Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 33: Tính chất giao hoán của phép cộng

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 33: Tính chất giao hoán của phép cộng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi

 2. Kĩ năng

- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: BT1; 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: : Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:

 

docx 4 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 33: Tính chất giao hoán của phép cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Tiết 33: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi
 2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: BT1; 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: : Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a +b
a : b
 - HS: Bút, SGK, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm nhóm.
- KT: 	đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động (3p)
- Tổ chức trò chơi
Chúng mình cùng khởi động mở đầu cho tiết học nhé.
Cô mời các em cùng theo dõi lên màn hình để giúp bạn Thỏ thu hoạch cà rốt nào!
GV nhận xét tuyên dương
Các biểu thức mà các em vừa tìm kết quả chính là một tính chất của phép cộng. Vậy đó là tính chất gì cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay-Tính chất giao hoán của phép cộng. GV ghi tên bài 
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: Nắm được tính chất giao hoán của phép cộng 
* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp
GV Để tìm hiểu tính chất giao hoán của phép công các em theo dõi lên màn hình cô có bảng sau: GV bật bảng
GV giới thiệu bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học. 
Tính giá trị của biểu thức a+b và b+a 
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
b + a
 Gv chỉ bảng nói: Trong bảng có 2 số hang a và b với các giá trị đã cho, tiếp theo là biểu thức: a+b và biểu thức: b+a. Để so sánh giá trị các biểu thức trước hết các em hãy tính giá trị của 2 biểu thức a+b và b+a
Vậy Các em sẽ thảo luận cặp đôi tính cho cô giá trị biểu thức: a+b và biểu thức: b+a vào phiếu học tập trong thời gia 3 phút.
- Mời lớp phó học tập lên phát phiếu cho các bạn
 Thời gian 3’GV chụp bài của nhóm đưa lên
HS nhận xét: - Làm đúng, trình bày đẹp. 
? Nhóm nào đồng ý với kết quả của bạn?
Cô đồng ý với kết quả của các em. Cô khen cả lớp mình nào?
? Nhìn vào bảng hãy so sánh cho cô giá trị của BT a + b và b + a 
+ Giá trị của BT a + b luôn luôn bằng giá trị của BT b + a 
? Em có tự tin với câu trả lời của mình ko?
+ Rất tự tin 
? Vì sao?
+ Vì với 3 giá trị cụ thể của a và b
Trường hợp thứ nhất: a+b=50 thì b+a cũng =50
Trường hợp thứ hai: a+b=600 thì b+a cũng =600
Trường hợp thứ ba: a+b=3972 thì b+a cũng =3972
Nên giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau.
Câu trả lời của bạn hoàn toàn chính xác cả lớp thưởng cho bạn tràng pháo tay nào!
GV tắt bài của HS mở bảng của cô
Qua phần thực hiện của các em mỗi lần thay chữ bằng số thì ta thấy giá trị của a+b và b+a luôn luôn bằng nhau (GV bật kết luận và nói) Ta viết: a+b=b+a
1-2 HS nhắc lại nhận xét: Giá trị của a + b và của b + a luôn luôn bằng nhau, ta viết a+b=b+a
+ Nhận xét về vị trí của số hạng a và b trong hai biểu thức a+b và b+a
+ Hai số hạng này đổi chỗ cho nhau 
 +Khi ta đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó như thế nào?
+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 
Đấy chính là tính chất giao hoán của phép cộng mà trong bài học ngày hôm nay cô giới thiệu với các em
HS đọc t/c giao hoán của phép cộng
 Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 
- GV yêu cầu một vài HS đọc lại kết luận – GV ghi bảng tc giao hoán
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
* Cách tiến hành
Áp dụng tính chất vừa học chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập. Các em mở SGK tr.42
? Tiết toán hôm nay gồm có mấy bài tập? - 3 bài tập
Bài học hôm nay các em cần làm những bài tập sau, các em đánh dấu vào sách cho cô: Bài 1; bài 2
 * Bài 3 
Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài 1, 2
 Cả lớp đọc thầm SGK xem nội dung nào còn băn khoăn cô sẽ trợ giúp.
CHỮ BÀI
Trong khi cả lớp làm bài gọi 2 em lên làm bài tập 1a,1b
1 HS khác làm bài 2b
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
HS nhận xét kết qua BT trên bảng
Đ/a:
 a, 468 + 379 = 847; b, 6509 + 2876 = 9385 
 379 + 468 = 847; 2876 + 6509 = 9385
 c, 4268 + 76 = 4344
 76 + 4268 = 4344
+ Tại sao em nêu được kết quả mà không cần tính? 
+ Em dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng : Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. Nên em điền được luôn kết quả mà không phải tính
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ 
HS làm bài ý b
GV chụp ý a;
Đáp án: 
65 + 297 = 297 + 65; m + n = n + m
 177 + 89 = 89 + 177; 84 + 0 = 0 + 84
48 +12 = 12 +48 a + 0 = 0 + a=a
+ Vì sao em lại điền được kết quả này?
Em dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng
? Em có nhận xét gì về các số hạng trong 3 biểu thức này?
+Biểu thức thứ nhất các số hạng là chữ, biểu thức thứ hai và thứ ba có một số hạng bằng 0
GVchỉ vào biểu thưc thứ ba và nói : Ở biểu thức này chúng ta thấy a + 0 = 0 + a=a vậy khi ta thay a bằng bất cứ số nào khi cộng với 0 cũng bằng chính nó. Các em cần lưu ý khi gặp biểu thức có dạng này nhé.
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
GV chụp và chiếu bài của HS
Yêu cầu Học sinh nhận xét
* Chốt lại đặc điểm của tính chất giao hoán
? Qua bài học ngày hôm nay các em biết được tính chất nào của phép cộng?
- Tính chất giao hoán của phép cộng
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Các em về ôn lại bài tính chất giao hoán của phép cộng và bạn nào chưa làm xong bài 3 có thể làm thêm bài 3 nhé. Chuẩn bị bài sau cho cô: Biểu thức có chứa 3 chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_4_tiet_33_tinh_chat_giao_hoan_cua_phep_cong.docx