Giáo án Lớp 4 - Tuần 20, 21 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20, 21 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Toán: Phân số

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Học sinh bước đầu nhận biết về phân số .Biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết các phân số

 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3, 4

 - Gd HS cẩn thận khi làm tính.

II. Đồ dùng dạy - học :

 - Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.

III. Hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS về nhà .

+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành .

- Nhận xét, ghi điểm từng học sinh

2. Bài mới:

 a) Giới thiệu phân số :

- GV vẽ lên bảng như hình vẽ trong SGK .

+ Nêu câu hỏi :

+ Hình chữ nhật được chia thành mấy phần bằng nhau ?

+ Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu ?

+ GV nêu : Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần . Ta nói tô màu năm phần sáu hình chữ nhật

 

doc 73 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20, 21 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20
Ngày soạn: 20/ 1/ 2010
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 25 tháng 1 năm 2010 
Toán: Phân số
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Học sinh bước đầu nhận biết về phân số .Biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết các phân số
 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3, 4
 - Gd HS cẩn thận khi làm tính.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS về nhà .
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành .
- Nhận xét, ghi điểm từng học sinh 
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu phân số :
- GV vẽ lên bảng như hình vẽ trong SGK .
+ Nêu câu hỏi : 
+ Hình chữ nhật được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu ?
+ GV nêu : Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần . Ta nói tô màu năm phần sáu hình chữ nhật 
+ Năm phần sáu viết thành ( viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
+ Ta gọi là phân số . 
+ Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6 .
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số ở mỗi phân số trên ?
b) Thực hành : 
Bài 1 
- Gọi học sinh nêu đề bài xác định nội dung 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 : 
 - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi một em lên bảng làm bài 
 - Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
 - Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
 - GV nêu yêu cầu viết các phân số như sách giáo khoa 
 - Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
 - Yêu cầu 2 HS đọc tên các phân số vừa viết 
Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi)
 + Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
 + Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi .
 + HS A đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì HS A chỉ định HS B đọc tiếp, cứ như thế đọc cho hết các phân số .
+ Nếu HS nào đọc sai thì GV sửa .
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn học sinh về nhà học và làm bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
+ 2 HS nêu.
- Vẽ hình chữ nhật vào vở như gợi ý .
+ Thành 6 phần bằng nhau .
+ Có 5 phần được tô màu .
+ Lắng nghe .
- Quan sát .
+ Tiếp nối nhau đọc : Năm phần sáu .
+ 2 HS nhắc lại .
- Viết các phân số tương ứng sau đó đọc phân số và nêu tử số và mẫu số 
- Hai HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm .
- Hai em lên bảng sửa bài .
- Một em đọc đề bài và xác định yêu cầu đề 
- Một em lên bảng sửa bài :
+ Phân số có tử số là 8 và mẫu số là 10 .
+ Phân số có tử số là 3 và mẫu số là 8, phân số đó là : 
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trao đổi 
+ Thực hiện vào vở, một HS lên bảng viết các phân số .
+ Đọc chữa bài .
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nối tiếp nhau đọc tên các phân số .
- Năm phần chín .
- Tám phần mười .
- Bốn phần sáu .
- Hai em nêu lại cách đọc phân số và nêu cấu tạo phân số .
- 1 HS nêu 
- HS cùng tham gia chơi, nhận xét
Tập đọc: Bốn anh tài (tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: lè lưỡi, tối sầm, khoét máng, quy hàng,
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác, núng thế,
- Gd HS luôn có tinh thần đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
 - Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 7 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài" Chuyện cổ tích loài người " 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV phân đoạn đọc nối tiếp
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
- HS đọc lần 1: GV sửa lỗi phát âm .
- HS đọc lần 2: giải nghĩa từ khó.
- HS đọc lần 3: Đọc trơn
- HS đọc theo cặp đôi
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh ?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
 -Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì?
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Cẩu Khây mở cửa. ... đất trời tối sầm lại 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
- 7 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS theo dõi
- 2 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở ... đến bắt yêu tinh đấy .
+ Đoạn 2: Cẩu Khây hé cửa  đến từ đấy bản làng lại đông vui .
- HS đọc theo nhóm đôi
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp có một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
+ Có phép thuật phun nước làm nước ngập cả cánh đồng làng mạc.
+ anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ và phép thuật của yêu tinh .
- 2 HS đọc thành tiếng. 
+ Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm.. . Bốn anh em đã chờ sẵn . .
+ Nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, sự hiệp sức chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây .
- Nội dung : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
- Một HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp .
Địa lí: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam bộ :Kinh, khơ – me, Chăm, Hoa.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ :
 + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi kênh, rạch, nhà cửa đơn sơ.
 + Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
 - HS khá, giỏi: Biết được sự thích ứng của con người với tự nhiên ở ĐB Nam Bộ .
 - Gd HS yêu thích con người và cảnh vật ở đồng bằng Nam Bộ. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - BĐ phân bố dân cư VN. 
 - Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục, của người dân ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm) .
III. Hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ : 
 - ĐB Nam Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên?
 - Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1) Nhà cửa của người dân:
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV cho HS dựa vào SGK, BĐ và cho biết:
 + Người dân sống ở ĐB Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
 + Người dân thường làm nhà ở đâu ? Vì sao ?
 + Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ?
 - GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động nhóm: 
 - Cho HS các nhóm quan sát hình 1 và cho biết: nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
 GV nói về nhà ở của người dân ở ĐB Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt .
 - GV cho HS xem tranh, ảnh các ngôi nhà kiểu mới kiên cố, khang trang, được xây bằng gạch, xi măng, đổ mái bằng hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây. Nếu không có tranh, ảnh GV mô tả thêm về sự thay đổi này: đường bộ được xây dựng ,các ngôi nhà kiểu mới xuất hiệnngày càng nhiều, nhà ở có điện, nước sạch, ti vi 
 2) Trang phục:
 * Hoạt động nhóm: 
 - GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 + Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
 + Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
 +Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
 + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ .
 - GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố : 
 - GV cho HS đọc bài học trong khung.
 - Kể tên các dân tộc chủ yếu và một số lễ hội nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ.
 - Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì ?
4.Tổng kết - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”.
- HS trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời :
+ Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
+ Dọc theo các sông ngòi, kênh, rạch .Tiện việc đi lại .
+ Xuồng, ghe.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm quan sát và trả lời .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận và đại diện trả lời .
 + Quần áo bà ba và khăn rằn.
 + Để cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống .
 + Đua ghe ngo 
 + Hội Bà Chúa Xứ ,hội xuân núi Bà ,lễ cúng trăng, lễ tế thần cá Ông(cá voi) 
- HS nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS chuẩn bị.
 Ngày soạn:20 /1 /2010.
 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 26 tháng 1 năm 2010. 
Đạo đức: Kính trọng, biết ơn người lao động.(t2)
 I.Mục đích, yêu cầu:
 - Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
 - HS khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động 
 - GD HS luôn yêu quý và kính trọng người lao động
II.Đồ dùng dạy - học:
 - SGK Đạo đức 4. - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao phải kính trọng biết ơn người lao động? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu.
*Hoạt đ ... 6 
+ Ta có 6 = 6 
b/ 81 : 9 và ( 81 : 3 ) : ( 9 : 3 ) 
 9 và 27 : 3 = 9
+ Ta có 9 = 9 
* Nếu ta nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi .
+ Nhận xét bài bạn và chữa bài .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ HS tự làm bài vào vở .
+ 1 HS làm bài trên bảng .
 ; 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Hai em nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I. Mục tiêu: 
HS nắm cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu " Nét mới ở Vĩnh Sơn "
Biết đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống .
Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ một số đổi mới ở địa phương em ( phóng to nếu có điều kiện )
Tranh ảnh vẽ một số cảnh vật ở địa phương mình ( nếu có ) 
Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả đồ vật .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Các em đã được học cách đóng vai là những hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với du khách về trò chơi hay lễ hội ở địa phương mình ở tiết 16 . Tiết học hôm nay giúp các em giới thiệu về những nét đổi mới của làng xóm hay phố phường nơi em ở .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS đọc bài tập đọc " Nét mới ở Vĩnh Sơn " 
+ Hỏi : - Bài này giới thiệu những nét đổi mới của địa phương nào ?
+ Em hãy kể lại những nét đổi mới nói trên ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện những nét đổi mới , tươi vui , hấp dẫn ở Vĩnh Sơn . 
+ Treo bảng ghi tóm tắt dàn ý bài giới thiệu , gọi HS đọc lại .
- Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên , đặc điểm chung )
- Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương .
- Kết luận : nêu kết quả đổi mới ở địa phương cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó .
- Gọi HS trình bày , nhận xét , sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm từng học sinh 
Bài 2 : 
a/ Tìm hiểu đề bài : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV treo tranh minh hoạ về các nét đổi mới của địa phương được giới thiệu trong tranh .
- GV treo bảng phụ , gợi ý cho HS biết dàn ý chính : 
+ Mở đầu : Tên địa phương em tên những nét đổi mới về từng mặt .
+ Nội dung , hình thức đổi mới , thực tế ...
+ Kết thúc : Nêu kết quả và cảm nghĩ của em trước những cảnh đổi mới của đại phương , mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình 
b/ Giới thiệu trong nhóm :
-Yêu cầu HS giới thiệu trong nhóm 2 HS . GV đi giúp đỡ , hướng dẫn từng nhóm .
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình . Ở đâu ? có những nét đổi mới gì nổi bật ?
những đổi mới đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?
c/ Giới thiệu trước lớp 
- Gọi HS trình bày , nhận xét sửa lỗi dùng từ , diễn đạt ( nếu có ) 
- Cho điểm HS nói tốt .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS trả lời câu hỏi . 
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của của xã Vĩnh Sơn một xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định là xã vốn gặp nhiều khó khăn nhất huyện , đói nghèo đeo đẳng quanh năm .
+ 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu , sửa cho nhau 
- 3 - 5 HS trình bày 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Quan sát :
+ Tranh chụp về các con đường được rải nhựa và mở rộng , hai bên đường có các bóg đèn cao áp chiếu sáng .
+ Uỷ ban nhân dân xã Phước Tân được xây mới , ngôi nhà hai tầng với nhiều phòng làm việc , trạm y tế được xây dựng khang trang sạch sẽ .
+ Tranh chụp về đời sống nhân dân trong xã được đổi mới nhà nào cũng có ti vi , nhiều nhà có máy vi tính ...
- Phát biểu theo địa phương .
+ Lắng nghe .
- Giới thiệu trong nhóm .
- 3 - 5 HS trình bày .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
KHOA HỌC BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH 
I/ Mục tiêu:Giúp HS :
 - Biết và luôn làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch .
- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền , nhắc nhớ mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch .
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Hình minh hoạ trang 80 , 81 SGK phóng to 
+ HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu , hình vẽ về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí .
+ Các tình huống ghi sẵn vào phiếu .
+ Giấy A2 để dùng cho nhóm 4 HS .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
1) Thế nào là không khí trong sạch , không khí bị ô nhiễm ?
2) + Nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí ?
3/ +Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người và động vật , thực vật ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Giới thiệu bài: Không khí phải lúc nào cũng trong lành thì mới có lợi cho sức khoẻ con người và động vật , thực vật . Chúng ta nên làm gì , không nên làm gì để bầu không khí luôn được trong sạch . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó .
 * Hoạt động 1: 
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH 
 Cách tiến hành:
- YC HS trao đổi theo cặp với yêu cầu .
- Quan sát các hình minh hoạ trang 80 , 81 SGK và trả lời các câu hỏi :
- Hỏi : - Nêu những việc nên làm , không nên làm để bảo vệ bầu không khí luôn được trong sạch ?
- Gọi HS trình bày chỉ yêu cầu mỗi em chỉ và nêu nội dung của 1 bức tranh .
- Gọi HS khác nhận xét bổ sung .
+ GV khẳng định những việc nên làm thể hiện trong từng bức tranh .
* Hỏi : Em , gia đình và địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
* Kết luận : Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí :
- Thu gom và xử lí rác hợp lí .
- Giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng dầu , và khói bụi của các nhà máy , khói bếp do đun nấu .
- Trồng cây gây rừng bảo vệ rừng để hạn chế tiếng ồn cải thiện không khí thông qua việc hấp thụ khí các - bon - níc trong quá trình quang hợp của cây xanh .
+ Quy hoạch và xây dựng các nhà máy trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư .
- Áp dụng các biện pháp công nghệ , lắp đặt các thiết bị thu , lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra môi trường , phát triển các công nghệ chống khói .
+ Gọi 2 HS nhắc lại .
* Hoạt động 2: 
 VẼ TRANH CỔ ĐỘNG BẢO VỆ BẦU KHÔNGKHÍ TRONG SẠCH 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch .
+ Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh .
- GV đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn .
-Tổ chức cho HS trưng bày và đánh giá tranh vẽ của các nhóm .
+ GV : Nhận xét , tuyên dương những nhóm HS có hiểu biết và có những bức tranh vẽ đẹp và đúng nội dung .
3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
+ Hỏi : - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc bài đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau . Học thuộc mục bạn cần biết trang 81 SGK .
+ Sưu tầm các đồ vật có thể phát ra âm thanh như lon bia , ống sữa bò , chén , bát ,...
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- 2 HS ngồi gần nhau trao đổi và quan sát hình để tìm ra những việc nên làm và không làm được thể hiện trong hình vẽ .
* Những việc nên làm : 
+ Hình 1 : các bạn học sinh đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn .
+ Hình 2 : Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy , tránh được việc rác thối rữa tạo ra khí độc .
+ Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến để tiết kiệm củi và hạn chế khói bụi bay ra môi trường tránh việc người đun và những người xung quanh hít phải .
+ Hình 5 : Nhà vệ sinh ở trường học hợp quy cách giúp HS đi tiểu tiện đúng nơi qui định .
+ Hình 6 : Cô công nhân vệ sinh đang quét dọn và hót rác trên đường phố để giữ gìn dường phố xanh sạch đẹp tránh việc gây ô nhiễm môi trường .
+ Hình 7 : Cánh rừng xanh tốt , tích cực trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường trong sạch .
* Những việc không nên làm :
+ Hình 4 : Nhóm bếp than tổ ong sẽ gây ra nhiều khói và khí độc hại , làm cho mọi người sống xung quanh hít phải .
+ Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn .
- Trồng cây xanh quanh nhà ở , trường học , khu vui chơi công cộng của địa phương .
- Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp đun củi cải tiến có ống khói .
- Đổ rác thải đúng nơi qui định .
- Đi tiểu tiện đúng nơi qui định .
+ Lắng nghe .
+ 2 HS nhắc lại .
+ HS thảo luận nhóm theo yêu cầu .
+ Đại diện nhóm trưng bày và thuyết trình về các bức tranh của nhóm mình , các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ Lắng nghe .
-HS cả lớp .
Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 20 phổ biến các hoạt động tuần 21.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 21 .
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 21.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 21 LOP 4 CKTKN DEP.doc