Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng : Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

2. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 29 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006
Hoạt động tập thể
Chào cờ
toán
Triệu và lớp triệu (T2)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: - Biết đọc viết các số đến lớp triệu. 
 - Củng cố thêm về hàng và lớp.
 - Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
2. Kỹ năng: - Đọc, viết đúng các số đến lớp triệu
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn các hàng các lớp.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang13
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2.GV hướng dẫn HS đọc và viết số
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS viết lại số đã cho trong bảng phụ
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét kết luận:
+ Tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
2.3.Thực hành:
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét đánh giá chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Làm miệng
- GV nhận xét đánh giá hướng dẫn lại cách đọc số.
Bài tập 3: Thảo luận theo cặp
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ
- Các nhóm hoàn thành yêu cầu bài 4 và cử đại diện lên trả lời.
- GV nhận xét kết luận
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các hàng các lớp , cách đọc số có sáu chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Dăn về xem lại bài tập 2,3 trang 15
- HS đọc số vừa viết,HS nêu cách đọc số.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự viết các số vào vở theo mẫu đã hướng dẫn
- Đại diện 3 HS lên viết trên bảng mỗi em viết 2 số.
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số HS đọc to trước lớp
- HS nêu y/c của bài. Thảo luận theo cặp và tự viết số vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Hai HS lên chữa bài.
Đạo đức
Vượt khó trong học tập (T1)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được : mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2.Kỹ năng: Xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
3.Thái độ: Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK,Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó tong học tập
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc ghi nhớ bài 1: Trung thực trong học tập
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó
* Mục đích: Giới thiệu một tấm gương vượt khó học tập tốt
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV giới thiệu trong cuộc sống ai cúng có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng xem bạn Thảo trong truyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
+ Bước 2: GV kể chuyện
+ Bước 3: 1-2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm câu hỏi 1,2 SGK trang 6
* Mục đích: tìm hiểu về những khó khăn Thảo gặp phải và cách khắc phục của bạn ấy.
* Cách tiến hành: + Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Bước 2: Các nhóm thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK
 + Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
 GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn 
Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp câu hỏi 3 SGK
* Mục đích: HS biết nêu cách giải quyết cảu bản thân khi gặp khó khăn
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: HS thảo luận theo cặp
+ Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
- GV ghi vắn tắt lên bảng
+ Bước 3: HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết.
 GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( bài tập 1 SGK)
* Mục đích: HS biết cách chọn cách giải quyết khó khăn cụ thể trong học tập
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: HS tự làm bài 1.
+ Bước 2: HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
 GV kết luận: (a), (b), (đ) là những cách giải quyết tích cực
 GV hỏi: Qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra được điều gì?
 Một số HS đọc mục Ghi nhớ SGK
Củng cố -dặn dò
- NX tiết học,về nhà xem trước BT3,4
 Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục tiêu
1. Kĩ năng : Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba. 
2. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài truyện cổ nước mình, trả lời câu hỏi: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thể nào?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài ( 12-15 phút )
a.Luyện đọc đúng:
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm : quách, khắc phục,... GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, luyện đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm, luyện đọc câu dài: Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/ về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
 + GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một hỏi: bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
GV chốt: Lương viết thư chia buồn với bạn.
Yêu cầu HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy bạn lương rất thông cảm với bạn Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
GV chốt: Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm và khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau.
HS đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 4 SGK
2.3. Hướng dẫn đọc diễn cảm (12- 15 phút)
- Yêu cầu 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “Hoà bình ngày 5/8/2001
Bạn Hồng thân mến đến chia buồn với bạn."
- GV đọc mẫu
- GV nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
GV ghi đại ý: Sự thông cảm, thương bạn,muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn của bạn Lương.
3. Củng cố, dặn dò
- Bức thư cho biết gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc, trả lời
- HS đọc cả bài cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
+ Đoạn 1: từ đầu đến chia buồn cùng bạn
+ Đoạn 2: tiếp đến những người bạn mới như mình.
+ Đoạn 3: còn lại
+ HS luyện đọc theo cặp.
 + 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Buổi chiều
Tiếng Việt(Chính tả)
Luyện viết bài: Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu: Rèn cho HS:
- Viết đúng,đẹp, trình bày sạch sẽ từ "Tôi yêu.....đến đa mang".
- Có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 16 dòng thơ đầu trong bài Truyện cổ nước mình. 
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- Tìm những từ khó đọc, dễ lẫn.
- Những chữ nào phải viết hoa?
- Nêu cách trình bày thơ lục bát.
- Yêu cầu HS nhớ - viết 16 dòng đầu của bài thơ vào vở.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS
- GV thu, chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- NX tiết học.
- Về viết lại những lỗi sai.
- 2,3 HS đọc
- HS nêu
- HS tìm, viết
- HS nêu
- HS viết bài.
