Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Sen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Sen

1.Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) .Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

-2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét và chấm điểm.

3.Bài mới: ( 30 phút )

- HS quan sát tranh minh họa và hỏi .

- Bức tranh vẽ cảnh gì ?

Giới thiệu bài: Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng

trên báo Đại Đoàn Kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin.

Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc:

- GV ghi bảng: UNICEF, đọc U-ni-xép.

- GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.

- GV: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin.

- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ (minh hoạ bản tin trong SGK); giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài; lưu ý HS cách ngắt nghỉ hơi.

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2014
Tập đọc (tiết 47 ) : VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời được các CH trong SGK)
-TCTV: Triển lãm trưng bày vật phẩm, tranh ảnh để mọi người đến xem
*KNS:-Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Tư duy sáng tạo.Đảm nhận trách nhiệm.
II.Đồ dùng dạy học: SGK, vở bài tập .
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) .Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 
-2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
- HS quan sát tranh minh họa và hỏi .
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Giới thiệu bài: Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng 
trên báo Đại Đoàn Kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc:
- GV ghi bảng: UNICEF, đọc U-ni-xép.
- GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
- GV: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin. 
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ (minh hoạ bản tin trong SGK); giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài; lưu ý HS cách ngắt nghỉ hơi.
- GV đọc mẫu bản tin.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
1. Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
2. Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
+Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm phần còn lại trả lời câu hỏi:
3. Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
4. Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
5. Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
GV chốt lại: 
-Nội dung chính của bài là gì ?
- 2 HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
-HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS cách đọc đúng bản tin: nhanh, vui.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Được phát động từ tháng 4  Cần Thơ, Kiên Giang )
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho các em.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá. 
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Quan sát tranh, troa đổi và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh chụp lại những bức ảnh mà các bạn HS vẽ về an toàn giao thông.
- Lắng nghe.
-TCTV: Triển lãm trưng bày vật phẩm, tranh ảnh để mọi người đến xem
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- 2 HS đọc 6 dòng mở bài.
- Từng HS đọc 4 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời:
- Em muốn sống an toàn.
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức.
Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
-HS đọc thầm phần còn lại trả lời câu hỏi:
- Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ, 
- Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. 
- HS đọc thầm 6 dòng in đậm ở đầu bản tin, phát biểu. 
+ Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng:
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
-Cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- HS đọc trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
 ......................................................................................................
 Toán (tiết 116 ) : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
- BT2 gọi HS khá, giỏi làm.
-GDHS : Tính cẩn thận, chính xác .
II.Đồ dùng dạy học: - BT1 dòng b ( bỏ ).
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
2.Bài cũ
3.Bài mới: Giới thiệu: ( 35 Phút )
Hoạt động1: Giới thiệu tính chất của phép cộng phân số
Bài tập 1: Tính theo mẫu 
- HS Tương tự đối với phần còn lại.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài tập 2:Tính chất kết hợp (HS khá, giỏi làm)
- Sau khi HS làm xong, cần nói tại sao lại điền được phân số vào chỗ chấm.
Bài tập 3: Học sinh đọc đề bài:
- HS đọc lại yêu cầu bài. 
- GV hướng dẫn học sinh cách làm. 
- GV nhận xét cho điểm. 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT. 
Chuẩn bị bài: Phép trừ phân số.
- HS thực hiện 
Mẫu:
; 
a.; c.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS nêu lại kết quả.
- Khi đổi chỗ hai phân số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
- HS làm bài và giải thích.
 ; 
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS làm bài.
- HS sửa và thống nhất kết quả.
Giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
(m)
Đáp số: m
............................................................................................................
Đạo đức ( tiết 24 ) : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tiết 2); (Đ/C)
I.Mục tiêu: - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* KNS : Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
-BĐ : GDHS Biết chăm sóc, bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể và vật thể của biển đảo quê hương, Tổ quốc Việt Nam là góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II.Đồ dùng dạy học: SGK, vở bài tập .
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ).(Đ/C Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu học sinh kể về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
- Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
- GV nhận xét.
3.Bài mới: Giới thiệu bài ( 30 phút )
Hoạt động1: Báo cáo về kết quả điều tra (bài tập 4)
- GV yêu cầu các nhóm 4 (5 phút) báo cáo về kết quả điều tra.
GV kết luận : về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 3)
- HS đọc yêu cầu.
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua biểu quyết.
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
GV kết luận:
- Các ý kiến (a) là đúng. 
-Ý kiến (b), (c) là sai. 
4.Củng cố : ( 3 phút )
-GDHS biết giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. Vì các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- HS đọc ghi nhớ.
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- Chuẩn bị bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. GV nhận xét.
- 2HS nêu.
- HS nhận xét.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
- 1HS đọc lại yêu cầu.
+Giơ tay: Biểu lộ thái độ tán thành.
+Không giơ tay : Biểu lộ thái độ phản đối hoặc phân vân, lưỡng lự.
- HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- HS giải thích lí do và thảo luận chung cả lớp.
- 4- 6HS đọc lại.
-HS lắng nghe .
 .................................................................................................................
Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2014
Kể chuyện ( tiết 24 ) : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: - Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia ( hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng ( đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại cho rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
*KNS :- Thể hiện sự tự tin. - Ra quyết định.- Tư duy sáng tạo.
-BĐ :- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường, biển và hải đảo nói riêng qua đề bài: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn làng xóm, đường phố, trường học xanh, sạch, đẹp...
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực : Thảo luận nhóm,trình bày 1 phút.
III.Đồ dùng dạy học : SGK, vở bài tập .
IV.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
-HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. 
- GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút ). Giới thiệu bài :
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì đế góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Hãy kể lại câu chuyện đó. 
*KNS :- Thể hiện sự tự tin. - Ra quyết định.- Tư duy sáng tạo.
-Những chuyện xẩy ra hàngn ngày ở trường, ở lớp, ở nhà là những việc gì?
+Cần nhớ lại diễn biến những việc làm, ghi ra nháp, xếp ý, dùng từ diễn ý để kể:
Hoạt động 3: HS thực hành kể ... t và cho điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút ). Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm:
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét .
- HS đọc nội dung bài tập 
-HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện từng yêu cầu của bài tập:
+ Đoạn văn này có mấy câu?
+ Câu nào có dạng Ai là gì?
- GV: để tìm VN trong câu, phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
- GV lưu ý HS: Câu Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? là câu hỏi không phải câu kể.
-HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu trong SGK:
-Tìm câu kể Ai là gì?
-Xác định VN trong câu vừa tìm 
được:
+ Trong câu này, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?
+ Bộ phận đó gọi là gì? 
- Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
-HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: 
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS thực hiện tuần tự các bước: tìm các câu kể Ai là gì/ trong các câu thơ. Sau đó mới xác định VN của các câu vừa tìm được.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc hết các từ ở cột A mới đến các từ ở cột B)
- Thảo luận nhóm 4 ( 5 phút ).
- GV: Để làm đúng bài tập, các em cần thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì? thích hợp về nội dung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý: Các từ ngữ cho sẵn là bộ phận VN của câu kể Ai là gì?. Các em hãy tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm CN trong câu. Cần đặt câu hỏi: Cái gì?,Ai? ở trước để tìm CN của câu.
- GV nhận xét.
4.Củng cố - Dặn dò: (5 phút). HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài. Chuẩn bị bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
- 2 HS làm lại BT3 – dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu với các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu của BT trong SGK.
- HS đọc thầm lại các câu văn, trao đổi với bạn, lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
+ Đoạn văn này có 4 câu.
+ Em là cháu bác Tự.
+ Vì đây là câu hỏi, mục đích hỏi chứ không phải để giới thiệu hay nhận định nên đây không phải là câu kể Ai là gì?
- Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được:
+ là cháu bác Tự.
+ Vị ngữ.
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét. Sửa bài theo ý kiến đúng.
- Các câu kể Ai là gì?
+ Người //là cha, là Bác, là Anh.
+ Quê hương// là chùm khế ngọt.
+ Quê hương //là đường đi học.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Đại diện nhóm trình bày; nhóm khác nhận xét. (in hình và viết tên các con vật ở cột A) với từ ngữ ở cột B, tạo thành câu hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc lại kết quả làm bài.
+ Chim công// là nghệ sĩ múa tài ba.
+ Đại bàng //là dũng sĩ của rừng xanh.
+ Sư tử //là chúa sơn lâm.
+ Gà trống //là sứ giả của bình minh.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tiếp nối nhau đặt câu cho VN là một thành phố lớn.
- HS nhận xét. Tương tự như thế với các vị ngữ còn lại.
a.- Hải Phòng/Cần Thơ... là một thành phố lớn.
b.- Bắc Ninh// là quê hương của những làng điệu dân ca Quan họ.
c.- Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa// là nhà thơ.
d.- Nguyễn Du, Nguyễn Đình Thi// là nhà thơ lớn của Việt Nam.
 .......................................................................................................
Tập làm văn ( tiết 48 ) : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG 
 ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (Đ/C ). 
 I.Mục tiêu: - Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn ( còn thiếu ý ) cho hoàn chỉnh ( BT2).
 II.Đồ dùng dạy học : - Viết sẵn vào bảng phụ 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh (4 tờ).
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ). Đ/C bài tập tin... trang 63, tập II không dạy thay vào học tiếp bài luyện ......cây cối).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- 2 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của cây.
+ Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Đọc dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu dưới đây: 
+ HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Từng nội dung trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn “Tả cây cối”?
Bài 2:+4 đoạn văn của bạn Hồng Nhung được viết theo các phần trong dàn ý ở bài tập 1. Các em viết tiếp vào để hoàn chỉnh các đoạn văn.
+Lưu ý học sinh nhớ kĩ hình dáng, các bộ phận của cây chuối tiêu để tả cho chính xác. Cần sử dụng phép so sánh và nhân hóa để viết các câu văn thêm hay.
+HS dán phiếu lên bảng lớp.
4. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Củng cố lại nội dung bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ 2 HS đọc đoạn văn.
+ Lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc trước lớp.
- Giới thiệu cây chuối: Phần mở bài.
- Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối: Phần thân bài.
- Nêu ích lợi của cây chuối: Phần kết bài.
+ HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ 4 HS làm vào 4 tờ phiếu. Cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 HS dán phiếu lên bảng.
+ 1 số HS đọc bài văn hoàn chỉnh.
+ Lớp nhận xét.
 .......................................................................................................
Toán ( tiết 120 ) : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: - Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một số tự nhiên.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
- BT1a,d; BT2 a,d; BT4,5 HS khá, giỏi làm.
II.Đồ dùng dạy học :
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
2.Bài cũ:
3. Bài mới : ( 35 Phút ) .Giới thiệu: 
Hoạt động1: Tìm thành phần chưa biết của phép tính
Bài tập 1: Tính 
-HS nói y là thành phần nào trong phép tính?
- Cách tìm y như thế nào? Thực hành tính.
Hoạt động 2: Tính 
Bài tập 2:
- HS tự làm, so sánh kết quả, rút ra quy tắc tương tự trừ số tự nhiên: Khi trừ một phân số cho một tổng hai phân số, ta có thể lấy phân số đã cho lần lượt trừ đi từng phân số của tổng.
Bài tập 3:Tìm x
- Gv hướng dẫn học sinh nhận biết thành phần chưa biết của phếp tính 
- Gv nhận xét cho điểm 
- Tương tự cho HS làm phần b
Bài tập 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Cho HS tự làm vào vở
- GV hướng dẫn cách làm 
- GV nhận xét cách làm 
- GV cho điểm 
Bài 5: GV cho HS đọc yêu cầu đề bài và hướng dẫn học sinh cách làm 
- GV mời học sinh lên bảng giải 
- GV nhận xét cho điểm 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Phép nhân phân số.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc lại yêu cầu.
- HS nêu và thực hành tính :
a. 
b.
c.
d.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
a.
b.
c.; d.
- 1HS đọc lại yêu cầu.
- 3HS làm bài.
- HS sửa.
a. x+ ; ; 
b. ; ;
 c. ; ; 
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- HS sửa bài
- 1HS đọc đề.
- 1HS làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giải 
Tổng số học sinh tin học và tiếng anh chiếm số phần là :
	( học sinh)
Đáp số: học sinh
 ....................................................................................................
 Khoa học ( tiết 48 ) : ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiết 2)
I.Mục tiêu: - Nêu được vai trò của ánh sáng.
- Đối với đời sống của con người : có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe.
- Đối với động vật : di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
II.Đồ dùng dạy học :- Một khăn tay sạch có thể bịt mắt.
- Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4.
- Phiếu học tập. 
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (35 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
2.Bài cũ: Ánh sáng cần cho sự sống
-Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật.
-GV nhận xét, chấm điểm. 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
Khởi động: trước khi vào tiết học, GV cho HS chơi trò bịt mắt đoán số. Sau khi kết thúc trò chơi, GV hỏi:
-Những bạn đóng vai người bị bịt mắt cảm thấy thế nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người:
-HS tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người
-GV và HS sắp xếp các ý kiến vào các nhóm: nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc; nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người
-Kết luận của GV:Như mục Bạn cần biết.
Hoạt động 2: tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật:
-Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
-Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
- Kết luận của GV: Như mục bạn cần biết 
4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )
- HS nhắc lại phần bài học. Chuẩn bị bài: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt. 
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS trả lời
-HS tìm ví dụ .
VD: Nếu không có HS nào nói được vai trò cùa ánh sáng đối với sức khoẻ con người, GV có thể nêu: ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau, trong đó có một loại tia giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẻ trở nên nguy hiểm nếu chúng ta ở ngoài nắng quá lâu. 
-Động vật kiếm ăn ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú; động vật kiếm ăn ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai
-Mắt của các động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy, chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh
-Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng, tối (trắng, đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối
- Ban đêm đốt bóng đèn treo sáng cho gà ăn.
-HS đọc lại bài.
 .............................................................................................................
SINH HOẠT TUẦN 24
I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ:
 - Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.
 - Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.
a.Ưu điểm:
b.Tồn tại:
 II.KẾ HOẠCH TUẦN 25
.........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGa l4 T24.doc