Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 1 năm 2008

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 1 năm 2008

Đạo đức

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP .

I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng :

 1.Nhận thức được :

 - Cần phải trung thực trong học tập

 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng

 2. Biết trung thực trong học tập

 3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập

II.Tài liệu và phương tiện :

 - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập

 - SGK đạo đức lớp 4 .

III/Các hoạt động dạy và học.

1. Kiểm tra sách vở của học sinh

 

doc 45 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 1 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 08 năm 2008.
Tiết 2 Đạo đức
Trung thực trong học tập .
I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng :
 1.Nhận thức được :
 	- Cần phải trung thực trong học tập 
	- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng 
 2. Biết trung thực trong học tập 
 3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập 
II.Tài liệu và phương tiện : 
	 - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập 
	 - SGK đạo đức lớp 4 .
III/Các hoạt động dạy và học.
Kiểm tra sách vở của học sinh 
2. Dạy - học bài mới : 
 a .Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài 
 Hoạt động1 
 - HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống 
 - HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống 
 H: Nếu em là bạn Long em sẽ chọn cách giải quyết nào ?
 GV căn cứ vào số HS giơ tay theo từng cách giải quyết để chia HS vào mỗi nhóm. Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó 
 - Các nhóm thảo luận 
 - Các nhóm cử đại diện lên trình bày
 - GV Kết luận 
 + Cách giải quyết( c) là phù hợp , thể hiện tính trung thực trong học tập 
 + Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
 Bài tập 1.
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm việt cá nhân 
 - HS trình bày ý kiến , trao đổi chất vấn lẫn nhau 
 *GV kết luận 
 +Các việc (c ) là trung thực trong học tập 
 +Các việc (a,b,d) là thiếu trung thực trong học tập 
 Hoạt động 3. Thảo luận nhóm 
 Bài tập 2. 
 - Gv nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí , qui ước theo 3 thái độ 
	 Tán thành 
	 Phân vân 
	 Không tán thành 
 - GV yêu các nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận ,giải thích lí do lựa chọn của mình 
 - Cả lớp theo dõi bổ sung 
 - GV kết luận 
 + ý kiến b,c là đúng 
 + ý kiến a là sai 
 3.Củng cố – Dặn dò
 - GV mời 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGk 
 - Gv yêu cầu HS sưu tầm các mẫu chuyện tấm gương về trung thực trong học tập 
 -Tự liên hệ (bài tập 6 SGK ) 
 - GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 Toán
ôn tập về các số đến 100 000.
I/ Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về :
- Cách đọc viết số đến 100 000. 
- Phân tích cấu tạo số . 
- Rèn kĩ năng đọc ,viết đúng các số đến 100 000. 
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập có liên quan
- Đối với HS yếu chỉ yêu cầu các em đọc, viết được số có 4, 5 chữ số đơn giản. 
II.Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảngphụ 
- HS : Vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy và học :
 A Kiểm tra vở bài tập của học sinh . 
 B.Dạy học bài mới : 
 1. Giới thiệu bài :
 2 . Hướng dẫn ôn tập 
 Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số ,viết số và các hàng .
 - Gv viết số 83 251 
 + Yêu cầu 3hs đọc số này và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn , hàng chục nghìn , hàng trăm nghìn ...
 + HS nêu - GV bổ sung 
 - Tương tự như trên với số :83 001 ;80 201; 80 001.
 - GV cho HS nêu quan hệ giữa hai số liền kề 
 VD: 1chục = 10 đơn vị 
 1 trăm =10 chục ...
 - Cho HS nêu 
 Các số tròn chục :10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. 
 Các số tròn trăm :100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900.
 Các số tròn nghìn :1000,2000,3000,4000,5000,6000,7000,8000,9000
Các số tròn chục nghìn :1000,20000,30000,40000,50000,60000,70000,80000,
 90000. 
 Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1
 - Học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề bài
 - Gọi học sinh trình bày miệng kết quả
 - Nhận xét, ghi điểm
 0, 1000, 2000,......,4000, .....,6000. 
 Bài 2: Viết theo mẫu 
 - Học sinh nêu yêu cầu đề bài
 - Gv yêu cầu học sinh làm trong vở bài tập
 - Gv thu vở chấm
 - Nhận xét 
Viết số 
Chục nghìn 
 Nghìn 
Trăm 
Chục 
 đơn vị 
