Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

 Tập đọc

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào ca ngợi .

-Hiểu ND,ý nghĩa: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử; khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .(trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,trong SGK)

- HS biết: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, giáo tiếp, trình bày suy nghĩ ý tưởng.

II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học:

1.Đồ dùng: Ảnh chân dung Ma - gien - lăng.

2.Phương pháp: thảo luận, trình bày

III. Các hoạt động dạy - học

1. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước.

2. Dạy bài mới:

a.Giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30	
Ngày soạn : 30/3/2012
Ngày giảng :	 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Giáo dục tập thể
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn giảng
 Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào ca ngợi .
-Hiểu ND,ý nghĩa: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử; khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .(trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,trong SGK)
- HS biết: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, giáo tiếp, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học:
1.Đồ dùng: Ảnh chân dung Ma - gien - lăng.
2.Phương pháp: thảo luận, trình bày
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Luyện đọc các tên riêng đó.
- GV viết các tên riêng lên bảng.
- Nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài:
- Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
-Ma - gien - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
HS:khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết.
-Hạm đội của Ma - gien - lăng đã đi theo hành trình nào?
- Chọn ý c.
-Đoàn thám hiểm của Ma - gien - lăng đã đạt được những kết quả gì?
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
*ND:Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử; khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới 
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - 3 HS nối nhau đọc 6 đoạn của bài
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
-Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Chính tả (nghe viết)
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài CT; Biết trình bày đúng đoạn văn trích .
- Làm đúng các bài tập phương ngữ (2)a/b,hoặc (3)a/b,BT do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng viết các tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b.Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- GV nêu yêu cầu của bài. - 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn
- Gấp SGK, nhớ lại đoạn văn tự viết bài vào vở.
- GV chấm, nhận xét, chữa bài.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Nêu yêu cầu, suy nghĩ trao đổi nhóm.
- Chia giấy khổ to cho các nhóm.
- Các nhóm thi tiếp sức vào giấy dán lên bảng lớp.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm vào vở bài tập.
a
ong
ông
ưa
r
ra lệnh, ra vào, ra mắt
rong chơi, rong biển
nhà rông
rửa tay
d
da thịt, da trời, giả da
cây dong, dòng nước
cơn dông
quả dưa
gi
gia đình, tham gia, giả dối
giong buồm
nòi giống
ở giữa
+ Bài 3: Tương tự bài 2.
- Đọc yêu cầu, làm dưới hình thức trò chơi tiếp sức hoặc thi làm bài cá nhân.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Thế giới - rộng - biên giới - dài.
b) Thư viện Quốc gia - lưu giữ - bằng vàng - đại dương - thế giới.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục làm bài tập ở vở bài tập.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số.Tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và (hiệu) của hai số đó.
II.Đồ dùng dạy học :
-SGK-bảng phụ 
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b.Hướng dẫn luyện tập:
GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 1:
- Đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
a.
b. 
c. 
d. 
e.
+ Bài 2:
- GV chấm bài cho HS.
- Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở
Bài giải:
Chiều cao của hình bình hành là:
 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
 (cm2)
Đáp số: 180 cm2.
+ Bài 3: tương tự bài 2
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 em lên bảng giải.
 Bài giải
 Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 5 = 7 phần
 Số ô tô trong gian hàng là: 
 63 : 7 x 5 = 45(ô tô)
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 4:HS-KG
- Đọc bài, suy nghĩ và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Tuổi con:
Tuổi bố
Bài giải:
? 
Ta có sơ đồ:
35 tuổi
? 
Bài 5: HSKG
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 - 2 = 7 (phần)
Tuổi con là: (35 : 7) x 2 = 10 (tuổi)
Đáp số: Tuổi con: 10 tuổi.
-Khoanh vào B 
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Ngày soạn : 31/3/2012
Ngày giảng :	 Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Mĩ thuật
GV bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. Mục tiêu:
-Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, thám hiểm (BT1,BT2); 
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch hay thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Một em nhắc lại nội dung ghi nhớ, làm lại bài tập 4.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm
- Đọc yêu cầu bài tập, trao đổi nhóm thi tìm từ ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, khen những nhóm tìm đúng vào được nhiều từ.
VD: a) Đồ dùng cần cho chuyến đi du lịch:
- Va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống.
b) Phương tiện giao thông:
- Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt.
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch:
- Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch
d) Địa điểm tham quan:
- Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác, đền chùa, di tích lịch sử
+ Bài 2: Cách thực hiện tương tự bài 1.
- Làm theo nhóm vào giấy khổ to sau đó dán lên bảng lớp.
- Nhận xét cho điểm những nhóm làm đúng và tìm được nhiều từ.
a) La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin
b) Bão, thú dữ, núi cao, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, sóng thần
c) Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, 
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu.
- Suy nghĩ tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm.
- Đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm những bạn viết hay.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà hoàn thiện nốt bài.
Toán
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?
-Yêu thích bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học: 
	Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- GV cho HS xem 1 số bản đồ, ví dụ 
Bản đồ Việt Nam (SGK) có ghi tỉ lệ:
1 : 10 000 000
Hoặc bản đồ 1 tỉnh, 1 thành phố nào đó có ghi tỉ lệ: 1 : 500.000 và nói: 
Các tỉ lệ: 1 : 10 000 000 và 1 : 500.000 ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ
- Cả lớp nghe GV giới thiệu.
- GV giải thích Tỉ lệ 1: 10 000 000 hày . Cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ lại 10 000 000 lần. Chẳng hạn độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km.
- Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng một phân số có tử số là 1: 
- Nói lại ý nghĩa của tỉ số đó.
c. Thực hành: 
+ Bài 1: 
- Đọc yêu cầu và nêu câu trả lời miệng.
- Tỉ lệ 1 : 1000
 độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm, 
độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm, 
độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm.
+ Bài 2:làm vở
- Đọc yêu cầu, chỉ cần viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 1000
1 : 300
1 : 10 000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1 mm
1 m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10 000 mm
500 m
+ Bài 3: HSKG
HS: Ghi Đ hoặc S vào ô trống:
S
a) 10.000 m 
S
Đ
b) 10.000 dm
c) 10.000 cm
Đ
d) 1 km
- GV nhận xét, chấm điểm cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện )đã nghe ,đã đọc về du lịch hay thám hiểm .
- Hiểu ND chính của câu chuyện, đoạn truyện đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.,( đoạn truyện ).
- HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.Qua đó mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trương sống của các nước trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm.
- Phiếu viết dàn ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS kể lại truyện giờ trước.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b.Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
- 1 em đọc đề bài.
- 2 em nối nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV dán dàn ý bài kể chuyện lên bảng.
-1 em đọc lại.
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện:
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Nối tiếp nhau thi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà học bài, tập kể cho người khác nghe.
Ngày soạn :1/4/2012
Ngày giảng :	 Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. Mục têu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoan thơ trong bài với giọng vui tình cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.(TRả lời các câu hỏi trong SGK,thuợc đượ đoạn thơ khoảng 8 dòng)
II. Đồ dùng dạ ... ch AB trên bản đồ là:
2 000 : 500 = 4 (cm)
c. Giới thiệu bài toán 2:
(Tương tự như bài 1)
d. Thực hành:
+ Bài 1: 
 Tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng.
VD: 	5 km = 500.000 cm
	500.000 : 10.000 = 50 (cm)
	Viết 50 vào chỗ trống ở cột 1.
- Cột 2: 5 mm.
- Cột 3: 1 dm
+ Bài 2: làm bài vào vở.
 Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm bài vở
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
 12 km = 1.200.000 cm
- GV chấm bài cho HS.
Nhận xét và chữa bài.
Quãng đường từ bản A đến bản B dài là:
1200000 : 100.000 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm.
+ Bài 3: HS-KG
 Đọc đầu bài và tự 
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
 10 m = 1.000 cm.
 15 m = 1.500 cm.
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1.500 : 500 = 3 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là:
1.000 : 500 = 2 (cm)
Đáp số: Chiều dài: 3 cm.
Chiều rộng: 2 cm.
3. Củng cố , dặn dò:
 	- Nhận xét giờ học. 
 - Về nhà học và làm bài tập. 
Địa lý
THÀNH PHỐ HUẾ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành Huế:
+Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
- Biết được vẻ đẹp của cố đo Huế- di sản văn hóa thế giới, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan MT sạch đẹp.
 II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Huế
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS nêu bài học.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b. Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp.
- Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Bước 2: Làm BT trong SGK
- Quan sát lược đồ và nêu được:
+ Kí hiệu và tên thành phố Huế.
- QS lược đồ H1
+ Sông, công trình kiến trúc, kinh đô
- Gọi HS nhận xét.
=> GV kết luận: (SGV).
c. Huế thành phố du lịch:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
- Bước 1: Trả lời các CH mục 2
- Giới thiệu thêm.
+ Kinh thành huế: một số tòa nhà cổ kính.
+ Chùa thiên mụ: ngay bên sông hương có các bậc thang lên đến đỉnh có tháp cao, khu vườn khá rộng,
+Cầu trường tiền: bắc ngang sông hương.
-Bước 2: Trình bày.
- Nêu được các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành huế, cầu trường tiền, chợ đông ba
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: 3 - 5 em đọc ghi nhớ.
3. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học
Ngày soạn : 3/4/2012
Ngày giảng :	 Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Toán
THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
- Tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế ,tập ước lượng . 
- Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (Bằng cách dóng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét.
	- Cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b. Hướng dẫn thực hành tại lớp:
- GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn 
thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
- Cả lớp vừa đọc SGK, vừa nghe GV hướng dẫn để biết đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
c. Thực hành ngoài lớp:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em 1 nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
+ Bài 1: Thực hành đo độ dài.
 - Dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.
- GV giao việc: 1 nhóm đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường.
- Các nhóm thực hành đo.
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK.
- Chiều dài bảng lớp học: 3m.
- Chiều rộng phòng học: 5m.
- Chiều dài phòng học: 8m.
- GV hướng dẫn, kiểm tra, ghi nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm.
+ Bài 2: HS-KG -Tập ước lượng độ dài.
2 em thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đo cho quen.
Âm nhạc
ÔN TẬP HAI BÀI HÁT
CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN, THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I.Mục tiêu
- HS ôn tập và trình bày 2 bài hát
- Hát hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
- HS tập trình bày theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ họa.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Đàn, nhạc cụ gõ
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1: Phần mở đầu
 - Giới thiệu nội dung tiết học
2: Phần hoạt động
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
* HĐ 1: Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
- Trình bày bài hát theo cách hát có lĩnh xướng và hoà giọng
- 1 hs hát từ đầu ... ham chơi, cả lớp hát phần còn lại
- Lời 2 tương tự lời 1
- Khi hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
* HĐ 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Từng nhóm biểu diễn trước lớp
* HĐ 3: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Kết hợp 3 cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng
- Lời 1 một em hát, cả lớp cùng hát đoạn 2
- Lời 2 hai nhóm hát đối đáp đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Một vài nhóm biểu diễn trước lớp
3: Phần kết thúc
- Ôn tập những bài hát và TĐN đã học
- Phân công 1 em hát lĩnh xướng
- GV đệm đàn
- GV đệm đàn
- Chia lớp làm 2 nhóm chỉ định 1 em hát lĩnh xướng
- GV đệm đàn
- GV đệm đàn
- Yêu cầu hs về nhà ôn tập những bài hát và bài TĐN đã học
 Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.(BT1) 
- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.(BT2)
- HS biết: Thu thập, sử lí thông tin, đảm nhận trách nhiệm công dân.
II. Đồ dùng Và phương pháp dạy học:
 	1.Đồ dùng: Mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn.
	2.Phương pháp: Nhóm, trình bày
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên đọc đoạn văn đã chữa ở bài trước.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: 
- 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK.
- GV treo tờ phiếu phôtô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND.
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- GV phát phiếu cho từng HS.
- Làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu.
- Tiếp nối nhau đọc tờ khai, đọc rõ ràng, rành mạch để các bạn và thầy cô nhận xét.
+ Bài 2:
- Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
	Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
-Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau .
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 120, 121 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu:
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
* Mục tiêu :
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
* Cách tiến hành:
 Bước1: Ôn lại kiến thức cũ:
- Không khí có những thành phần nào?
- Gồm ôxi và Nitơ.
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
- Khí ôxi.
Bước2: Làm việc theo cặp:
- Quan sát H1, 2 SGK trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời.
-Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải khí gì?
- Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì?
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
- Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
- Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu 1 trong 2 quá trình trên ngừng?
Bước 3: Làm việc cả lớp:
-1 số em trình bày.
- GV kết luận: SGV.
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
* HS nêu được một vài ứng dụng trong trọt về nhu cầu không khí của thưc vật.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề:
- Thực vật ăn gì để sống?
- Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
-Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí ôxi của thực vật?
=> Kết luận: (SGV).
HS: 3 em đọc lại.
3. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài. 
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. Nội dung: 
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a.Ưu điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
b. Nhược điểm:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Phương hướng: 
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Văn nghệ :
...............................................................................................................................
 ............................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc