Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Tiết 3: TẬP ĐỌC.

Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I- Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- Đồ dùng dạy - học :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

III- Phương pháp:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 7: 
Thứ hai ngày 3/10/2011
Tiết 1: CHÀO CỜ.
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC.
(Đ/C TÌNH DẠY)
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I- Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp..., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III- Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở HS
2. Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 3 HS đọc bài : “ Chị em tôi + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp nêu chú giải.
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hd cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 kết hợp trả lời câu hỏi: 
 + Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghí tới các em trong thời gian nào?
+ Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? 
+ Trăng trung thu có gì đẹp?
Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
+ Nội dung của bài nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Ở vương quốc Tương Lai”
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Anh nghĩ vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
-Trung thu là tết của các em, các em sẽ được phá cỗ, rước đèn.
- Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. 
- Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc,núi rừng
1. Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu..
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn .
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
2. Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
- Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.
3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: LỊCH SỬ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TOÁN.
Bài 29: PHÉP CỘNG 
I- Mục tiêu:
Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1, 3), bài 3
II- Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Hình vẽ như bài tập 4
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III- Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài kiểm tra
III- Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Củng cố kỹ năng làm tính cộng.
- GV viết 2 phép tính lên bảng.
- Y/C 2 HS lên đặt tính rồi tính
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- Gọi HS khác nhận xét.
+ Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? + Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
 3) Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp kiểm tra đúng, sai.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 dòng 1,2 : 
- Cho 2 HS, mỗi HS đọc kết quả 1 phần, GV cho cả lớp nhận xét
* Bài 3 :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4 (nếu còn thời gian) :
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x.
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
IV- Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét tiết học 
 - Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
a) 48 352 + 21 026 = ?
 b) 367 859 + 541 728 = ?
 + Đặt tính các hàng đơn vị thẳng cột nhau.
+ Thực hiện p/ tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a, b,
a,
b,
- Đổi chéo vở để chữa bài
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt :
 Cây lấy gỗ : 325 164 cây
 Cây ăn quả : 60 830 cây
 Tất cả : .... cây ?
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
 Bài giải :
 Huyện đó trồng tất cả số cây là :
 325 164 + 60 830 = 385 994 (cây)
 Đáp số : 385 994 cây
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) x - 363 = 975 
 x= 975 + 363 
 x = 1 338 
b) 207 + x = 815
 x = 815- 207
 x = 608
- HS nhận xét, đánh giá.
----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: KĨ THUẬT.
 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI 
KHÂU THƯỜNG 
(2 tiết)(tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối).
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
 + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm.
 + Len (hoặc sợi) chỉ khâu.
 + Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét (Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải).
 - Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
 - GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm.Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 - GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.
 - Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
 - GV hướng dẫn HS một số điểm sau:
 + Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
 + Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
 +Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. 
 - Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
 - GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 - Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS theo dõi.
-HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
-HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
-HS quan sát hình và nêu.
-HS nêu.
-HS thực hiện thao tác.
-HS thực hiện.
-HS nhận xét.
-HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
-HS thực hiện.
-HS cả lớp
=========================================
Thứ ba ngày 6/9/2011
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: TOÁN.
Bài 30: PHÉP TRỪ 
I- Mục tiêu:
Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3
II- Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III- Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách cộng 2 số tự nhiên ?
III- Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu – ghi đầu bài 
2.Củng cố kỹ năng làm tính trừ
- GV viết 2 phép tính lên bảng.
- Y/C 2 HS lên đặt tính rồi tính ... * Bài 4 : (nếu còn thời gian)  
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
IV- Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét tiết học 
 - Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc ví dụ.
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của được với số con cá của em câu được.
- HS kẻ vào vở.
- Học sinh ghi.
- Hs nêu rồi viết : 3 + 2 vào cột thứ 3.
 - 4 + 0
 - 0 + 1
- Hai anh em câu được a + b con cá.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- Luôn có dấu tính và hai chữ.
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 , 5 là một giá trị số của biểu thức a + b.
+ Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b = 4 + 0 = 4 , 4 là một giá trị số của biểu thức a + b.
+ Nếu a = 0 và b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1, 1 là một giá trị số của biểu thức a + b.
- Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.
- 2 – 3 học sinh nhắc lại.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức c + d.
a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35.
b) Nếu c = 15 và d = 45 thì c + d = 15 + 45 = 60.
- Đọc đề bài, tự làm vào vở ; 3 HS lên bảng.
a) Nếu a = 32 và b = 20 thì giá trị của biểu thức a – b = 32 – 20 = 12.
b) Nếu a = 45 và b = 36 thì giá trị của biểu thức a – b = 45 – 36 = 9.
c) Nếu a = 18m và b = 10m thì giá trị của biểu thức a – b = 18m – 10m = 8m.
- Tính được một giá trị của biểu thức a – b.
- Học sinh đọc đề bài.
- Dòng 1 : giá trị của a, dòng 3 : giá trị của biểu thức a x b, dòng 2 : giá trị của b, dòng 4 : giá trị của biểu thức a : b 
- 3 HS tiếp nối lên bảng làm, lớp làm vở
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
- HS đọc đề bài, 2 Hs lên bảng, lớp làm vở.
a
300
3200
24 687
54 036
b
500
1800
36 805
31 894
a + b
800
5000
61 492
85 930
b + a
800
5000
61 492
95 930
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3 : THỂ DỤC.
(Đ/C TÌNH DẠY)
-----------------------------------------------------------------
Tiết 4 :LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Bài 14. LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI - TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I- Mục tiêu:
Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Phiếu in sẵn bài ca dao, bản đồ địa lý Việt Nam, giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng môn học.
III- Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ:(3p)
- Em hãy nêu cáh viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam? cho ví dụ?.
 - Gọi 1 hs lên viết tên của mình và địa chỉ gia đình?
- GV nxét và ghi điểm cho hs.
2) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) HD làm bài tập:
Bài tập 1:(18p)
- Gọi 1 hs đọc y/c, nội dung và phần chú giải.
- Chia nhóm, phát phiếu và bút dạ.
- Gọi 3 nhóm lên dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
- Gọi hs nxét, chữa bài.
- Gọi hs đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- Cho hs quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
+ Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài tập 2:(18)
Gọi hs đọc y/c.
- Treo bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng.
GV: các em phải thực hiện nhiệm vụ:
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố nước ta. Viết lại tên đó đúng chính tả.
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta, viết lại các tên đó.
- Gv phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thảo luận và làm bài.
- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày.
GV nxét 
- Nêu quy tắc viết hoa tên riêng?
3) Củng cố - dặn dò:(2p)
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc chuẩn bị bài học sau, xem trước bài tập 3 (trò chơi du lịch...) tuần 8.
- Tìm và hỏi về tên thủ đô một số nước trên bản đồ thế giới.
- 1 Hs lên bảng trả lời theo y/c.
- 1 hs lên bảng viết.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Nhận phiếu, bút và thảo luận theo nhóm 4.
- Dán phiếu, trình bày.
- Nxét, chữa bài.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chiếu, Hàng Hải, Mã Vĩ, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Hàng Than, Phúc Kiến, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
- 1, 2 hs đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ của Hà Nội.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Quan sát bản đồ.
Lắng nghe.
- Nhận đồ dùng học tập và làm bài.
- Trình bày phiếu của nhóm mình.
- Hs nêu và ghi nhớ cách viết hoa.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: ĐỊA LÍ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
--------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU :
Tiết 1 : CHÍNH TẢ.
Nhớ viết
Bài 7: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I- Mục tiêu 
- Nhớ-viết đúng bài CT sạch sẽ; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
II- Đồ dùng dạy – học 
- GV:Giáo án , sgk , phiếu học tập .
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ KTBC (2 phút )
 Kiểm tra bài học trước 
II/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu và ghi đầu bài 
1.HD viết bài. (20 phút)
- Đọc mẫu đoạn cần viết 
- Gọi 2 hs đọc lại đoạn viết .
- Cho hs tìm các danh từ riêng, cần viết hoa.
- HD viết từ khó .
- Cho hs viết từ khó.
- Cho hs tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Đọc từng câu cho hs viết bài + soát lỗi .
- Thu bài chấm (10 bài )
- Nhận xét .
2.Bài tập 
Bài 2: (7phút)
 - Gọi hs đọc yêu cầu :
- Cho hs làm bài tập theo nhóm 6 vào phiếu học tập .
- Nhận xét chữa bài .
Bài 3 : (7 phút )
- Gọi hs đọc yêu cầu :
Cho hs giải quyết bài tập theo nhóm đôi .
- Gọi các nhóm báo cáo .
- Nhận xét, chữa bài .
III/Củng cố – dặn dò (1p)
- Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
- Luyện viết một số từ khó 
- Ghi đầu bài 
- 2 hs đọc đoạn viết.
- Tìm danh từ riêng cần viết hoa.
- Viết từ khó bảng lớp + bảng con.
- Nêu nội dung đoạn viết.
- Nghe viết bài + soát lỗi.
- 2 hs đọc.
- Làm bài tập theo nhóm .
Đáp án :
Trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân . 
- Đọc yêu cầu .
Đáp án :
- ý chí , trí tuệ
- Nêu lại nội dung bài.
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN.
Bài 33 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I- Mục tiêu
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
Bài 1, bài 2
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sặn bảng số của nội dung bài học (ghi sẵn giá trị của a và b) còn để trống giá trị dòng a+b; a-b
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: (4p)
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập:
a. Tính giá trị của biểu thức a+b nếu a=10 và b=25.
b. Tính giá trị của biểu thức c-d nếu c=32 và d=20.
- Nhận xét, cho điểm.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài(1p)
 Nêu mục tiêu. bài học hôm nay các em sẽ nhận biết tính chất giao hoán.
2. Nội dung bài(10p) 
Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. 
- Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức a+b và b+a để điền vào bảng.
- Nhận xét, hoàn thành bảng số như SGK.
? Hãy nhận xét giá trị của biểu thức a+b và b+a khi a= 20 và b=30 ?
? Tương tự so sánh giá trị của các trường hợp còn lại.
- Vậy: Giá trị của biểu thức a+b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b+a ?
- Ta có thể viết a + b = b + a.
? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a+b và b+a ? 
? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng nào ?
? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của biểu thức có thay đổi không ?
3. Luyện tập
Bài 1: (9p)
- Yêu cầu đọc đề bài, sau đó tiếp nối nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
- Giáo viên hỏi: Vì sao em khẳng đinh 379+468=874 ?
- GV nhận xét sửa sai nếu có.
Bài 2: (9p)
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Giáo viên viết bảng 48+12=12+
? Em viết gì vào chỗ trống trên ? Vì sao ?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 3(nếu còn thời gian) 
- Yêu cầu 3 học sinh tự làm.
? Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng vào chỗ chấm của biểu thức: 29975 + 4017 . 4017+2975 ? 
? Tại sao không thực hiện phép tính mà có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của biểu thức: 2975+4017  4017+3000 ?
- Giáo viên hỏi với các trường hợp bằng trong bài. 
3. Củng cố – dặn dò (3p)
- Yêu cầu nhắc lại công thức và quy tắc tính chất giao hoán của phép cộng.
- Tổng kết giờ học.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Học sinh 1: Nếu a=10 và b=25 thì a+b=10+25=35. Giá trị của biểu thức a+b là 35.
Học sinh 2: Nếu c=32 và d=20 thì c-d =32-20=12. Giá trị của biểu thức c-d là 12. 
- Học sinh đọc bảng số.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện, học sinh dưới lớp làm nháp.
- Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh bảng số.
- Giá trị của biểu thức a+b và b+a bằng 50.
- Đều bằng 600.
- Đều bằng 3927.
- Giá trị của biểu thức a+b luôn bằng b+a.
- Đọc a + b = b + a.
- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b những thứ tự của các số hạng là khác nhau.
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng b+a.
- Khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng không thay đổi.
- Học sinh nhắc lại tính chất.
- Mỗi học sinh nêu kết quả của phép tính.
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 
468+379=379+468.
- Giải thích tương tự các trường hợp còn lại. 
- Viết 48 để có 48 + 12 =12 +48.
+ Vì khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi 48+12 thành 12+48.
- Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- 3 học sinh lên tiếp nối nhau điền dấu 
- Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Vì hai tổng 2975+ 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017 nhưng số hạng 2975 < 3000 nên ta có: 2975+4017< 4017+3000. 
- Học sinh giải thích tương tự như trên.
- Học sinh nhắc lại trước lớp.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
(TPT ĐỘI TỔ CHỨC)
==========================================
Thứ sáu ngày 7/10/2011
HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHƯC
Năm học 2011-2012

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc