Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Hoàng Thị Xuyến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Hoàng Thị Xuyến

I. Mục tiêu:

1.KT: Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi sgk )

2. KN: Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.( KNS: giao tiếp, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán))

3.TĐ: Giáo dục hs tính trung thực, lòng ngay thẳng.

II. Chuẩn bị đồ dùng:

 GV: Tranh minh họa trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Hoàng Thị Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ hai 
Tập đọc:
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu: 
1.KT: Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi sgk )
2. KN: Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.( KNS: giao tiếp, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán))
3.TĐ: Giáo dục hs tính trung thực, lòng ngay thẳng.
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 GV: Tranh minh họa trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS đọc bài : Người ăn xin và nêu nội dung bài .
 - Nh.xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu chủ điểm; bài và ghi đề: (1’) giới thiệu bằng tranh
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a.Luyện đọc: (10’)
- Nêu cách đọc toàn bài
- Y/c 1 hs đọc bài.
- Phân 3 đoạn 
- Sửa sai, luyện đọc từ khó:đút lót, di chiếu và đọc câu dài
- Y/c 3 hs nối tiếp đọc lại 3 đoạn 
- H/dẫn giải nghĩa từ ngữ: (chú giải) 
- YC L.đọc theo cặp.
- Nh.xét, b/dương
- Đọc diễn cảm lại bài.
b. Tìm hiểu bài: (9’)
- Y/cầu hs đọc thầm trả lời lần lượt các câu hỏi
- Đoạn văn kể chuyện gì ?
- Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên lui tới chăm sóc ông 
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của THT thể hiện như thế nào ? 
- Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực ?
- Bài văn nói lên điều gì?
- GD HS...
c. H.dẫn luyện đọc diễn cảm: (10’)
- Th.dõi,nhắc lại cách đọccủa bài
- Bảng phụ h/dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 3 theo lối phân vai
- Đọc mẫu 
- Nh.xét,điểm,b/dương
IV.Củng cố-dặn dò: (2’)
 - Qua bài tập đọc em thấy Tô Hiến Thành là người như thế nào ?
- Về nhà đọc diễn cảm lại cả bài văn, chuẩn bị bài : Tre Việt Nam/trang 41sgk
- Nhận xét tiết học
- 2 hs nối tiếp đọc và nêu nội dung bài
- Th.dõi, nh.xét, b/dương
- Theo dõi
- 1 HS đọc bài, lớp thầm
- Th.dõi sgk
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- L.đọc bài theo cặp
- 1cặp đọc bài
- Lớp nh.xét
- Th.dõi, thầm sgk
- HS đọc thầm đoạn
-Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua .
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót, mà theo di chiếu để lập thái tử Long Cán lên làm vua .
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông .
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
- Vì Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông nhưng không được tiến cử
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Vì người chính trực luôn đặt lợi ích của đ/nước lên trên lợi ích của cá nhân .
Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- 3 hs n.tiếp đọc lại 3 đoạn
- Lớp th.dõi tìm giọng đọc phù hợp,hay
- Th.dõi,thầm
- HS luyện đọc theo lối phân vai
- 1 Vài nhóm HS thi đọc diễn cảm.
- Th.dõi nh.xét, b/chọn, b/dương
-.....là một người chính trực, thanh liêm, hết lòng vì nước,vì dân,...
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************
Toán:
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1.KT: Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
2.KN: Rèn kĩ năng sắp xếp, so sánh các số tự nhiên. ( BT cần làm: bài 1 cột1; 2ac; 3a)
3. TĐ: Giáo dục hs yêu môn học,tính cẩn thận,chính xác
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- YC HS làm bài2/sgk trang 20
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài và ghi đề: (1’)
 2. Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.( 8’)
- Yêu cầu học sinh so sánh :
 9 và10 ;99 và 100 ; 999 và 1000 ;.. Vì sao em so sánh được như vậy ?
- Nếu hai số tự nhiên có cùng chữ số thì ta so sánh như thế nào ? 
- Gọi học sinh tìm ví dụ .
- Nh.xét, chốt
 3.Tìm hiểu cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự.(7’)
- Yêu cầu HS sắp xếp các nhóm số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại : 7698; 7968; 7896; 7869;
- Nh.xét,chốt
4. Thực hành: (14’)
 Bài 1: >; <;= ?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt cách so sánh
*Y/cầu hs khá, giỏi làm thêm cột 2
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- Muốn viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm thế nào?
- Theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
-Theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng, ghi điểm.
IV. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Dặn dò : Về nhà làm lại btập và chuẩn bị bài: L.tập/sgk trang 22
- Nhận xét tiết học 
- 2hs làm bảng . 
- Lớp nhận xét .
- HS so sánh + nêu cách so sánh .
- Hai số tự nhiên thì số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại .
-........ So sánh giữa các hàng với nhau .
- HS nêu ví dụ –lớp nh.xét,b/dương
-HS sắp xếp theo yêu cầu của GV .
- HS nêu .
- Học sinh nêu yêu cầu 
- 1 hs lên bảng làm (cột 1) -lớp vở
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Kết quả: 
 1234 > 999; 
 8754 < 87540; 
 39680 = 39000 + 680
* HSkhá, giỏi làm thêm cột 2
- So sánh
- 2 hs lên bảng làm- lớp vở
- Lớp theo dõi, nhận xét.
a. 8136, 8316, 8361.
c. 5724, 5740, 5742.
*HS khá, giỏi làm thêm cột b
b. 63841, 64813, 64831.
- Vài hs lên bảng làm- lớp vở
- Lớp theo dõi, nhận xét.
a. 1984, 1978, 1952, 1942.
* HS khá, giỏi làm thêm câu b
b. 1969, 1954, 1945, 1890.
- Vài HS nêu lại cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************
Kể chuyện:
 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. Mục tiêu:
1.KT: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
2.KN: Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý( sgk); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể) ( KNS: giao tiếp, tư duy sáng tạo)
3.TĐ: Giáo dục hs tính trung thực, lòng chân chính, khí phách cao đẹp.
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 GV:Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn y/c 1a,b,c .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Kể lại câu chuyện về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người .
- Nhận xét, ghi điểm 
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài và ghi đề: (1’)
2.GV kể chuyện: (8’)
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp giải nghĩa từ ngữ (Phần chú giải) .
- GV kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh hoạ để hỏi nội dung câu chuyện .
3. H.dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: (20’)
- H.dẫn trả lời các câu hỏi:
- Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
- Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
- Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
- Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm
- Y/cầu vài nhóm lần lượt thi kể chuyện trước lớp .
- Nh.xét, điểm
- Qua câu truyện này em thấy nhà thơ đó là người như thế nào ?
- Nh.xét, chốt ý nghĩa c/chuyện
IV. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Em học được gì qua c/chuyện này?
- Dặn dò :Về nhà kể lại c/ chuyện và ch.bị bài ở sgk trang 49.
- Nhận xét giờ học + biểu dương. 
- 1HS kể lại và nêu ý nghĩa 
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK trang 40
- HS theo dõi giáo viên kể chuyện.
- Theo dõi và nêu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài (Chú giải).
- Vài hs đọc các câu hỏi sgk- lớp thầm
- Truyền nhau bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua
- Ra lệnh lùng bắt kì được những kẻ sáng tác bài ca phản loạn, không tìm ra ai nên tống giam tất cả các nhà thơ
- Các nhà thơ, nghệ sĩ lần lượt bị khuất phục, họ hát các bài truyền tụng nhà vua, duy chỉ có 1 nhà thơ im lặng.
- Nhà vua khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ.
- HS kể theo cặp từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
- Vài nhóm thi kể chuyện trước lớp .
- Thi kể toàn bộ câu chuyện
- Lớp th.dõi, nhận xét bạn kể .
- HS bình chọn bạn kể hay,.... 
- Th.dõi ,b.dương
-...là nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- Vài HS nêu
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************
Tiếng Việt+:
LUYỆN TẬP VỀ VIẾT THƯ.
 I. Mục tiêu:
 1.KT: Củng cố về cấu tạo 3 phần của một bức thư.
 2.KN: Viết được một lá thư thăm hỏi người thân.
 3.TĐ: Giáo dục HS về tình cảm gia đình.
 II.Các hoạt động:
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
 1. KTBC: 
- Hãy nêu cấu tạo của một bức thư.
- Nhận xét
 2. Luyện tập:
 Đề bài: Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân( ông bà, cô giáo cũ, bạn bè,) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. 
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- Gạch chân các từ ngữ quan trọng
 - Lưu ý HS viết thư có đủ 3 phần, nội dung thư đúng với đề bài.
- YC HS làm bài
- Nhận xét, sửa chữa, ghi điểm.
 3. Củng cố, dặn dò:
- Bài văn viết thư gồm có mấy phần? 
- Nêu nội dung của từng phần?
 - Nhận xét tiết học.
-1HS nêu. 
-1HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu
- HS làm vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài làm.
