Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Thị Kim Hương - Trường TH Hồ Tràm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Thị Kim Hương - Trường TH Hồ Tràm

TUẦN 23.

MÔN: Thể dục

BÀI 46

BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY NHẢY

TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”

I. MUC TIÊU:

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật va tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy) .

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác chạy, nhảy.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được

II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.

- Phương tiện: còi.

III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Thị Kim Hương - Trường TH Hồ Tràm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 25 tháng 01 năm 2010
TUẦN 23. 	
MÔN: THỂ DỤC 
BÀI 46
BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY NHẢY
TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I. MUC TIÊU:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật va tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy) .
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác chạy, nhảy.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được 
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Chạy trên địa bàn tự nhiên 
Trò chơi: Kéo cưa xe lừa. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB
Ôn bật xa.
Trước khi tập, GV nên cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần, sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập. 
GV chia tổ tập luyện. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
GV cho thi đua giữa các tổ một lần xem tổ nào có người bật xa nhất sẽ được khen thưởng. Khi bật xong, GV nhắc các em thả lỏng tích cực. 
Thi bật nhảy từng đôi một, tổ nào có nhiều người bật xa hơn được biểu dương. 
Học phối hợp chạy, nhảy. 
GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử một số lần để nắm được cách thực hiện bài tập.
Cho HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi cát, em tiếp theo mới được xuất phát. 
b. Trò chơi vận động: Con sâu đo.
 GV cho HS tập hợp, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23; 	
MÔN : TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
 I.MỤC TIÊU : 
1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2.Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loại hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. 
 3. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả
 Hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
II. CHUẨN BỊ : 
 -Tranh minh hoạ bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 +HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Chợ tết.
 * Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ?
 +HS 2: Đoc đoạn 3 + 4.
 * Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Hoa phượng luôn gắn với tuổi học trò của mỗi chúng ta. Hoa phượng có vẻ đẹp riêng. Chính vì vậy nhiều nhà thơ, nhạc sĩ đã viết về hoa phượng. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi hoa phượng là hoa học trò. Tại sao ông lại gọi như vậy. Đọc bài Hoa học trò, các em sẽ hiểu điều đó.
 b). Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc.
 -GV chia đọan: 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -Cho HS đọc các từ ngữ dễ đọc sai: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng 
 -Cho HS luyện đọc câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ? (đọc phải thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò).
 b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 c). GV đọc diễn cảm. Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
 c). Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
 -Cho HS đọc đoạn 1.
 * Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò” ?
 (Kết hợp cho HS quan sát tranh).
 Đoạn 2:
 -Cho HS đọc đoạn 2.
 * Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
 Đoạn 3:
 -Cho HS đọc đoạn 3.
 * Màu hao phượng đổi như thế nào theo thời gian ?
 * Bài văn giúp em hiểu về điều gì ?
d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 1.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
 -GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
* Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son 
* Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
-HS lắng nghe.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lần).
-1 HS đọc chú giải, 2 HS đọc giải nghĩa từ.
-Từng cặp luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
* Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò 
 Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
* Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
-Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa 
vui 
-Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
* Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
 HS có thể trả lời:
* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
* Giúp em hiểu được vẻ lộng lẫy của hoa phượng.
-3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
-Lớp luyện đọc.
-Một số HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn.
 -Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ Chợ tết.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23. 	
MÔN : TOÁN	
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU : 
- Biết so sánh hai phân số .
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hêt cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Chú ý: bài 1( đầu tr 123), bài 2(đầu tr 123), bài 1( a, c ở cuối tr123)
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV : SGK 
HS : SGK + VBT
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Kiểm tra bài cũ:
HS sửa bài tập ở nhà. 
Nhận xét phần sửa bài.
2/ Bài mới 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 110.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài toán luyện tập về tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số.
 b).Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào VBT.
 -GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp phân số:
 +Hãy giải thích vì sao < ?
 +GV hỏi tương tự với các cặp phân số còn lại.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 -GV có thể yêu cầu HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1.
 Bài 3
 * Muốn biết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài trước lớp.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhắc HS cần chú ý xem tích trên và dưới gạch ngang cùng chia hết cho thừa số nào thì thực hiện chia chúng cho thừa số đó trước, sau đó mới thực hiện các phép nhân.
 -GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Kết quả:
< ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
-6 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một cặp phân số:
+Vì hai phân số này cùng mẫu số, so sánh tử số thì 9 < 11 nên < .
+HS lần lượt dùng các kiến thức sau để giải thích: so sánh hai phân số cùng tử số (< ) ; Phân số bé hơn 1 (< 1) ; So sánh hai phân số khác mẫu số ( = ); Phân số lớn hơn 1 (1 < ). 
-Kết quả: a). ; b). 
-Ta phải so sánh các phân số.
-HS cả lớp làm bài vào VBT. 
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS lắng nghe và thực hiện.
-HS cả lớp.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23. 	
MÔN : KHOA HỌC
ÁNH SÁNG 
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
-Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
-Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín ( có thể bằng giấy cuộn lại); tấm kính; nhựa trong; kính mờ; tấm gỗ
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/ Bài cũ:
-Tiếng ồn có tác hại như thế nào?
-Có những biện pháp nào chống tiếng ồn?
2/ Bài mới:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1/.KTBC:
-Gọi HS lên kiểm tra nội dung bài tiết trước:
+Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ?
+Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
-GV hỏi:
 +Khi ... ực hiện động tác cơ bản đúng.
-Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Chạy trên địa bàn tự nhiên 
Trò chơi: Kéo cưa xe lừa. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB
Ôn bật xa.
Trước khi tập, GV nên cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần, sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập. 
GV chia tổ tập luyện. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
GV cho thi đua giữa các tổ một lần xem tổ nào có người bật xa nhất sẽ được khen thưởng. Khi bật xong, GV nhắc các em thả lỏng tích cực. 
Thi bật nhảy từng đôi một, tổ nào có nhiều người bật xa hơn được biểu dương. 
Học phối hợp chạy, nhảy. 
GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử một số lần để nắm được cách thực hiện bài tập.
Cho HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi cát, em tiếp theo mới được xuất phát. 
b. Trò chơi vận động: Con sâu đo.
 GV cho HS tập hợp, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23. 	
MÔN : TẬP LÀM VĂN 
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN 
MIÊU TẢ CÂY CỐI .
I -MỤC TIÊU:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối(ND ghi nhớ) . 
 - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây mà em biết(BT1, 2, mục III) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1/ . Bài cũ: 
2/ . Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét.
Bài tập 1,2,3. 
Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Bài cây gạo có 3 đoạn:
Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
Đoạn 3: Thời kì ra quả. 
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. 
Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập 1:
HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Có 4 đoạn
Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây, lá cây trám đen.
Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. 
Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen.
Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. 
Bài tập 2: 
GV gợi ý: 
GV nhận xét, chấm một số bài. 
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT 2,3. 
HS phát biểu ý kiến
Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc yêu cầu bài tập.
Cả lớp đọc thầm bài Cây tre trăm đốt, trao đổi nhóm, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
HS phát biểu ý kiến.
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS viết đoạn văn.
Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. 
4/ . Củng cố – dặn dò: 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23. 	
MÔN :KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC TIÊU :
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Một số truyện thuộc đề tài của bài KC (sưu tầm )
Bảng lớp viết Đề bài.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs kể chuyện:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong tiết KC trước, đã dặn các em về nhà chuẩn bị trước câu chuyện: ca ngợi cái đẹp hoặc câu chuyện phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác để hôm nay đến lớp mỗi em sẽ kể cho các bạn cùng nghe.
 b). Tìm hiểu yêu cầu của đề:
 -GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
 -GV gạch dưới những từ ngữ quan trong ở đề bài.
 -Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
 -GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
 -Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
 c). HS kể chuyện:
 -Cho HS thực hành kể chuyện.
 -Cho HS thi kể.
 -GV nhận xét và chọn những HS , chọn những truyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
-2 HS lần lượt kể câu chuyện Con vịt xấu xí và nêu ý ngiã của câu chuyện.
-1 HS đọc đề bài, lớp lắng nghe.
-2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
-HS quan sát tranh minh hoạ.
-HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể, nhân vật có trong truyện.
-Từng cặp HS tập kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện mình kể.
-Đại diện các cặp lên thi.
-Lớp nhận xét.
-HS trả lời.
IV. Củng cố, dặn dò:
 * Em thích nhất câu chuyện nào các bạn vừa kể, vì sao ?
 -GV nhận xét tiết học, khen những HS tốt, kể chuyện tốt.
 -Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23. 	
MÔN : TOÁN
LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU :
 - Rút gọn được phân số.
 - Thực hiện được phép cộng 2 phân số
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Kiểm tra bài cũ:
HS sửa bài tập ở nhà. 
Nhận xét phần sửa bài.
2/ Bài mới 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 112.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ tự làm một số các bài toán về một số kiến thức đã học từ đầu học kì II. Thầy sẽ giúp các em tự đánh giá kết quả học tập của mình qua phần làm các bài tập này.
 b).Tổ chức cho HS tự làm bài 
 -GV phát phiếu bài tập cho HS và yêu cầu các em tự làm bài như trong giờ kiểm tra.
 c).Hướng dẫn tự đánh giá kết quả học tập
 -Mỗi ý trong bài được tính 1 điểm, làm đúng ở ý nào em tự chấm điểm cho mình ở ý đó. Làm sai thì không được tính điểm. Tổng điểm làm đúng cả bài là 10 điểm.
 -GV yêu cầu HS thông bào kết quả của từng ý trong bài.
 - Kết quả làm bài đúng:
1. a). Khoanh vào C.
 b). Khoanh vào D.
 c). Khoanh vào C.
 d). Khoanh vào D.
2. a). 103075 b). 147974
 c). 772906 d). 86
3. a). Các đoạn thẳng AN và MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau.
 b). Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 12 x 5 = 60 (cm2)
 Diện tích hình bình hành ABCD là:
 5 x 6 – 30 (cm2)
 Ta có 60 : 30 = 2 (lần)
 Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình bình hành AMCN.
 -GV cho HS tự cộng điểm và báo cáo điểm của mình.
 -GV nhận xét kết quả bài làm của HS.Dặn dò các em về nhà tự ôn tập lại các phần đã học về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-10 HS lần lượt báo cáo kết quả làm bài của mình. Mỗi HS báo cáo kết quả 1 ý, nếu sai HS khác báo cáo lại. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 23. 	
MÔN : SINH HOẠT
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 23
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 23 phổ biến các hoạt động tuần 24.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 24 .
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 24
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 T 24CKTKN.doc