Luyện từ và câu
 Từ đơn và từ phức
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng dể tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng phải có nghĩa. Bước đầu làm quen với từ điển
2. Kỹ năng: Phân biệt được từ đơn, từ phức. Biết dùng từ điển để timg hiểu về từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ chính xác.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài ( 1phút).
2.2 Hướng dẫn hình thành khái niệm ( 5-10 phút)
a. Phần nhận xét:
Câu 1: Hãy chia các từ đã cho thành hai loại
Từ chỉ gồm một tiếng( từ đơn)
Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức)
Câu 2: 
Tiếng dùng để làm gì?
Từ dùng để làm gì?
- GV nhận xét chốt lại kiến thức chuẩn
+ Từ gồm một tiếng ( từ đơn) : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là
+ Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức ) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ Tiếng dùng để cấu tạo từ.
+ Từ dùng biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm...( tức là biểu thị ý nghĩa).Từ dùng để cấu tạo câu.
b.Phần ghi nhớ 
- GV giải thích cho rõ thêm nội dung phần ghi nhớ
2.3. Hướng dẫn luyện tập ( 20-25 phút )
Bài tập 1:
- GV nhận xét đánh giá chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: 
- GV giảng: Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng việt và giải thích nghĩa của từng từ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị từ điển của HS, hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- GV nhận xét
Bài tập 3: - GV tổ chức trò chơi ai nhanh ai đúng GV chia lớp thành 4 nhóm thi đặt câu nối tiếp giữa các nhóm theo vòng tròn và tính điểm.
4. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Về học thuộc ghi nhớ, viết lại 2 câu đã đặt ở bài tập 3
- 1HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở bài Dấu hai chấm.
 - 1HS làm lại bài 1a, 1HS làm bài 2
- 1HS đọc các yêu cầu trong phần NX
- HS thảo luận theo cặp và làm vào VBT.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS trao đổi theo cặp và tự làm vở.
- 1 HS lên bảng trình bày kết quả .
- HS nhận xét.
- 1HS đọc và giải thích rõ yêu cầu của bài tập 2
- HS tự tra từ điển để tìm từ, 1số em báo cáo kết quả làm việc.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập 3 và câu văn mẫu.
Kỹ thuật
Khâu thường 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cách cầm vải , ccầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
2. Kỹ năng: Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu
3. Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh quy trình ... iêu đơn vị?
* Yêu cầu Hs làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết: 
a. Ba số tự nhiên có ba chữ số, mỗi số đều có ba chữ số 3; 4; 2.
b. Ba số tự nhiên có năm chữ số, mỗi số đều có ba chữ số 3; 0; 2; 7; 1
Bài 2: 
a. Viết số tự nhiên liền sau vào ô trống:
99
9999
7008
10009
b. Viết số tự nhiên liền trước vào ô trống:
2
450
4521
100000
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 809; 810; 811;....;....;....;....;....
b. 1; 3; 5; 7;....;....;....;....;....
c.0; 3; 6; 9;....;....;....;....;....
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm và nêu rõ cách tìm số đó:
a.1; 2; 3; 5; 8; 13;....;....;....;....;....
b.200; 195; 190; 185;....;....;....;....;....
c.1; 2; 3; 6; 11; 20;....;....;....;....;....
Bài 5:Từ bốn chữ số: 0; 3; 5; 7 hãy viết các số có bốn chữ số lớn hơn 5500 và mỗi số có đủ bốn chữ số 
đó.
Bài 6: (Dành cho HS khá giỏi)
a. Khi viết các số tự nhiên từ 1 đến 100 phải viết tất cả bao nhiêu chữ số 1?
b.Khi viết các số tự nhiên từ 1 đến 199 phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò.
- NX tiết học
- Về ôn bài. 
Tiếng việt
Dấu hai chấm
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
2. Kỹ năng: Biết dùng đúng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Các hoạt động dạy-học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
* Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Câu văn, đoạn văn nào có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?
a. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
b. Vua ra lệnh phát cho mỗi người một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
c. Chủ nhật này, lớp tôi học bù 4 tiết: Toán, Tiếng Việt, Hát nhạc, Tự nhiên xã hội.
Bài 2: Gạch dưới những câu văn có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời giải thích cho bộ phận trước đó.
a. Đầu đuôi là thé này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi: "Kìa, hai trụ chống trời!"
b. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
c. Khi tôi còn nhỏ, mẹ dạy tôi: trước khi ăn cơm phải mời người trong nhà, ăn xong phải dọn mâm bát ngay .
Bài 3: Đặt 2 câu có sử dụng dấu hai chấm.
* GV chấm, chữa bài.
3. củng cố - dặn dò.
- NX tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2006
Toán
 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: đặc điểm của hệ thập phân; sử dụng mười kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
2. Kỹ năng: Viết được số trong hệ thập phân
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 4 trang 19; một số em nêu lại đặc điểm của dãy số tự nhiên
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2.Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
-GV hỏi: trong bài học về các hàng các lớp các em thấy mỗi hàng viết được mấy chữ số?
10 đơn vị = ? chục
10chục = ? trăm 
10 trăm = ? nghìn 
- GV kết luận: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đợn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Với mười chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
- GV nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- GV nêu: Viết số tự nhiên với đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân
2.3. Thực hành
Bài tập 1 : Làm việc cá nhân
- GV đọc số ; HS viết số vào bảng con.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Thảo luận theo cặp.
- GV nhận xét đánh giá
Bài tập 3: Hoạt động cả lớp
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách viết số trong hệ thập phân.
- GVnhận xét tiết học. Dặn về làm lại bài 2
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS tự viết số tự nhiên bất kì và nêu giá trị của mỗi chữ số trong số vừa viết.
- HS nêu số vừa viết gồm mấy mấy triệu?, mấy nghìn? mấy trăm? mấy chục? mấy đơn vị?
- HS đọc yêu cầu của bài
- Các cặp thảo luận tự viết vào phiếu học tập.
- Đại diện 2 cặp lên chữa bài 
- Các HS khác nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của bài
- Một số em trả lời trước lớp 
Địa lí
 Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
2. Kỹ năng: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
3. Thái độ: Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
II. Đồ dùng dạy – học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: HS chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
a. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
+ Xếp thứ tự các dân tộc( dân tộc Dao, dân tọc Mông, dân tộc Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng gì? Vì sao?
Bước 2 : HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông...
b. Bản làng với nhà sàn
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
Bước 1: Dựa vào mục 2, tranh ảnh về bản làng, nhà sànvà vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây?
Bước 1: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả lamg việc của nhóm mình.
- GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Dân cư thường sống tập trung thành bản. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm thấp.
c. Chợ phiên lễ hội trang phục
Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp
Bước 1 : Dựa vào mục 3 SGK các hình và tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nêu những họat động trong chợ phiên?
+ Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này?
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào?Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5 và 6
Bước 2: Đại diện các cặp trình bày kết quả làm việc của mình.
- GV sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Người dân Hoàng Liên Sơn có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hoá đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
3. Củng cố, dặn dò
- HS trình bày lại những nét tiểu biểu vè dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội.. của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- GV giới thiệu thêm về phong tục của một số dân tộc.
- GV nhận xét tiết học. Dăn chuẩn bị bài sau “ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn” 
 Tập làm văn
 Viết thư
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin
3. Thái độ:
- Giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cách kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút )
a.Hướng dẫn HS nhận xét.
- GV hỏi : Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
+ Người ta viết thư để làm gì?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- GV nhận xét và nói đây là phần chính của một bức thư các em có thể viết tách từng ý riêng hoặc viết xen kẽ các nội dung đó trong bức thư.
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ
- GV ghi phần ghi nhớ lên bảng 
2.3. Hướng dẫn HS Luyện tập ( 25 phút )
a.Tìm hiểu đề: 
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài trên bảng.
Hỏi: Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô thế nào?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì?
+ Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường ?
+ Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì?
b. HS thực hành viết thư
 -GV nhận xét.
- HS viết thư vào vở 
- GV hướng dẫb các em viết được một lá thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp trường em.
- GV chấm chữa 2-3 bài.
3. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút )
- GV nhận xét tiết học.Nhắc HS xem trước bài sau:Cốt truyện
- 1 HS đọc lại bài Thư thăm bạn. Cả lớp trả lời câu hỏi SGK
- HS nêu
- HS dựa vào bài Thư thăm bạn trả lời .
- 1,2 HS trả lời các em khác nhận xét.
- HS nêu
- 3HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm
- Một HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, tự xác định yêu cầu của đề.
- HS trả lời.
- HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- 1-2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư.
- 2HS đọc lá thư.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 3.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm lại những ưu khuyết điểm của HS trong tuần học vừa qua.
- Tiếp tục kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nêu ra phương hướng tuần tới
II. Nội dung:
1. Kiểm điểm :
* Ưu điểm:
- Đi học đều, đúng giờ.
- Nhiều HS có ý thức tự giác trong học tập.
* Tồn tại:
- Một số HS còn thiếu tập trung trong giờ học (Khoa, Công, Thành).
- Một số HS còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Còn có HS chơi những trò chơi nguy hiểm (Cầm, Khương)
2. Kiểm tra Sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- 100% HS có đầy đủ SGK, đồ dùng học tập.
- Một số em giữ vở chưa sạch.
3. Phương hướng tuần 2:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm của Tuần 2.
- Hoàn thành các khoản đóng góp đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nguyen_thi_vui_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc