Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I - MỤC TIÊU :

-Biết so sánh hai phân số.

-Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số trường hợp đơn giản.

-Làm được BT1(ở đầu trang 123); BT2(ở đầu trang 123); BT1a,c(ở cuối trang 123) (a chỉ cần tìm một chữ số)

-HS khá ,giỏi: Làm hết các BT còn lại.

II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/Kiểm tra bài cũ:

2/Bài mới

 

doc 31 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ,ngày 13 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU.
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
-Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – KT Bài cũ : Chợ Tết
2 – Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi HS đọc mẫu.
- GV phân đoạn , gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn (2lần).
- Hướng dẫn đọc từ khó ; câu dài.
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Gọi HS đọc phần chú giải. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
- GV đọc mẫu. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặïc biệt ?
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? 
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?
* KL ND : Bài văn tả vẻ đẹp độc đoá của hoa phượng , loài hoa gắn với những kỉ niệm vui , buồn của tuổi học trò.
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
- Tổ chức cho HS luyện đọc nhóm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét , tuyên dương.
- Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm – ảnh động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
- Lúc đầu , hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găïp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. 
+ Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. 
+ Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. 
+ Nhờ bài văn, em mới hiểu vẻ đẹp lộng lẫy, đặc sác của hoa phượng. 
- HS nhắc lại , ghi vào vở.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
3 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
_________________________________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
-Biết so sánh hai phân số.
-Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số trường hợp đơn giản.
-Làm được BT1(ở đầu trang 123); BT2(ở đầu trang 123); BT1a,c(ở cuối trang 123) (a chỉ cần tìm một chữ số)
-HS khá ,giỏi: Làm hết các BT còn lại.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: Luyện tập chung. 
Bài 1: 
-Cho HS làm bài. 
- GV cho HS chữa bài và nêu cách so sánh hai phân số 
- Nhận xét , chốt bài đúng , cho điểm .
Bài 2:
- HS tự làm rồi chữa bài.
Gọi HS chữa bài.
Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh phân số với 1.
Nhận xét , cho điểm.
Bài 3: - Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
HS chưã bài , nêu cách làm.
Nhận xét , chốt bài đúng.
Bài 4: Tính.
Gọi HS chữa bài và nêu cách làm.
- Nhận xét , chốt bài đúng.
Bài 5( bài 1 cuối trang 123): 
Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Yêu cầu HS làm bài – lưu ý mỗi phần chỉ cần tìm 1 chữ số. 
Nhận xét , chốt bài đúng.
-HS làm bài và chữa bài. 
 9 < 11 ; 4 < 4
14 14 25 23
.
HS làm bài và chữa bài.
a) 3 ; b) 5
 5 3
-2 HS khá (giỏi) chữa bài.
a) 6 ; 6 ; 6
 11 7 5
b) 3 ; 3 ; 3
 10 8 4
- 2HS khá(giỏi) chữa bài.
ĐS: a ) 1 ; b) 1
 3
- 4 HS nhắc lại.
- HS làm bài và chữa bài.
a) 752; b) 750 ; c) 756 (có).
3/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
_________________________________________________
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU.
-Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích. 
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2 a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Chợ Tết
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn viết chính tả: 
- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: 11 dòng đầu. 
- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: ôm ấp, lom khom, lon xon, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh.
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài bài thơ. 
- Giáo viên đọc cho HS viết 
- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
- Giáo viên nhận xét chung 
Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Giáo viên giao việc: thi tiếp sức nhóm 6 em. 
- Cả lớp làm bài tập 
- HS trình bày kết quả bài tập 
- Lời giải: sĩ – Đức – sung – sao – bức – bức 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-HS theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm 
- HS viết bảng con 
- HS nghe.
- HS viết chính tả. 
- HS soát bài. 
- HS đổi vở để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm bài 
- HS trình bày kết quả bài làm. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại nội dung học tập
-Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có ).
-Nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
Thứ ba ,ngày 14 tháng 2 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU.
-Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ). 
-Nhận biết tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời thoại và đánh dấu phần ghi chú(BT2). 
-HS khá ,giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu BT2 (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ viết sẵn : 	
+ Cacù đoạn văn trong bài tập 1 ( a, b ) , phần Nhận xét.
+ Nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1 – KT Bài cũ : 
2 – Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
- Từ năm lớp 1 đến nay , các em đã học được những dấu câu nào ?
- Hôm nay các em sẽ học thêm một dấu câu mới : dấu gạch ngang.
b – Hoạt động 2 : Phần nhận xét
* Bài 1,2 , 3 :
- Những câu có chứa dấu gạch ngang : 
Đoạn a ) 
- Cháu con ai ?
- Thưa ông , cháu là con ông Thư ?
Đoạn b ) Cái đuôi dài – bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.
+ Dấu gạch ngang trong đoạn (a) dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. Dấu gạch ngang trong đoạn (b) để đánh dấu phần chú thích trong câu.
c – Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ
- GV giải thích lại rõ nội dung này.
d – Hoạt động 4 : Phần luyện tập
* Bài tập 1: 
- GV chốt lại.
Câu có dấu gạch ngang
Tác dụng 
Pa – xcan thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 
Đánh dấu phần chú thích trong câu
Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! – Pa-xcan nghĩ thầm. 
Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan.)
- Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói. 
Dấu gạch ngang thứ nhất: đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan.
Dấu gạch ngang thứ hai: dánh dấu phần chú thích (đây là lời Pa-xcan nói với bố )
* Bài tập 2 
- GV nhắc lại yêu cầu của đề bài.
Lưu ý: đoạn văn các HS viết cần sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng (đánh dấu các câu đối thoại, đánh dấu phần chú thích)
- GV kiểm tra , nhận xét, tính điểm.
- 3 HS đọc toàn văn yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài tập 1, 2, 3 ; trao đổi theo cặp. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét. - HS trao đổi nhóm – ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc thầm
- 1 HS đọc yêu cầu bài và mẫu chuyện “Quà tặng cha” ở bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm lại. 
- Từng cặp HS trao đổi, tìm dấu gạch ngang trong câu chuyện, nói rõ tác dụng của từng câu.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của đề
- HS khá giỏi kể lại câu chuyện và giải thích rõ dùng dấu gạch ngang ở chỗ naò trong đoạn văn.
- HS làm việc cá nhân vào vở nháp.
- Đọc bài viết của mình trước lớp.
3/ Củng cố, dặn dò: 
-HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài đọc.
-Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
_______________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU.
-Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
-Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
-Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công trình công cộng ở địa phương.
-HS khá (giỏi) biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
-BVMT: Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng (biết giá trị tinh thần mà các công trình công cộng đã đem đến và có trách nhiệm bảo vệ) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
GV : - SGK 
HS : - SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Kiểm tra bài cũ : : Lịch sự với mọi người 
2 - Dạy bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( Tình tuống trang 34 SGK )
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
- > GV rút ra kết luận ngắn gọn : Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức , tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên HuØng nên  ... oạt động,công việc của HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I. Nhận xét,đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc và hớng dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
 - Vệ sinh bản thân, lớp , sân trường
- Đồng phục,khăn quàng ,bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát sân trường.
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Học bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở.
- Tích cực tham gia phong trào dạy tốt , học tốt , mừng Đảng , mừng xuân .
- Hoàn thành kế hoạch tham gia mua tăm từ thiện; thu tiền học giãn buổi.
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ
II. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra. 
- Khắc phục những tồn tại
- Vệ sinh lớp,sân trường......
- Tiếp tục phong trào hội giảng mừng Đảng , mừng xuân.
III.Văn nghệ 	
- Tổ chức hát cá nhân , kể chuyện .
- Theo dõi .
- HS ngồi theo tổ
- *Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình (dựa vào sườn)
- Tổ trưởng nhận xét,đánh giá,xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận ,tự xếp loai tổ
mình
-* Lần lượt Ban cán sự lớp nhân xét đánh giá tình hình lớp tuần qua , xếp loại tổ :
.Lớp phó học tập
.Lớp phó lao động
.Lớp phó V-T - M
.Lớp trưởng
- Lớp theo dõi, tiếp thu , biểu dương
- Theo dõi tiếp thu
- Các thành viên HS tham gia.
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được VD về các vật tự phát sáng và các vật được phát sáng.
+Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa,
+Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn, ghế,
-Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyện qua.
-Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.s
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín ( có thể bằng giấy cuộn lại); tấm kính; nhựa trong; kính mờ; tấm gỗ
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/Khởi động: 
2/Bài cũ:
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Aùnh sáng”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng 
-Cho hs thảo luận nhóm.
-Nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng 
-Trò chơi “Dự đoán đường truyền của ánh sáng”, Gv hướng đèn vào một hs chưa bật đèn. Yêu cầu hs đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.
-Yêu cầu hs làm thí nghiệm trang 90 SGK và dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe.
Hoạt động 3:Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật 
-Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm.
-Người ta đã ứng dụng kiến thức này vào việc gì?
Hoạt động 4:Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào? 
-Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
-Cho hs tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK.
-Em tìm những VD về điều kiện nhìn thấy của mắt.
Kết luận: (BVMT)
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt.
-Thảo luận, dựa vào hình 1 và 2 trangb 90 SGk và kinh nghiệm bản thân:
+Hình 1:ban ngày
*Vật tự phát sáng:Mặt trời
*Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế
+Hình 2:Ban đêm
*Vật tự phát sáng:ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua)
*Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do mặt trời chiếu, cái gương, bàn ghế
-Dự đoán hướng ánh sáng.
-Các nhóm làm thí nghiệm. Rút ra nhận xét ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào bảng:
Các vật cho gần nư toàn bộ ánh sáng đi qua
Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua
Các vật không cho ánh sáng đi qua
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết luận như SGK.
-Nêu VD
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Tại sao ta nhìn thấy một vật?
-Chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I/ Mục đích - yêu cầu:
-Biết được sự phát triển của văn học và khoan học thời hậu Lê. (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê).
-Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
-HS khá giỏi: Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục. 
II/ Đồ dùng dạy học :
- SGK
- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu .
- Hiònh trong SGK phóng to .
- Phiếu học tập ( chưa điền vào chỗ trống )
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
TÁC GIẢ
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
NỘI DUNG
- Ngô Sĩ Liên
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh
-Đại Việt sử kí toàn thư
-Lam Sơn thực lục
-Dư địa chí
-Đại thành toán pháp
-Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê .
-Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .
-Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
-Kiến thức toán học.
Bảng thống kê
TÁC GIẢ
TÁC PHẨM
NỘI DUNG
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn, Nguyễn -Mộng Tuân
-Hội Tao đàn
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn
-Nguyễn Húc
-Bình Ngô Đại Cáo, -----Quân Trung từ mệnh
-Các tác phẩm thơ
-Ức trai thi tập
-Các bài thơ
-Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
-Ca ngợi công đức của nhà vua.
-Tâm sự của những người không được đem hết tài năng phụng sự. đất nước.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/Khởi động: 
2/Bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
3/Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
GV treo bảng thống kê lên bảng (GV cung cấp dữ liệu, HS dựa vào SGK điền tiếp hoàn thành bảng thống kê )
GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số nhà thơ thời Lê.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Giúp HS lập bảng thống kê về nội dung , tác giả , công trình khoa học .
- GV cung cấp phần nội dung, HS tự điền phần tác giả, công trình khoa học.
Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
HS hoạt động theo nhóm, điền vào bảng sau đó cử đại diện lên trình bày
- HS mô tả lại nội dung và các tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê .
HS làm phiếu luyện tập
HS dựa vào bảng thống kê, mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê .
Nguyễn Trãi , Lê Thánh Tông .
4/Củng cố - Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Ôn tập.
-Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
BÓNG TỐI
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được bóng tối ở sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
-Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng tối của vật thay đổi.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị chung: đèn bàn.
-Chuẩn bị nhóm:đèn pin;tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ để gắn các miếng bìa đã cắt thành phim hoạt hình; một số đồ vật để tạo bóng.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/ Khởi động:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Bóng tối” 
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về bóng tối 
-Gợi ý cho hs cách bố trí và làm thí nghiệm theo SGK trang 93.
-Tại sao lại dự đoán như vậy?
-Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
-Làm thế nào để bóng to hơn? Điều gì sẽ xãy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng? Bóng của vật thay đổi khi nào?
(BVMT)
-Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng sẽ có hình dạng giống như hình vật cản.
Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình 
-Đóng kìn phòng học. Căng một tấm màn làm phông. Cắt các tấm bìa làm hình nhân vật để hiểu diễn, đặt trước ánh sáng đèn, bóng của vật sẽ hiện lên trên màn và theo đó GV kể một câu chuyện.
-Hs làm thí nghiệm theo SGK và dự đoán.
-Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại những gì thu được vào bảng:
Dự đoán 
ban đầu
Kết quả
-Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới-Đó là vùng bóng tối.
-Đưa vật cản đến gần nguồn chiếu sáng thì bóng sẽ to hơn, bóng của vật thay đổi khi ta thay đổi vị trí của nguồn chiếu sáng.
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Bóng tối do đâu mà có? Vị trí của bóng thay đổi khi nào?
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU.
-Nêu được một số đặt điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:
+Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn,
+Thành phố lớn nhất cả nước.
+Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
-Chỉ được thành phố HCM trên bản đồ, lược đồ.
-HS khá, giỏi: 
+Dựa vào bản số liệu so sánh diện tích và dân số TP HCM với các tp khác.
+Biết các loại đường giao thông đi từ TP HCM đến các tỉnh khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Bản đồ hành chính, công nghiệp giao thông Việt Nam.
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1/KT Bài cũ :
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
- Thành phố nằm bên sông nào? Cách biển bao xa?
- Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
- Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? - Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
- Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
- Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi
- Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
- Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
- GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
- GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
- HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
- HS chỉ vị trí & mô tả tổng hợp về vị trí của thành phố Hồ Chí Minh.
- HS quan sát bảng số liệu trong SGK để nhận xét về diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh.
- HS thực hiện so sánh.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- HS kể theo hiểu biết. 
- HS theo dõi.
- HS quan sát.
3/ Củng cố - Dặn dò: 
-GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được (HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh)
-Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_ngo_ban_2.doc