Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 4 - Phan Thanh Xuân

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 4 - Phan Thanh Xuân

Tập đọc

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục đích yêu cầu

 - Hiểu nội dung , ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .

 - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài.

 - Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lới các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK

 - HS có tấm lòng chính trực, bồi dưỡng lòng yêu nước , kính trọng những anh hùng dân tộc.

 - GDKNS:

 + Xác định giá trị.

 + Tự nhận thức về bản thân.

 + Tư duy phê phán.

 

doc 47 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 4 - Phan Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
19 - 9
SHTT
Tập đọc
Toán
Chính tả( nhớ – viết)
Lịch sử
- Chào cờ
- Một người chính trực
- So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
- Truyện cổ nước mình
- Nước Âu Lạc 
Ba
20 – 9 
Luyện từ và câu
Toán
Khoa học
Kể chuyện
- Từ ghép và từ láy
- Luyện tập
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Một nhà thơ chân chính
Tư
21 – 9 
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Tập làm văn
- Tre Việt Nam
- Yến, tạ, tấn
- Vượt khó trong học tập( Tiết 2)
- Cốt truyện
Năm
22 – 9 
Luyện từ và câu
Toán
Khoa học
Kỹ thuật
- Luyện tập về từ ghép và từ láy
- Bảng đơn vị đo khối lượng
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Khâu thường ( Tiết 1)
Sáu
23 – 9 
Địa lí
Toán
Tập làm văn
SHTT
- Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
- Giây, thế kỉ
- Luyện tập xây dựng cốt truyện
- Sinh hoạt lớp
Tuần 4
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011 Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục đích yêu cầu
 - Hiểu nội dung , ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .
 - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài.
 - Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lới các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK
 - HS có tấm lòng chính trực, bồi dưỡng lòng yêu nước , kính trọng những anh hùng dân tộc.
 - GDKNS:
 + Xác định giá trị.
 + Tự nhận thức về bản thân.
 + Tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị
 - Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS đọc bài và nêu nội dung bài
 - Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
 - Giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng .
 Câu chuyện Một người chính trực các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến Thạnh, vị quan đứng đầu triều đại nhà Lý. 
 - Ghi tựa bài 
 b. Hướng dẫn luyện đọc:
 - Chia đoạn: 
 > Đoạn 1: Từ đầu  vua Lí Cao Tông.
 > Đoạn 2: Tiếp  thăm Tô Hiến Thành được .
 > Đoạn 3: Phần còn lại.
 - HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc từ khó. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải.
 - HS luyện đọc theo cặp
 - HS đọc lại cả bài
- HS nhận xét
- Đọc diễn cảm cả bài.
c . Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : ( từ đầu  là vua Lí Cao Tông)
 - Đoạn này kể chuyện gì ?
 - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
* Đoạn 2 : Tiếp theo  thăm Tô Hiến Thành được .
 - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ?
* Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Tô Hiến Thanh tiến cử ai sẽ thay thế ông đứng đầu triều đình ?
 - Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
 - Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
 - HS thảo luận theo nhóm
 - HS trả lời
 - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
 - HS nêu nội dung bài
 - Nhận xét ghi bảng: Bài văn ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
d. Đọc diễn cảm:
 - GV đọc mẫu bài văn. Chú ý: phần đầu đọc với giọng kể: thong thả, rõ ràng; Phần sau, lời Tô Hiến Thành được đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo vai
 Một hôm, Đỗ thái hậu và vua đến thăm ông, hỏi:
 > Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
 Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
 > Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
 Thái hậu ngạc nhiên/ nói:
 > Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
 Tô Hiến Thành tâu:
 > Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
 - HS thi đọc diễn cảm theo vai
 - Nhận xét tuyên dương
4. Củng cố 
 - HS nhắc lại tựa bàiø
 - HS đọc lại bài và nêu nội dung bài
 - Nhận xét ghi điểm
 - GDHS: Trung thực trong học tập
5. Nhận xét - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện đọc lại bài
 - Chuẩn bị: Tre Việt Nam.
- Hát
- Người ăn xin
- HS đọc bài và nêu nội dung bài
- HS nhắc lại 
- HS đọc từng đoạn . 
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc lại cả bài
- HS nhận xét
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh của ông, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử , còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử .
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mính.
- HS thảo luận
- HS trả lời câu hỏi
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng . Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.
- HS nêu nội dung bài
- HS luyện đọc diễn cảm theo vai
- Thi đọc diễn cảm phân vai.
- HS nhắc tựa bài
- HS đọc lại bài và nêu nội dung bài
- HS theo dõi
Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
 - Cách so sánh hai số tự nhiên.
 - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
 - Biết cách so sánh hai số tự nhiên.
 - Bài tập cần làm : Bài 1( cột 1), Bài 2( a, c), Bài 3( a)
II. CHUẨN BỊ: 
 - SGK
 - Bảng phụ, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra Bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết số thành tổng.
2387 = 2000 + 300 + 80 + 7
59 645 = 50 000 + 9000 + 600 + 40 + 5
654 791=600 000+50 000 + 4000 + 700 + 90 + 1
 - Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Hôm nay các em học toán bài: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - Ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên 
 * Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên:
 - GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 – 120, 395 – 412, 95 – 95...
 - HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau( trong từng cặp số đó)?
 - Nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
 * Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:
 - Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: ( 100 – 99, 77 –115...)
 + số 100 có mấy chữ số?
 + Số 99 có mấy chữ số?
 + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
 - Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
 > Nêu ví dụ: 145 – 245 
 + HS nêu số chữ số trong hai số đó?
 + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?
 - Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì:
 + HS cho hai số tự nhiên bất kì
 + Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào?( kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số)
Trường hợp số tự nhiên đã 
được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:
 + Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
 + Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?
 + Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?
 - GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát
 + Số ở điểm gốc là số mấy?
 + Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào?( ví dụ: 1 so với 5)
 + Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?
 c. Hướng dẫn HS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
 - Đưa bảng ï có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK
 - HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.
 + Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
 + Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
 d. Thực hành
 * Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu
 - HS làm bài vào vở + Bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
>
<
=
	1234 > 999
 ? 8754 < 87 540
 39 680 = 39000 + 680
 - Cột 2 Dành cho HS khá giỏi.
 => Chú ý: 
 Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc cả “hai chiều”: ví dụ : 1 234 > 999 ; 999 < 1 234
 * Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu
 - HS làm bài tập bảng con + Bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
Viết số theo yêu cầu từ bé đến lớn
8316 ; 8136 ; 8361
Dành cho HS khá giỏi.
64 831 ; 64 813 ; 63 814.
 * Bài tập 3: 
 - HS đọc yêu cầu
 - HS làm bài bảng lớp + Bảng con
 - Nhận xét sau73 sai
b. 1942 ; 1978 ; 1952 ; 1984
Dành cho HS khá giỏi.
4. Củng cố:
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
 + Số tự nhiên bé nhất là số nào?
 - GDHS: Thuộc các qui tắc 
5. Nhận xét - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Chuẩn bị bài mới
- Hát
- Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
- HS viết số thành tổng
- HS nhắc lại
- HS nêu
- HS nhắc lại: bao giờ cũng so sánh được hai số t ... II. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
 - Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
 - Người dân ở vùng núi cao thường đi lại và chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
 - Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
 Tiết trước các em đã tìm hiểu về các dân tộc sống ở dãy Hoàng Liên Sơn. Hôm nay các em cùng thầy tìm hiểu tiếp về hoạt động sản xuất của người dân ở dãy Hoàng Liên Sơn.
 - Ghi tựa bài 
* Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
 + Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ởđâu?
 - Yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 + Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
 + Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
 + Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 - Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 - HS trình bày
 - Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm.
 + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? 
 - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 * Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
 + Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
 + Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
 - Mô tả qui trình sản xuất ra phân lân
 + Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ và khai thác khoáng sản hợp lí?
 + Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
 - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 - HS đọc phần bài học SGK
4. Củng cố 
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
 * GDHS: Yêu quê hương đất nước
5. Nhận xét - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà HTL bài học
 - Xem bài mới
- Hát 
- Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
- HS dựa vào kênh chữ ở mục 1 trả lời câu hỏi
- HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
- Ở sườn núi
- Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
- Trồng lúa
- HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi
- Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng( loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
- Khai thác gỗ, mây nứa để làm nhà, đồ dùng,; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
- HS mô tả
- HS phát biểu
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nông, thủ công, khai thác khoáng sản, trong đó nghề nông là chủ yếu.
- HS đọc phần bài học
- HS nhắc lại
- HS trả lời
Toán
GIÂY – THẾ KỈ
I. Mục đích yêu cầu:
 Giúp HS 
 - Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ
 - Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm
 - Biết cách đổi đơn vị đo thời gian
