Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN, VN trong câu.

2. Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Một số tờ giấy rời + bút dạ + tranh minh hoạ, VBT ( nếu có ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI ( Tiếp theo )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Đọc.
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết thuật lại cuộc chiến đáu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Núc nác, núng thế.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh tài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + bảng phụ ( hoặc băng giấy ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
* HS1 : Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người + trả lời câu hỏi :
H : Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
* HS2 : Đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời câu hỏi :
H : Bố giúp trẻ những gì?
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lần lượt lên bảng.
- Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
- Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1'
Các em đã biết được 4 người tuy càon nhỏ tuổi nhưng đều có tài. Liệu họ có giết được tình yêu không. Bài tập đọc Bốn anh tài ( phần tiếp theo ) này sẽ cho các em biết rõ điều đó.
HĐ 3
Luyện đọc
a/. Cho HS đọc.
GV chia đoạn : 2 đoạn ( Đ1 : từ đầu đến yêu tinh đấy; Đ2 : còn lại ).
Luyện đọc nhữngt ừ ngữ khó : Cẩu Khây, vắng teo, giục, sầm, khoét.
b/. HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc theo cặp.
- Cho HS đọc toàn bài.
c/. GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Đoạn 1 : Đọc với giọng hồi hộp.
* Đoạn 2 : Giọng gấp gáp, dồn dập.
Nhấn giọng ở nhữg từ ngữ : vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi . . .
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc từ khó.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
- Các cặp luyện đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
HĐ 4
Tìm hiểu bài
Đoạn 1.
- Cho HS học.
H : Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
H : Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
Đoạn 2.
- Cho HS đọc.
- H : Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
H : Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
H : ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
- HS đọc thành tiếng ® đọc thầm.
- Anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
- Có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- HS đọc thành tiếng ® đọc thầm.
Yêu tinh thò đầu vào quy hàng.
- Anh em Cẩu Khây đoàn kết, có sức khỏe, có tài năng phi thường, có lòng dũng cảm.
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân làng của anh em Cẩu Khây.
HĐ 5
Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV luyện đọc cho cả lớp ( từ Cẫu Khây hé cửa – tối sầm lại ) trên bảng phụ.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn.
- Lớp luyện đọc diễn cảm.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện bốn anh tài cho người thân nghe.
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT – PHÂN BIỆT : TR/ CH; UÔT/ UÔC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
2. Phân tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr/ ch; uôt/ uôc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ giấy viết BT 2a ( 2b ), 3a ( 3b ).
- Tranh minh hoạ ( nếu có ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 3 HS. GV đọc cho HS viết bảng lớp.
* HSMB : Sản sinh, sắp xếp, sâu sắc . . . 
H : Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
* HSMN : Thân thiết, nhiệt tình, thiết tình, thiết tha . . .
- GV nhận xét + cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp.
- HS còn lại viết vào bảng con hoặc giấy nháp.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Xe đạp là phương tiện đi lại quen thuộc của mọi người. Ai là người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp. Điều đó các em sẽ được biệt qua bài chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
HĐ 3
Nghe viết 
20'
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả 1 lượt.
- GV : Bài chính tả giới thiệu về Đân – lốp một HS nước Anh đã phát minh ra chiếc lốp xe đạptừ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước.
- Cho HS viết từ ngữ dễ viết sai : Đân – lốp, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã . . .
b/. GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- Đọc lại bài chính tả một lượt.
c/. Chấm chữa bài.
- Chấm 5 ® 7 bài.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi trong SGK ® đọc thầm.
- HS viết chính tả.
- HS soát bài.
- HS đổ tập cho nhau, soát lỗi.
- Ghi lỗi ra ngoài lề.
HĐ 4
Làm BT2
4'
- GV chọn câu a hoặc b.
a/. Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- Cho HS đọc yêu cầu chính tả.
_ GV giao việc.
Cho HS làm bài + quan sát tranh.
- Cho HS thi : GV dán 2 tờ giấy đã ghi sẵn khổ thơ lên bảng.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
Chuyền tron gvòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười?
B/. Điền vào chỗ trống uốt hay uôc?
Cách làm như câu a - Lời giải đúng :
- Cày sâu cuốc bẫm.
- Mua dây buộc mình.
- Thuốc hay tay đảm.
- Chuột gặm chân mèo.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài vào vở, VBT.
- 3 HS lên điền vào chỗ trống.
- Lớp nhận xét.
HĐ 5
Làm BT3
4'
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
2'
- GV chọn câu a hoặc b.
a/. Điền vào chỗ trống tiếng có âm tr hoặc ch.
- Cho HS đọc ye7u cầu BT3a.
- GV giao việc
- Cho HS làm bài + quan sát tranh. GV phát giấy photo BT cho 3 HS làm.
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
b/. Điền vào chỗ trống tiếng có vần uôt hoặc uôc.
Cách tiến hành như câu a. Lời giải đúng : thuốc bổ, Cuộc đi bộ, buộc ngãi.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể 2 câu chuyện vui cho người thân nghe.
- Dặn những học sinh còn viết sai chính tả về nhà luyện viết.
- HS đọc yêu cầu + mẫu chuyện.
- HS quan sát tranh + làm BT.
- 3 HS làm bài vào giấy.
- 3 HS dán kết quả bài làm lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ : AI LÀM GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN, VN trong câu.
2. Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ giấy rời + bút dạ + tranh minh hoạ, VBT ( nếu có ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS. 
* HS1 : Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường", tiếng tài nào có nghĩa là tiền của : tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa . . .
* HS2 : Đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét + cho điểm.
a/. tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường" : tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng . . .
b/. tài có nghĩa là tiền của : tài nguyên, tài trợ, tài sản.
- HS đọc thuộc lòng.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1'
Các em đã nắm được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gi? ở các tiết học trước. Trong tiết học hôm nay chúng ta cần luyện tập để nắm vững hơn cấu tạo của kiểu câu này.
- HS lắng nghe.
HĐ 3
Làm BT1
HĐ 4
Làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Trong đoạn văn có 4 câu kể là câu 3, 4, 5, 7.
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc : Các em gạch một gạch dưới bộ phận CN, hai gạch dưới bộ phận VN.
- Cho HS làm bài.
GV dán 3 tờ phiếu đã viết 4 câu văn.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
+ C3 : - CN : Tàu chúng tôi đi.
- VN : buông neo trong vùng biển Trường Sa.
+ C4 : - CN : Một số chiến sĩ.
 - VN : thả câu.
+ C5 : - CN : Một số khác
 - VN : quay quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
+ C7 : - CN : Cá heo
 - VN : gọi nhau quây đến bên tàu như để chia vui.
- HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS trao đổi theo cặp + tìm câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Lớp làm bài cá nhân.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS viết lời giảng đúng vào vở.
HĐ5
Làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em chỉ viết một đoạn văn ở phần thân bài. Trong đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì?
- Cho HS làm việc : GV phát giấy + bút dạ cho 3 HS làm bài.
- Cho HS trình bày đoạn văn.
- GV nhận xét + khen những HS viết hay.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào giấy.
- HS còn lại làm vào vở, VBT.
- HS lần lượt đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
HĐ56
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Rèn kỹ năng nói :
- HS biết kề tự nhiên, bằng lời nói của mình một câu chuyện ( mẫu chuyện, đoạn truyện ) em đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạ ...  của con người được miêu tả trên trống đồng?
H : Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
H : Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
- HS đọc thành tiếng ® đọc thầm.
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cácch trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữa mặt trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc.
- HS đọc thầm.
- Những hoạt động như : Đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừn gnhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh . . .
- Vì hình ảnh về hoạt động của con người là hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Các hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người.
- Vì trống đồng Đông Sơn là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa. Nó là bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền hoá lâu đời , bền vững.
HĐ 5
Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cho cả lớp luyện đọc ( đọc từ Nổi bật . . . nhân bản sâu sắc ).
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
- 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn.
- Lớp luyện đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- 4, 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn + kể về những nét đặc sắc của trống đồng Đông Sơn, cho người thân nghe.
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
( Kiểm tra viết ) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật. Bài viết đúng với yêu cầu của đề có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ), diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ một số đồ vật trong SGK + giấy bút để làm bài KT.
- Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tả đồ vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
- Các em đã học về văn miêu tả đồ vật. Các em cũng đã thực hành viết từng phần về bài văn miêu tả đồ vật. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết bài văn hoàn chỉnh miêu tả đồ vật. Các em sẽ chọn một trong bốn đề đã gợi ý và viết theo đề bài đã chọn.
HĐ 2
Giới thiệu bài
4’
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
- Gạch ch6an những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- Cho HS đọc dàn ý của bài văn tả đồ vật ( GV ghi trên bảng phụ ).
Dàn ý của bài văn tả đồ vật.
1. Mở bài : Giới thiệu đồ vật định tả.
2. Thân bài :
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật : Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.
- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
3. Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
- Cho HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm đầ bài trên bảng.
- 1 HS đọc thầm dàn ý.
- HS quan sát tranh trong SGK hoặc tranh GV đã phóng to treo trên bảng.
HĐ 3
HS làm bài
30’
- Cho HS viết bài.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV thu bài về nhà chấm.
HĐ43
Củng cố, dặn dò
1’
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS đọc trước tiết TLV Luyện tập giới thiệi địa phương, quan sát nhưng đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường nơi mình sinh sống để giới thiệu được về nhữn gđổi mới đó.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : SỨC KHỎE
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của HS.
2. Cung cấp cho HS một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đấn sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bút dạ + một số tờ giấy khổ to viết nội dung BT1, 2, 3.
- VBT Tiếng Việt 1, tập 2 ( nếu có )..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết LTVC trước + chỉ rõ các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn vừa đọc.
HĐ 2
KTBC
1’
Trong Tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe và cũng sẽ giới thiệu để các em biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe.
HĐ 3
KTBC
7’
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm việc. GV phát giấy cho các nhóm làm BT.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/. Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí . . .
b/. Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh : vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Các nhóm đọc thầm yêu cầu, đọc mẫu + trao đổi bàn bạc.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
HĐ 4
KTBC
7’
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc.
- Cho HS thi tiếp sức : GV dán lên bảng 3 tờ giấy + phát bút dạ cho HS.
- GV nhận xét + chốt lại tên các môn thể thao HS tìm đúng : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, nhảy xa, bắn súng, bơi, đấu vật, cử tạ. . .
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Mỗi nhóm khoảng 5 HS lên thi tiếp sức.
- Trọng tài nhận xét kết quả.
HĐ 5
Làm BT3
6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng giấy đã viết sẵn bài tập.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/. - Khỏe như vô ích
 - Khỏe như trâu.
 - Khỏe như hùm.
B/. - Nhanh như cát.
 - Nhanh như gió.
 - Nhanh như chớp.
 - Nhanh như điện.
 - Nhanh như sóc.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân hoặc thi tiếp sức điền vào chỗ trống từ ngữ thích hơp.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
HĐ 6
Làm BT4
8’
HĐ 7
Củng cố , dặn dò
2’
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
H : Theo em, người "không ăn không ngu"û là người như thế nào?
H : "Aên được, ngủ được là tiên" nghĩa là gì?
- GV chốt lại :
* Tiên là những nhân vật trong truyện cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng.
* Aên được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt. Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên. Không ăn không ngủ được tốn tiền mua thuốc mà vẫn lo về sức khỏe.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn.
2. Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
3. Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em.
- Bảng phụ ( hoặc giấy khổ to ) viết dàn ý qua bài giới thiệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới. Quê hương hoặc nơi mỗi em sinh sống chắc hẳn sẽ có rất nhiều đổi thay. Trong tiết học hôm nay, mỗi em hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe về nét đổi mới của quê mình hoặc của nơi mình đang sinh sống.
HĐ 2
Làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại :
a/. Bài viết giới thiệu nhữn gđổi mới của xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đây là xã khó khăn nhất huyện, đời nghèo đeo đẳng quanh năm.
b/. Những nét đổi mới ở Vĩnh Sơn.
- Người dân Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa nước 2 vụ một năm. Năng suất cao, không thiếu lương ăn, có lương thực để chăn nuôi.
- Nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của người dân được cải thiện. . .
Bài Nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu của một bài giới thiệu. Cô đã tóm tắt thành một dàn ý chung về bài giới thiệu. Các em dựa vài dàn ý này để làm BT2. GV treo bảng tóm tắt gồm:
- Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên, đặc điểm chung ).
- Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
- Kết bài : Nêu kết qủa đổi mới ở địa phương. Cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đọc thầm + tìm câu trả lời.
- HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét.
- HS đọc thầm bảng tóm tắt.
HĐ 3
Làm BT2
a/. Xác định yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc : Các em giới thiệu về những nét đổi mới như : Phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, nghề phụ, phố phường sạch đẹp. . . Nếu không nhận ra những nét đổi mới.
Các em có thể giới thiệu về hiện trạng của đia phương và mơ ước về sự đổi mới của quâ hương.
- Cho HS nói về nội dung các em chọn để giới thiệu.
b/. Cho HS thực hành giới thiệu.
- Cho HS thực hành trong nhóm.
- Cho HS thi giới thiệu.
- GV nhận xét + bình chọn HS giới thiệu hay, hấp dẫn.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Một số HS lần lượt trình bày.
- HS giới thiệu trong nhóm 3 + nhận xét bài giới thiệu của bạn.
- Đại diện các nhóm lên thi.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét học. yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu.
- Có thể sau tiết học cho HS treo các ảnh HS đã sưu tầm được về sự đổi mới của các địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_20_ban_3_cot_chuan_kien_thuc.doc