Đọc số
42 571 
 4
 2
 5
 7
 1
Bốn hai nghìn năm trăm bảy mưoi mốt 
73850
 7
 3
 8
 5
 0
Bảy ba nghìn tám trăm năm mươi
 Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
 - HS làm vào vở bài tập 
 - Gọi 3HS lên bảng làm - Cả lớp theo dõi, sữa sai 
 3. Củng cố-Dặn dò :
 - Cho HS nêu lại các số tròn chục 
 - Dặn HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập 
 - Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4	 
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục tiêu : 
 1.Đọc thành tiếng :
	- Đọc dúng các tiếng: Cỏ xước; chùn chùn; nhện; đá cuội. 
	- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn diến của câu chuyện, với lời lẽ tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn ).
	- HS yếu đọc thuộc bảng chữ cái, đánh vần và đọc được tên bài học, 1, 2 câu ngắn.
 2.Đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Chùn chùn, đá cuội. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp -bênh vực ngưòi yếu xoá bỏ áp bức bất công 
 3. Giáo dục: GDHS lòng yêu thương và biết giúp đỡ người khác
II.Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ trong SGK 
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc “ Năm trước...kẻ yếu” 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1/ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh
2/ Bài mới
 a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
 GV giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập 1:Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng ;Trên đôi cánh ước mơ ; Có chí thì nên ;Tiếng sáo diều .
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc: 
 - Gọi 1HS đọc cả bài 
 - GVhướng dẫn HS chia đoạn 
 - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt) 
 - HS luyện đọc theo cặp 
 - Một HS đọc cả bài 
 - GV đọc mẫu 
 *Tìm hiểu bài .
 H:Truyện có những nhân vật chính nào ?
 - Gọi 1HS đọc đoạn 1 
 H:Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
 H: Đoạn 1 ý nói gì ? 
 ý 1: Tả hoàn cảnh dế mèn gặp chị Nhà Trò 
 - Gọi 1HS đọc đoạn 2 
 H:Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? 
 GV: Giảng từ : Ngắn chùn chùn : ý nói rất ngắn 
 H: Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò đọc như thế nào ? 
 H: Đoạn 2 mói lên điều gì ?
 ý 2 : Đoạn 2 cho hấy hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò .
 - Gọi 1HS đọc đoạn 3: 
 H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp ,đe doạ như thế nào ?
 H:Đoạn này là lời của ai? 
 GV: gọi 1HS đọc đoạn còn lại
 H: Những lời nói cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? 
 H:Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì ? 
 - Gọi 1HS đọc cả bài 
 H: Qua câu chuyện ,tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
 Nội dung: Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bên vực kẻ yếu xoá bỏ những bất công 
 - Gọi vài HS đọc lại nội dung bài 
 H:Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá em thích hình ảnh nào nhất ?
 - HS nêu -GV bổ sung
 * Luyện đọc diễn cảm 
 - GV mời 4HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài 
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn “Năm trước ...ăn hiếp kẻ yếu” 
 - HS luyện đọc theo cặp 
 - GV mời 1 số nhóm đọc - Cả lớp nhận xét ,bổ sung .
3.Củng cố -Dặn dò :
- GV giúp HS liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế mèn ?(1-2HS trả lời )
- GV nhận xét hoạt động của HS trong lớp .Yêu cầu HS về luyện đọc bài văn và chuẩn bị bài sau .
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 5. Kĩ thuật 
Vật liệu, dụng cụ, cắt khâu, thêu 
I.Mục tiêu;
- HS biết được đặc điểm,tác dụng và cách sử dụng ,bảo quản những vật liệu ,dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt khâu ,thêu .
- Biết cách và thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ 
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động .
II.Đồ dùng dạy học 
- Bộ đồ dùng cắt khâu thêu 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1/ Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
2/Bài mới :
 a.Giới thiệu bài 
 b. Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu ,thêu 
 * Vải: 
 Cho HS đọc nội dung a(SGK) và quan sát màu sắc hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải 
HD HS chọn vải để học khâu thêu :Vải trắng ,hoặc vải màu không dùng vải sa tanh ...
 * Chỉ. 
- Gọi HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 
 Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo 
 Hướng dẫn hs quan sát h2 (SGK) và gọi hs trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải ,so sánh sự giống , khác nhau giữa kéo cắt vải và keo cắt chỉ 