 - Bước đầu biết cách ước lượng khoảng thời gian
 - Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2( a, b)
II. Chuẩn bị:
 - SGK
 - Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây
 - Bảng vẽ sẵn trục thời gian( như trong SGK)
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS nêu các đơn vị đo khối lượng có trong bảng.
 - Các đơn vị trong bảng đo khối lượng cách nhau bao nhiêu đơn vị?
 - Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu về giây
 - Dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây
 - HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
 + Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ.
 + Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. 
 + Vậy 1 giờ =  phút?
 - HS quan sát hoạt động của kim giây và nêu
 - Viết : 1 phút = 60 giây
 - Chốt lại:
+ 1giờ = 60 phút
+ 1 phút = 60 giây
 - Tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. 
 - Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên)
 b. Giới thiệu về thế kỉ
 - Giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại
 - HS xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ:
 + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm( 1 thế kỉ)
 + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một.( HS nhắc lại)
 + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai.( HS nhắc lại)
 + Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? 
 + Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy?
 - Lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ ( ví dụ: thế kỉ XXI)
 c. Thực hành
 * Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn
 - HS làm bài vào vở + Bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
a. 1 phút = 60 giây 2 phút = 120giây
 phút = 20 giây 60 giây = 1 phút
 7 phút = 420 giây 1 phút 8 giây = 68 giây
b. 1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm
 thế kỉ = 50 năm 100 năm = 1 thế kỉ
 9 thế kỉ = 900 năm thế kỉ = 20 năm 
 * Bài tập 2: 
 - HS đọc yêu cầu 
 - HS làm bài theo cặp
 - HS trả lời câu hỏi
Bác hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
+ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Năm đĩ thuộc thế kỉ nào?
Cách mạng Tháng Tám thành cơng năm 1945. Năm đĩ thuộc thế kỉ nào ?
 c) Dành cho HS khá giỏi.
 * Bài tập 3: Dành cho HS khá giỏi.
4. Củng cố :
 - HS nhắc lại tựa bài
 - 1 giờ = . phút
 - 1 phút = giây?
 - Tính tuổi của em hiện nay? 
 - Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào?.
* GDHS: Biết quí trọng thời gian
5. Nhận xét - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Chuẩn bị bài mới
- Hát
- Bảng đơn vị đo khối lượng
- HS nêu
- 10 đơn vị
- HS nêu 
- Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ .
- Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút .
- 1 giờ = 60 phút
- HS quan sát hoạt động của kim giây và nêu: 
 + Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây .
 + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng( trên mặt đồng hồ) là 1 phút , tức là 60 giây .
- HS hoạt động để nhận biết thêm về giây
- HS quan sát
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại
- Thế kỉ thứ XX
- Thế kỉ thứ XXI
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở + Bảng lớp
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời
- Thế kỉ 19
- Thế kỉ 20
- Thế kỉ 20
- HS nhắc lại
- HS tính tuổi của mình
- HS trả lời
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề( SGK), xây dựng được cốt truyện cĩ yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứi tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đĩ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
 - Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về tính trung thực của người con khi mẹ ốm.
 - Bảng phụ viét sẳn đề bài.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL ghi nhớ
 - HS kể lại câu chuyện “Cây khế” 
 - Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay các em sẽ kể chuyện bằng cách tưởng tượng từ những vật và chủ đề cho sẵn.
 - Ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện:
 * Xác định yêu cầu của đề bài.
 - Treo bảng phụ đề bài.
 - Xác định yêu cầu của đề bài.
 + Đề bài yêu cầu điều gì ?
 + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
( gạch chân yêu cầu đề bài)
 - Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho( có 3 nhân vật: bà me ốm, người con, bà tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì có thể xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng cốt truyện, em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết. 
 * Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
 - HS dựa vào gợi ý( SGK) để chọn lựa chủ đề.
 - Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề( sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên.
 * Thực hành xây dựng cốt truyện.
 - HS làm mẫu trả lời lần lượt các câu hỏi
 - HS thực hành kể theo cặp
 - HS thi kể chuyện
 - Nhận xét chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố:
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS nhắc cách xây dựng cốt truyện.
 - Nhận xét sửa sai
* GDHS: Aùp dụng bài này để làm văn
5. Nhận xét - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài và tập kể lại câu chuyện mà mình chọn
 - Xem bài mới.
- Hát 
- Cốt truyện
- HS HTL ghi nhớ
- HS kể lại câu chuyện
- HS nhắc lại
- HS đọc lại đề bài.
- Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.
- Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên.
- HS đọc gợi ý 1.
- HS đọc gợi ý 2.
- HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
- HS làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi
- HS thực hiện kể theo cặp
- HS thi kể lại câu chuyện
- HS nhắc lại
- HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 T4 MOI.doc