,tơ và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
- HS quan sát hình 2 SGK nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh với kéo cắt chỉ.
- GV thực hành sử dụng kéo cắt vải, kéo cắt chỉ cho HS quan sát.
- GV giới thiệu thêm về lưu ý khi sử dụng kéo cắt vải
- HS quan sát hình 3 nêu cách cầm kéo cắt vải
- GV hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải
- 1,2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải, các em khác theo dõi nhận xét
3. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS tìm hiểu trước cách sử dụng kim...
Ngày soạn: 5/9/2012
Ngày dạy: 7/9/2012
Thứ sáu ngày 7háng 9 năm 2012
Thể dục
Động tác quay sau - Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
 (GV chuyên dạy)
Toán
Triệu và lớp triệu
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết đợc thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
2. Kỹ năng: Xác định đúng các hàng trong từng lớp
3. GD: Tính cẩn thận, chính xác.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:3’
- Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm ntn?
2.Bài mới:30’
a/ Giới thiệu bài.
b.Ôn luyện kiến thức.
- Gv viết số : 653 720
+Hãy đọc số và cho biết số trên có mấy hàng,là những hàng nào? mấy lớp, là những lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
 Lớp nghìn gồm những hàng nào?
c.Giới thiệu lớp triệu:
- Gv giới thiệu: Lớp triệu gồm hàng triệu , chục triệu , trăm triệu.
- 10 trăm nghìn gọi là một triệu.
+Một triệu có tất cả mấy chữ số 0? 
- 10 triệu còn gọi là một chục triệu
- 10 chục triệu còn gọi là một trăm triệu
- Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
d.Thực hành:
Bài 1:Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- Tổ chức cho hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
-Tổ chức cho hs thi điền tiếp sức theo 2 nhóm.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Viết các số sau.
- Gv đọc từng số cho hs viết vào bảng.
- Gv nhận xét.
Bài 4: Viết theo mẫu.
- Gọi hs giải thích mẫu.
- Tổ chức cho hs viết bài vào vở.
- Gv chữa bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:2’
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.`
- 2 hs nêu và lấy ví dụ.
- Hs đọc số:Sáu trăm năm ba nghìn bảy trăm hai mươi.
- Lớp đơn vị gồm hàng:Trăm, chục , đơn vị
Lớp nghìn gồm hàng:nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Hs lên bảng viết các số:
1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1000 000
- Sáu chữ số 0.
- 3 - 4 hs nêu lại các hàng từ bé đến lớn.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
1 triệu , hai triệu , , 10 triệu.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp lên bảng viết thi tiếp sức.
10 000 000 60 000 000
100 000 000 200 000 000
300 000 000 80 000 000
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết số vào bảng vở nhỏp, 2 hs lên bảng viết.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
Đọc số , viết số đã cho vào bảng.
Luyện từ và câu
Dấu hai chấm
I.mục tiêu:
1.Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
2.Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
3. GD ý thức tìm hiểu về cái hay của câu trong Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học:
- VBT tiếng việt t1
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
2.Dạy bài mới:30’
a.Giới thiệu bài:
b.Phần nhận xét.
Bài 1:
- Gọi hs đọc câu văn.
+Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm : Tác dụng của dấu hai chấm?
- Gọi hs trình bày kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
*Ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
c.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm.
- Gọi hs đọc từng câu văn.
- Tổ chức cho hs làm bài theo cặp.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi hs đọc đoạn văn vừa viết.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:2’
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs đọc to các câu văn.
- Nhóm 2 hs phân tích , nêu tác dụng của dấu hai chấm.
- Các nhóm nêu kết quả.
a. Dấu ( : ) báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.
b.Báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn , kết hợp với dấu gạch ngang.
c.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những dấu hiệu lạ
- 2 hs đọc ghi nhớ.
+1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo cặp, trình bày két quả.
a.Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của cô giáo.
b.Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời giải thích những cảnh vật dưới tầm bay của chuồn chuồn.
 - 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết bài vào vở.
- 4 - 5 hs đọc đoạn văn vừa viết.
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong
văn kể chuyện
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
2. Kỹ năng: Dựa vào đặc diểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truỵên 
3. GD: Trung thực trong học tập
II.Đồ dùng dạy học:
-VBT tiếng việt 4 t1
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
- Khi kể hành động của nhân vật ta cần lưu ý điều gì?
- Tính cách của nhân vật thường thể hiện qua những phương diện nào?
-GV nhận xột ghi điểm.
2.Bài mới:30’
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn tỡm hiểu bài:
HĐ1:Phần nhận xét:
- Tổ chức cho hs đọc thầm đoạn văn thảo luận nhóm yêu cầu 2 ; 3.
+Chị Nhà Trò có đặc điểm ngoại hình ntn?
- Gọi hs trình bày.
+Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của chị?
*.Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
HĐ2.Thực hành:
Bài 1:Tìm chi tiết miêu tả tính cách chú bé liên lạc.
- Tổ chức cho hs đọc đoạn văn,tìm chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
+Các chi tiết về ngoại hình nói lên điều gì về chú bé?
 - Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Kể chuyện "Nàng tiên ốc" kết hợp tả ngoại hình các nhân vật.
+Gv lưu ý: Chỉ cần tả một đoạn về ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Tổ chức cho hs quan sát tranh minh hoạ , kể chuyện theo cặp.
- Đại diện cặp kể thi trước lớp.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:2’
+Muốn tả ngoại hình nhân vật cần chú ý gì?
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs nối tiếp đọc 2 yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi cặp, trả lời câu hỏi.
+Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
Cánh : mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn , rất yếu.
Trang phục :mặc áo thâm dài.
- Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp , đáng thương, dễ bị bắt nạt.
- 2 hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc đề bài.
- 1 hs đọc to đoạn văn.
- Hs dùng bút chì gạch vào dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
- Chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo.
Đôi mắt sáng và xếch cho thấy chú là người rất nhanh nhẹn , hiếu động , thông minh.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs quan sát tranh trong bài tập đọc , tập kể theo nhóm 2.
- Hs thi kể trước lớp.
- Tả hình dáng, vóc người, trang phục, cử chỉ, khuôn mặt
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm tuần 2
 I/ Mục tiêu:
 1/ HS thấy được trong tuần qua mình có những ưu, khuyết điểm gì.
 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 3/ Giáo dục ý thức phê và tự phê.
 II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
 III/ Tiến trình sinh hoạt.
 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
 + Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
 - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
 - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
 - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
 - Đánh giá xếp loại các tổ. 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
 + Về học tập: 
 +Về đạo đức: 
 +Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: 
 +Về các hoạt động khác..
 - Tuyên dương, khen thưởng. ..
 - Phê bình 
 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
 - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
 3/ Củng cố - dặn dò.
 - Nhận xét chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2012_2013_dinh_thi_loc.doc