Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Theo chương trình giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Theo chương trình giảm tải)

A. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên.

- Hiểu ND :Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 15
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
SGK/ 76 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên.
- Hiểu ND :Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ở vương quốc tương lai)
* Hs đọc bài, nêu ý nghĩa của bài
* Gv nhận xét, chấm điểm 
II. Bài mới: 1. GTB (Nếu chúng mình có phép lạ).
1. Hướng dẫn luyện đọc.
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 5 khổ thơ. 
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: hạt giống, toàn, phép lạ
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Tìm hiểu bài :
* Gv nêu câu hỏi, Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk/77:
+ Câu 1: (Nếu chúng mình có phép lạtha thiết)
+ Câu 2: (Cây mau lớnkhông còn bom đạn)
+ Câu 4: (Ước mơăn hoa quả) 
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại.
3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
* Giáo viên gọi 5 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu khổ thơ 2, 3.
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
	 TOÁN 	 Tiết bài: 36
LUYỆN TẬP
 SGK/ 46- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tính chất kết hợp của phép cộng)
* Hs nêu tính chất kết hợp cua phép cộng.
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: VBT/42 Đặt tính rồi tính:
 5264 42716
 + 3978 + 27054 
 6051 6439 
 15293 61209 
* Cả lớp làm bài tập, gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: VBT/42 Tính bằng cách thuận tiện nhất:
+ 81 + 39 + 19 = (81 + 19) + 39 + 100 + 39 = 139
+ 78 + 65 + 135 + 22 = (78 + 22) + (65 + 135) = 100 + 200 = 300
Bài 4a:SGK/46 Giải toán
* Gv hướng dẫn Hs cách giải bài toán (Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? )
 HS đọc bài làm – HS &GV nhận xét – chốt ý đúng.
Sau hai năm số dân của xã đó tăng là: 79 + 71 = 150 (người) 
 - Một HS đọc kết quả bài làm. HS & GV nhận xét – chốt ý đúng 
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk - 46 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 08	
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 2)
 Sgk / 11 -Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của
 - Biết lợi ích của tiết kiệm tiền của
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo,sách vở, đồ dùng, điện nước,Trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ ghi các tình huống thảo luận . 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tiết kiệm tiền của - Tiết 1)
* Hs nhắc lại ghi nhớ 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tiết kiệm tiền của -Tiết 2) 
1 .Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được cần tiết kiệm tiền của.
b. Cách tiến hành:
* Cả lớp trao đổi, dùng bảng con trả lời tán thành, không tán thành. 
* Gv hướng dẫn và phân tích thêm cho Hs.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt lại: 
+ Các việc cần làm: a, b, g, h, k
+ Các việc không nên làm: c, d, đ, e
2. Hoạt động 2: Đóng vai
a. Mục tiêu: Hs biết thể hiện về tiết kiệm tiền của.
b. Cách tiến hành: 
* Chia lớp thành 4 tổ, đóng vai
* Cả lớp bình chọn, tuyên dương.
c. Kết luận: Gv nhận xét chung, tuyên dương học sinh: 
+ Tuấn nói với Bằng là mình không nên lãng phí như vậy.
+ Tâm sẽ nói nhẹ nhàng để khi khác mẹ mua.
+ Cường bảo Hà không nên dùng lãng phí.
c. Kết luận: Phải biết tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng,Trong cuộc sống tiền là 1 phương tiện để góp phần bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên.
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
.
 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 08
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
 Sgk/ 87 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên
- Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp & vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Mê Thuột.
- Giáo dục học sinh có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Bản đồ vùng Tây Nguyên. 
C. Các hoạt động dạy học:
I.KTBC (Một số dân tộc ở Tây Nguyên)
* Hs nêu nội dung bài học
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên)
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hoạt động trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đặt câu hỏi, các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên.
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được tròng nhiều ở Tây Nguyên?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại trồng nhiều cây công nghiệp?
* Các nhóm khác nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Học sinh biết được cây vai trò của cây cafe ở Tây Nguyên.
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi, Hs trả lời:
+ Các em biết gì về cây café ở Buôn Mê Thuộc? (Thơm ngon, nổi tiếng)
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất là gì? (thiếu nước)
+ Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nước ? Con người cần phải làm gì để khắc phục những khó khăn đó.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý. 
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
a. Mục tiêu: Hs biết được hoạt động chăn nuôi ở Tây Nguyên.
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc cá nhân, TLCH:
+ Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
+ Tây Nguyên có thuận lợi gì cho việc chăn nuôi?
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Ở Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt thuận tiện cho hoạt động chăn nuôi
. III. Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 15
QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI - TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
 Sgv/ 66 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại & giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi . Biết cách chơi & tham gia trò chơi nghiêm túc.
- Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy. 
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Sân trường đảm bảo an toàn.
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Ôn lại đội hình đội ngũ.
a. Mục tiêu: Học sinh ôn lại một số động tác
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên hướng dẫn Hs tập lại một số động về đội hình đội ngũ: quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
+ Cả lớp tập, Gv sửa sai cho Hs.
+ Từng tổ tập.
* Các tổ trình diễn, cả lớp nhận xét
2. Hoạt động 2: Trò chơi.
a. Mục tiêu: Học sinh gia trò chơi “Ném trúng đích”.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Giáo viên cho học sinh tập chơi thử.
* Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức.
* Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
* Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
 	 CHÍNH TẢ(Nghe - viết)	 Tiết bài: 08
TRUNG THU ĐỘC LẬP 
SGK/ 77 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Học sinh nghe và viết đúng chính tả một đoạn trong bài “Trung thu độc lập”
- Học sinh luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. 
- GD Hs tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Gà Trống và Cáo)
* Hs viết bảng con: loan tin, quắp đuôi
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Trung thu độc lập).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Mục tiêu: Hs nghe và viết đúng chính tả bài: “Trung thu độc lập”.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đọc bài viết – 1 HS đọc lại bài viết
* Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Để đất nước, quê hương giàu đẹp,em sẽ làm gì?
* Gv phân tích từ khó, yêu cầu học sinh đọc các từ khó: mươi mười lăm năm, thác nước, phấp phới
* Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.
* Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở.
* Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi.
* Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
* Cả ... hảo luận và trả lời một số câu hỏi:
+ Kể tên các thức ăn cần cho người bị bệnh.
+ Đối với người bị bệnh nặng, nên cho ăn đặt hay loãng. 
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn ít nên cho ăn như thế nào? 
* Cả lớp nhận xét và sửa sai.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Sgk/ 35
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs biết pha dung dịch Ô-rê-dôn và nấu cháo muối
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm, pha dung dịch Ô-rê-dôn
* Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho Hs.
+ Kể tên các vật liệu dùng nấu cháo muối.
* Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt lại ý và tuyên dương các nhóm. 
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố-dặn dò
* Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết.
* Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
D. Phần bổ sung: 
	 MĨ THUẬT	 Tiết bài: 08
 TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
 SgK/ 21 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật.
- Biết cách nặn con vật
- Nặn được con vật theo ý thích.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Tranh mẫu (Sgk)
+ Hs: Đất nặn 
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC : (Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương)
* Giáo viên nhận xét.
II. Bài mới: GTB (Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn con vật quen thuộc)
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. 
a. Mục tiêu: Học sinh quan sát, nhận xét.
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu tranh mẫu về một số con vật:
+ Đây là những con vật gì?
+ Hình dáng, các bộ phận của chúng như thế nào?
+ Đặc điểm, màu sắc ra sao?
+ Ngoài ra, em còn biết những con vật nào nữa?
+ Em thích con vật nào nhất?
* Hướng dẫn Hs nhận xét tranh mẫu.
c.Kết luận: Gv chốt lại ý, hướng cho Hs lựa chọn. 
2. Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Hs biết cách nặn và thực hành.
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn học sinh cách nặn:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép lại.
+ Nặn các bộ phận chính (thân, đầu)
+ Nặn các bộ phận khác (tai, đuôi, chân)
* Cả lớp thực hành. 
* Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh.
c. Kết luận: Gv nhận xét và sửa sai cho Hs.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Dặn dò: Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
D. Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................
	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 16
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
SGK / 84 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
 - nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng ND trích đoạn kịch “Ở vương quốc tương lai” (Bài tập đọc tuần7)
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian qua thực hành luyện tập với sự góp ý cụ thể của GV. 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập phát triển câu chuyện)
* Giáo viên nhận xét chung bài làm của Hs. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập phát triển câu chuyện) 
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Hs thực hành phát triển câu chuyện. 
b. Cách tiến hành: 
Bài 1:
* Hs thảo luận nhóm, trình bày: Trong công xưởng xanh
+ Đến thăm công xưởng xanh, hai bạn thấy một em bé mang một cỗ máy. Tin Tin hỏi em bé làm gì? Em bé trả lời:
- Em sẽ làmhạnh phúc
 Trong khu vườn kỳ diệu
+ Rời công xưởng xanh, Tin Tin và Mi Tin đến khu vườn kỳ diệu, thấy em bé mang một chùm quả trên đầu
* Từng nhóm trình bày, Gv và cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu của đề bài 
* Gv hướng dẫn Hs hiểu đúng yêu cầu của đề bài
* Hs làm việc cá nhân
* Hs trình bày bài làm của mình.
c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
.
	 TOÁN	 	 Tiết bài: 40
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC	
 Sgk/ 50 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
 I. KTBC (Góc nhọn, góc tù, góc bẹt)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập:
+ Vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Giáo viên nhận xét và chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Hai đường thẳng vuông góc).
1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
a. Mục tiêu: Hs nhận biết hai đường thẳng vuông góc
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn Hs dùng ê-ke xác định hai đường thẳng vuông góc:
 A B + AB và BC là hai đường thẳng vuông góc
 + AD và DC là hai đường thằng vuông góc
 D C 
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý.
2. Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, thực hành làm bài tập. 
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập: 
* Dùng ê-ke kiểm tra và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
* Hs nêu kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm:
 A B + Đỉnh A, cạnh AC, AB
 + Đỉnh B, cạnh BA, BD
 + Đỉnh C, cạnh CA, CD
 C D + Đỉnh D, cạnh DC, DB
Bài 3 a : Dùng ê ke để kiểm tra rồi viết tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong mỗi hình sau vào chỗ chấm :
- HS đọc y/cầu bài làm – nêu cách dùng ê ke để đo góc vuông
- GV gọi 1 số HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông. HS & GV nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm
 III. Củng cố - Dặn dò.
 * Hs nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. BTVN : 3a,4 /SGK -50
 D. Phần bổ sung: 
.....................................................................................
 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 08
ÔN TẬP
Sgk/ 24 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp Hs ôn tập lại hai giai đoạn lịch sử đã học.
- Hs củng cố, nhớ lại bài và trả lời được các câu hỏi.
- Giáo dục Hs lòng yêu nước, cố gắng học tập. 
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ. 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I.KTBC (Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo – Năm 938)
* Hs nêu bài học, trả lời câu hỏi:
+ Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập)
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Hs ôn lại giai đoạn “Buổi đầu dựng nước”. 
b. Cách tiến hành: 
* Gv đính thời gian các giai đoạn lịch sử lên bảng
* Các nhóm thảo luận, đính nội dung cho phù hợp với thời gian.
* Các nhóm trình bày
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý.
2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc cá nhân. 
a. Mục tiêu: Hs ôn tập giai đoạn “Chống phong kiến phương Bắc”.
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý. 
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:..
...... 
	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 08
HỌC HÁT BÀI: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH (NHẠC VÀ LỜI: PHONG NHÃ)
 Sgk / 13 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu & lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- GD hs biết yêu quý và bảo vệ các con vật
B. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi bài hát
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập hai bài hát: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe – Ôn tập đọc nhạc số 1)
* Hs hát lại hai bài hát.
* Gv nhận xét, đánh giá.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Hạo hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh - nhạc và lời: Phong Nhã)
1. Hoạt động 1: Học hát. 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập 2 bài hát. 
b. Cách tiến hành: 
* Gv hát mẫu toàn bài 2 lần
* Hs đọc lời bài hát (2 phút)
* Gv hướng dẫn Hs hát từng câu trong bài, kết hợp hát từng đoạn và cả bài.
* Hs đồng thanh toàn bộ bài hát
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Hs hát lại toàn bài hát
b. Cách tiến hành: 
* Hs hát đồng thanh toàn bộ bài hát.
* Hs hát các nhân
* Các tổ thi đua hát cả bài
c. K ết luận: Gv chốt lại ý, nhận xét.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung: .
SHTT: 	 SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 08 Tiết: 08
A. Mục tiêu:
- Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. 
 	- Đồng thời đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong tuần vừa qua, nhìn chung các em Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 
2. Khuyết điểm: 
Bên cạnh đó, vẫn còn một số học sinh chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. Chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho Hs về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
2. Học tập: 
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giáo dục, nhắc nhở Hs trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. 
3. Các hoạt động khác: 
Ngoài ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_theo_chuong_trinh_giam_tai.doc