- Nhận xét, sửa chữa
- Trình bày
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ********* ... c nội dung bài tập .
- Yêu cầu hs th.luận theo cặp
-Y/cầu HS trình bày
- Nh.xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập .
- Y/cầu h/sinh làm bài theo nhóm đôi.
- Muốn làm được bài này cần biết từ ghép có hai loại : Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng và củng cố KT về từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp
Bài 3:Gọi h/sinh đọc nội dung bài tập.
- Muốn làm bài này đúng, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
IV.Củng cố - dặn dò: (2’)
- Hỏi + chốt lại nội dung bài học.
- Dặn dò:Về nhà học bài và ch bị bài sau
- Nhận xét, đánh giá giờ học
-Vài hs nêu + cho ví dụ.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 1 hs đọc nội dung bài tập .
- HS làm việc theo cặp (2’).
- HS các nhóm nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung .
+ Bánh trái có nghĩa tổng hợp ; bánh rán có nghĩa phân loại .
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi (3’). 
- 1 nhóm làm bảng
- HS các nhóm nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
a. xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
b. ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- HS đọc nội dung bài tập .
- 1HS làm bảng- lớp làm vở
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Kết quả đúng:a) nhút nhát
 b) lạt xạt, lao xao 
 c) rào rào.
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ********************* 
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu :
 1.KT: Củng cố về cốt truyện
 2.KN: Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi vàkể lại vắn tắt câu chuyện đó.(KNS: giao tiếp, tư duy sáng tạo)
 3. TĐ:Giáo dục hs yêu môn học, lòng trung thực.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn các gợi ý BT1/sgk.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- YC HS Kể lại truyện Cây khế .
- Nh.xét, điểm
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài và ghi đề: (1’)
2.HD xây dựng cốt truyện: ( 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- Để xây dựng cốt truyện với những điều kiện đã cho ( có ba nhân vật ), em phải tưởng tượng, hình dung ra diễn biến câu truyện .
- Chỉ xây dựng cốt truyện các em chỉ cần nêu vắn tắt, không cần nêu chi tiết câu truyện .
3. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
- Từ đề bài này, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau...
3.Thực hành xây dựng cốt truyện:
- H.dẫn: Từ đề bài đã cho các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau về chủ đề : tính trung thực, hiếu thảo .
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp .
- Yêu cầu HS thi kể truyện trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
- YC HS viết vắng tắt vào vở cốt truyện của mình
IV.Củng cố - dặn dò:
- Gọi hs nêu cách xây dựng cốt truyện .
- Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Viết thư ( KT viết )
- Nh.xét tiết học, biểu dương.
- Vài HS thực hiện.
- Lớp nhận xét .
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- HS theo dõi và nêu .
- Học sinh theo dõi.
- 2 Học sinh đọc lại gợi ý 1, 2 sách giáo khoa .
- Vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn.
-1 HS giỏi làm mẫu: trả lời lần lượt các câu hỏi
- Từng cặp thực hành kể vắn tắt theo sự tưởng tượng của bản thân.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét,bình chọn
- Để xây dựng được cốt truyện chúng ta cần hình dung được các nhân vật, chủ đề, diễn biến, kết quả câu truyện. ..
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ********************* 
Toán+:
LUYỆN TẬP VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG.
 I. Mục tiêu:
 1.KT: Củng cố về mối quan hệ giữa cá đơn vị đo khối lượng.
 2.KN: Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thực hiện được phép tính với số đo khối lượng.
 3.TĐ: Giáo dục HS tính khoa học, cẩn thận.
 II. Các hoạt động:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- YC HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo
- Nhận xét, ghi điểm
2 . Giới thiệu bài:
3. Luyện tập:
 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
 1dag = g ; 3kg600g =g;
 10g =dg ; 3kg60g =g;
 1hg = dag; 4dag8g =g;
 10dag=hg ; 4dag < 4dagg.
- Chữa bài và củng cố cách đổi
 Bài 2: Tính
 270g + 795g =
 836dag - 172dag =
 562dag x 4 =
 924hg : 6 =
- Chưa bài
 Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.9 tạ 5 kg >  kg
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
95 B. 905
 C. 950 D. 9005
 Bài 4( VBTT4/ 21): 
- Gọi HS đọc đề 
- YC HS làm bài
 4. Củng cố, dặn dò:
- YC HS nêu lại bảng đơn vị đo KL
- Chuẩn bị tiết sau
- Nhận xét tiết học.
- 1 vài HS trình bày
- 1HS đọc yêu cầu
- HS TB,Y làm cột 1.
* HS K,G làm cả 2 cột.
- Nhận xét
- 1HS đọc yêu cầu.
- 4HS nối tiếp lên bảng
Bài 2: Tính
 270g + 795g = 1065 g
 836dag - 172dag = 664 dag
 562dag x 4 = 2248 dag
 924hg : 6 = 154 hg
- HS nêu miệng
 Khoanh vào A
- Đọc đề và nêu YC, cách giải
- HS giải toán vào vở
Đáp số: 1500g
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ********************* 
Đạo đức:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
 I. Mục tiêu:	 
 1.KT: Biết được vượt khó trong học tập sẽ giúp em học tập mau tiến bộ.
 2.KN: Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.( HS khá, giỏi biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập ).
( KNS:Lập kế hoạch, tìm kiếm sự hỗ trợ)
 3.TĐ:Giáo dục hs có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập; yêu mến, noi theo gương những hs nghèo vượt khó.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Đọc câu tục ngữ nói về vượt khó trong học tập?
- Nh.xét,b/dương 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài và ghi đề: (1’)
2. HĐ1: Thảo luận nhóm bài tập 2. (10’)
- Y/cầu hs đọc bài tập 2 
- YC HS làm bài theo nhóm 4
- Theo dõi nhận xét, bổ sung .
- Tóm tắt các cách giải quyết đúng và khen những bạn biết vượt khó trong học tập .
*Y/cầu hs khá, giỏi trả lời:
- Thế nào là vượt khó trong học tập? Vì sao phải vượt khó trong học tập?
3. HĐ2: Thảo luận nhóm đôi bài 3( 9’)
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung yêu cầu bài tập - Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Kết luận: khen những học sinh đã biết vượt khó trong học tập . 
4.HĐ3: Làm việc cá nhân bài 4 (10’)
- Y/cầu hs nêu những khó khăn trong học tập và cách giải quyết
- Ghi tóm tắt ý kiến học sinh lên bảng .
- Kết luận: khuyến khích học sinh thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã nêu để học tập cho tốt .
 IV.Củng cố - dặn dò: (2’)
- Để học tập tốt chúng ta cần làm gì?
- GD HS biết vượt khó trong học tập
- Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nh.xét tiết học, b/dương
- Vài hs nêu và liên hệ thực tế bản thân 
- Lớp theo dõi , nhận xét ,b/dương
- Theo dõi,mở sgk
- Đọc đề 
- Thảo luận theo nhóm 4( 3’) .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . Lớp theo dõi nhận xét .
- HS liệt kê các cách giải quyết theo ý kiến của mình . 
* HS khá, giỏi trả lời :
-Vượt khó trong học tập là biết cách khắc phục khó khăn, kiên trì, phấn đấu...Vì vượt khó trong học tập giúp ta học tập tốt hơn,được mọi người yêu quý,..
- HS đọc y/c bài tập .
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp .
- HS nh.xét,bổ sung.
-Th.dõi, b/dương
- HS đọc nội dung bài tập .
- Vài học sinh trình bày những khó khăn trong học tập và những biện pháp cần khắc phục .
- Một số học sinh cam kết thực hiện khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập. 
- Phát biểu
V/Bổsung:............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ********************* 
 SINH HOẠT LỚP TUÁÖN 4:
 I.Mục tiêu : Giúp hs :
 -Thực hiện nhận xét,đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ,chưa tiến bộ của cá nhân, tổ,lớp.
 - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho hs tính tự quản,tự giác,thi đua,tích cực tham gia các hoạt động của tổ,lớp,trường.
II.Chuẩn bị :
 -Bảng ghi sẵn tên các hoạt động,công việc của hs trong tuần.
 -Sổ theo dõi các hoạt động,công việc của hs 
III.Hoạt động dạy-học : 
T.G
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1’
 30-31’
 7-8’
.Giới thiệu tiết học+ ghi đề
2.H.dẫn thực hiện :
A.Nhận xét,đánh giá tuần qua :
* Gv ghi sườn các công việc+ h.dẫn hs dựavào để nh.xét đánh giá:
 -Chuyên cần,đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân,trực nhật lớp , sân trường
- Đồng phục,khăn quàng ,bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp,thể dục,múa hát sân 
 trường.Thực hiện tốt A.T.G.T
 -Bài cũ,chuẩn bị bài mới
-Phát biểu xây dựng bài 
 -Rèn chữ+ giữ vở
B.Một số việc tuần tới :
 -Nhắc hs tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Th.hiện tốt A.T.G.T
- Các khoản tiền nộp của hs
- Trực văn phòng,vệ sinh lớp,sân trường.
 Phần bổ sung ;
- Th.dõi
-Th.dõi +thầm
- Hs ngồi theo tổ
-*Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nh.xét,đánh giá mình( dựa vào sườn)
-Tổ trưởng nh.xét,đánh giá,xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận +tự xếp loai tổ mình
-* Lần lượt Ban cán sự lớp nh.xét đánh giá tình hình lớp tuần qua + xếp loại cá tổ :
.Lớp phó học tập
.Lớp phó lao động
.Lớp phó V-T - M
.Lớp trưởng
-Lớp theo dõi ,tiếp thu + biểu dương
 -Theo dõi tiếp thu

Tài liệu đính kèm:

  • docT 4.doc