 Hoạt động 3: GVhướng dẫn hs quan sát , nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
- Thước may :Dùng để đo vải , vạch dấu trên vải 
- Thước dây : Được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm dùng để đo các số đo trên cơ thể...
- Khung thêu ... iá trị của biểu thức 
 5
 7
 6
 0
8.c
7+3.c 
(92-c)+81
 66>c+32
 40
 28
 167
 42 
 Bài 4: 
 - Học sinh đọc đề và làm vào VBT 
 H: Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào ?
 Đ:Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy cạnh nhân với 4 .
 - Hãy tính chu vi hình vuông với : a = 3cm , a = 5dm , a = 8m 
 Với a = 3cm thì p = 3 .4 = 12cm ,
 Với a = 5dm thì p = 5. 4 = 20 dm 
 Với a = 8m thì p = 8.4 =32m 
 - GV thu 1 số bài chấm 
3.Củng cố-Dặn dò: 
 - Cho HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập 2d 
 - Nhận xét tiết học .
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 Âm nhạc 
Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc
đã học ở lớp 3
 I. Mục tiêu ;
- HS ôn tập và nhớ lạimột số bài hát đã học ở lớp 3 
- Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học 
- Hát đúng các bài hát đã học và ghi đúng các kí hiệu ghi nhạc 
- Giáo dục HS yêu thích âm nhạc 
II.Chuẩn bị :
GV.Nhạc cụ gõ 
HS .Sách âm nhạc 4bảng con ,phấn 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
2/.Bài mới 
 a . Giới thiệu bài 
 b. Bài mới
 * Nội dung 1
 GV chọn 3 bài hát cho HS ôn lại :Quốc ca, Bài ca đi học ,Cùng múa hát dưới trăng 
 +Tập hát kết hợp một số hoạt động nhưgõ đệm , vận động ...
 + Gọi hát ôn cá nhân
 * Nội dung 2
 Ôn tập một số kí hiệu âm nhạc 
 H: ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu âm nhạc nào ?
 Đ: Khuôn nhạc , khoá son 
 H: Em hãy kể tên các nốt nhạc, em biết những hình nốt nhạc nào ? 
 Đ: Nốt nhạc :đô ,rê , mi, la, son, la, si 
 Hình nốt nhạc : Nốt trắng , nốt đen, nốt móc đơn dấu lặng đơn 
3/ Củng cố – Dặn dò
-Các em hát lại bài hát Quốc ca 
-Dặn HS về nhà tập ghi nốt nhạc và chuẩn bị tiết sau 
-Nhận xét tiết học .
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 Tập làm văn 
Nhân vật trong truyện
I/ Mục tiêu:
- Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện 
- Nhân vật trong truyện là người hay con vật, đồ vật nhân hoá tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghỉ của nhân vật. 
- Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to ,kẻ sẵn bảng (đủ dùng cho 4 nhóm HS),Bút dạ .
- Tranh minh hoạ câu chuyện 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1 / Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 - Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
 - Gọi 2HS kể lại ccâu chuyện đã giao ở tiết trước .
 - GV nhận xét và cho điẻm học sinh .
 2/ .Dạy học bài mới 
 a . Giới thiệu bài 
 b.Tìm hiểu ví dụ 
 Bài 1.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
 H: Các em vừa học những câu chuyện noà ?
 Đ: Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ Ba Bể 
 - GV chia lớp thành nhiều nhóm, phát giấy và yêu cầu HS hoàn thành 
 - Các nhóm làm việc 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Lời giải :
 Tên truyện 
 Nhân vật là người 
Nhân vật là vật (Con vật đồ vật ,cây cối .)
Sự tích hồ Ba Bể
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
- Hai mẹ con bà nông dân bà cụ ăn xin
-Những người dự lễ hội 
 -Giao Long 
Dế Mèn 
Nhà Trò 
Bọn Nhện
H: Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
TL: Nhân vật trong truyện có thể là người hay con vật . 
Bài 2: 
- Gọi Hs đọc yêu cầu trong SGK 
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi 
- Gọi Hs trả lời câu hỏi 
 + Dế Mèn có tính cách: Khẳng khái, thương người, ghét áp bức, bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu .
 + Căn cứ vào hành động : “ Xoè cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi ” và lời nói “ Em đừng sợ... hiếp yếu”
 + Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn. 
 + Cắn cứ vào việc làm: Cho bà cụ ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cách giúp người bị nạn chèo thuyền cứu giúp dân làng.
 H: Nhờ đâu em biết tính cách của nhân vật ? 
 Đ:nhờ hành động, lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
 d .Ghi nhớ : Gọi 2HS đọc phần ghi nhớ 
 Hãy lấy VD về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được nghe hoặc học 
 VD: Rùa và Thỏ 
 Ngựa con trong truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”
 e .Luyện tập 
Bài 1. 
- Gọi hs đọc nội dung .
H: Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào ?
Đ: Có các nhân vật: Ni -ki -ta, Gô sa, Chi- om - ca, Bà Ngoại .
H:Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau? .
Đ:Ba anh về khuôn mặt giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại khác nhau.
 + Ni -ki -ta ham chơi , không nghỉ tới người khác .
 + Gô-sa hơi láu hắt những mẫu bánh mì xuống đất 
 + Chi-om-ca thì biết giúp bà và nghĩ đến chim bồ câu .
 Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- H: Nếu là người biết quan tâm đến ngươi khác bạn nhỏ sẽ làm gì 
- Đ: bạn nhỏ sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi bụi và bẩn trên quần áo của em, xin lỗi em, dỗ em bé nín khóc, đưa em bé về lớp (hoặc về nhà )rủ em cùng chơi trò chơi khác 
- H: Nếu là người không biết quan tâm em nhỏ sẽ làm gì ? TL: Em nhỏ sẽ chạyđể tiếp tục nô đùa ,cứ vui chơi không để ý gì đến em bé cả 
- GV chia lớp làm 2nhóm ,yêu cầu mỗi nhóm kể theo 1hướng - GV +HS nhận xét về 2 nhóm kể chuyện.
 3.Củng cố _Dặn dò :
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ .
- Nhắc nhở HS luôn quan tâm đến người khác 
- Nhận xét tiết học .
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 Sinh hoạt 
 Sinh hoạt lớp tuần 01
I. Mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình hoạt động tuần 1 và đề ra phương hướng tuần 2 
- Rèn thói quen tự đánh giá bản thân của rừng cá nhân .
 - Giáo dục HS đoàn kết, biết thương yêu giúp đỡ bạn, thực hiện tốt nội quy trường lớp .
II.Chuẩn bị :
- Nội dung sinh hoạt 
- Tư đánh giá bản thân mình 
III.Các hoạt động dạy học trên lớp .
 1/ Nhận xét tuần qua:
 * ưu điểm: 
	Các em đã rthực hiện buổi khai giảng nghiêm túc.
	Đi học đúng giời, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	Đến lớp đây đủ. Chuẩn bị dụng cụ học tập tương đối tốt.
	Tham gia lao động dọn vệ sinh, trường lớp sạch sẽ.
	Đã có ý thức tốt trong học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	Tham gia trực nhật đúng theo sự phân công.
	Các em ngoan, lễ phép.
 * Tồn tại: Một số em chữ viết còn xấu
 2/ Những công việc tuần tới:
	Đi học chuyên cần đúng giời, ra vào lớp đúng nội qui.
	Tích cực hơn nữa trong học tập
	Giữ gìn sách vở sạch sẽ.
	Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập
	Rèn chữ viết đẹp hơn.
	Giữ gìn vệ sinh , tác phong thật tốt khi đi học.
	Tham gia lao động theo sự phân công , nghiêm túc đầy đủ.
 3/ Lớp sinh hoạt văn nghệ.
An toàn giao thông
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức :HS biết thêm 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.HS hiểu ý nghĩa tác dụng tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông đường bộ 
 2.Kỹ năng :
 HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học , gần nhà hoặc thường gặp 
 3.Thái độ :Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo .Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông 
II.Chuẩn bị :
 23 biển báo hiệu 
 Quan sát trên đường đi .
III.Các hoạt động chính 
 Hoạt động 1: Ôn và giới thiệu bài mới 
 1. Mục tiêu 
 HS hiểu nội dung các biển báo hiệu thông dụng 
 Nhớ lại ý nghĩa của 11 biển báo hiệụ đã học 
 HS có ý thức thực hiện theo quy định của biển báo hiệu khi đi đường 
 2. Cách tiến hành 
 - GV:Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn ,trên đường phố người ta đặt những cột biển báo hiệu GT 
 - GV gọi 2-3 em lên bảng và yêu cầu HS dán bảng vẽ về biển báo hiệu mà các em đã nhìn thấy cho cả lớp xem ,nói tên biển báo hiệu đó và em nhìn thấy ở đâu 
 - GV nhắc lại ý nghĩa các biển báo hiêụ ,nơi thường gặp các biển báo này 
 Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung biển báo mới .
1. Mục tiêu :
 - HS biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu mới trong các nhóm biển báo đã học 
 - Củng cố nhận thức về đặc điểm hình dáng các loại biển báo hiệu 
2.Cách tiến hành 
 - GV đưa ra biển báo mới :Biển số 110a, 122. 
 H: Em hãy nhận xét hình dáng , màu sắc , hình vẽ của biển ?
 Đ: Hình : Tròn 
 Màu : nền trắng viền màu đỏ
 Hình vẽ : màu đen
 - GVgiới thiệu đây là các biển báo cấm , ý nghĩa biểu thị những điều cấm ngươì đi đường phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đã báo. 
 GV: Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể cho biết nội dung cấm của biển là gì? 
 HS : Chỉ biển số 110a .Biển này có đặc điểm hình tròn , màu: Nền trắng ,viền màu đỏ , hình vẽ : Chiếc xe đạp. Chỉ điều cấm : Cấm xe đạp 
 GV giới thiệu các biển báo khác tương tự .
 3/ Củng cố _dặn dò :
- Cho HS nhắc lại các biển báo
 - Dặn HS phải chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 01 LOP 4doc.doc